MERCAPTOPURIN
CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC Chống chỉ định: mức độ
Chống chỉ định: mức độ 4
Trẻ em/trẻ bú mẹ: Chống chỉ định với trẻ dưới 15 tuổi vì chưa thử nghiệm. Các trường hợp khác: Quá mẫn với thuốc.
Cân nhắc nguy cơ/lợi ích: mức độ 3
Thời kỳ cho con bú: Methadon qua được sữa mẹ. Methadon trong sữa có thể tránh cho
đứa trẻ mới sinh các hậu quả cai ma tuý đột ngột.
Thời kỳ mang thai: Methadon qua hàng rào nhau thai. Phải cân nhắc thật chính xác tương
quan nguy cơ/lợi ích đối với mẹ và con. Nhiều khi phải dùng liều cao hơn bình thường trong thời kỳ mang thai. Cần có những biện pháp đối với trẻ mới sinh để tránh các tác dụng của cai thuốc đột ngột.
Suy hô hấp: Nguy cơ tăng ức chế hô hấp. Cấm dùng khi suy hô hấp nặng. Thận trọng khi dùng: mức độ 2
Hen; tiểu đường; suy gan; suy thận; phì đại tuyến tiền liệt; người bệnh cao tuổi: Do
các tác dụng không mong muốn của methadon.
Các trường hợp khác: Suy tuyến thượng thận. Giảm năng giáp. TƯƠNG TÁC THUỐC
Phối hợp nguy hiểm: mức độ 4
Chất chủ vận của morphin
Phân tích: Tương tác dược lực. Hiệp đồng các tác dụng của hai thuốc cùng họ.
Xử lý: Tránh dùng thêm một chất chủ vận morphin cho người bệnh đang cai nghiện
ma tuý.
Chất chủ vận đối kháng morphin
Phân tích: Với các chất chủ vận đối kháng morphin (kiểu Temgesic), phải chú ý đến
giảm tác dụng giảm đau do phong bế cạnh tranh các thụ thể morphin.
Cân nhắc nguy cơ / lợi ích: mức độ 3
Hydantoin
Phân tích: Hydantoin làm giảm tác dụng của methadon. Người bệnh dùng methadon
dài hạn có thể xuất hiện triệu chứng cai thuốc. Nguyên nhân có thể do hydantoin làm tăng sự chuyển hoá và thanh lọc methadon.
Xử lý: Phải tăng liều methadon khi điều trị cùng với hydantoin.
Thuốc ức chế enzym phiên mã ngược không nucleosid (NNRT inhibitors)
Phân tích: Các chất ức chế NNRT làm tăng chuyển hoá methadon ở gan qua xúc tác
của CYP3A4, nên tác dụng của methadon bị giảm, thể hiện qua sự xuất hiện các triệu chứng cai thuốc.
Xử lý: Khi bắt đầu dùng liệu pháp thuốc ức chế enzym phiên mã ngược không
nucleosid như Efavirenz, Nevirapin, thì phải dự kiến trước việc tăng liều methadon. Theo dõi sự xuất hiện các triệu chứng cai nghiện, và khi ngừng dùng các chất ức chế NNRT, phải theo dõi các dấu hiệu quá liều methadon. Hiệu chỉnh liều methadon khi cần.
Ritonavir
Phân tích: Ritonavir có ái lực mạnh với isoenzym 3A4 của các cytochrom P450: có nguy cơ cạnh tranh mạnh giữa ritonavir với các thuốc bị hay nghi ngờ bị chuyển hoá bởi isoenzym này. Cạnh tranh này làm giảm chuyển hoá, vì vậy có nguy cơ tăng đáng kể nồng độ của chúng trong huyết tương. Có nguy cơ an thần rất mạnh và suy hô hấp nặng. Tương tác dược động học về chuyển hoá.
Xử lý: Theo dõi chặt chẽ người bệnh về xuất hiện các tác dụng độc, và nếu cần, giảm
liều methadon.
Rượu
Phân tích: Tăng cường tác dụng an thần của rượu do tăng tác dụng ức chế hệ thần
kinh trung ương.
Xử lý: Tránh kê đơn các thuốc dùng rượu làm tá dược. Khuyên không nên uống rượu
trong quá trình cai nghiện, nhất là với người lái xe và người đứng máy. Khuyên không nên dùng các chế phẩm có rượu.
Tương tác cần thận trọng: mức độ 2
Citalopram
Phân tích: Tăng nồng độ methadon trong huyết tương: Có nguy cơ quá liều.
Xử lý: Theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tương và theo dõi xuất hiện các dấu hiệu
quá liều (ngủ gà, lú lẫn...). Giảm liều khi cần.
Griseofulvin
Phân tích: Tăng chuyển hoá ở gan do cảm ứng enzym, kéo theo giảm hoạt tính
griseofulvin.
Xử lý: Phải tính tới nguy cơ này để hiệu chỉnh liều lượng của hai thuốc, nếu cần phối
hợp thuốc. Tầm quan trọng của tương tác này còn cần phải xác định thêm.
Rifabutin; rifampicin
Phân tích: Tương tác dược động học về chuyển hoá thuốc, gây giảm nồng độ
methadon trong huyết tương và nguy cơ xuất hiện hội chứng cai nghiện.
Xử lý: Tăng số lần dùng methadon, khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày, thay cho một lần
Thuốc an thần kinh khác nhau
Phân tích: Tăng nguy cơ ức chế hệ thần kinh trung ương.
Xử lý: Nguy cơ an thần, gây buồn ngủ đặc biệt nguy hiểm đối với người lái xe và
người đứng máy. Khuyên không dùng đồ uống, hoặc thuốc có rượu, đặc biệt với người lái xe và người đứng máy.
Thuốc chống loét kháng H2 kiểu cimetidin
Phân tích: Tương tác dược động học do ức chế enzym. Có nguy cơ quá liều, nguy
cơ suy hô hấp. Tương tác này cần khẳng định thêm.
Xử lý: Tương tác này đòi hỏi phải cảnh giác. Người bệnh khó thở chứng tỏ quá liều
methadon: điều trị bằng naloxon nếu cần (ở cơ sở chuyên khoa).
Thuốc gây acid hoá nước tiểu
Phân tích: Thuốc gây acid hoá nước tiểu làm tăng sự thanh lọc methadon ở thận do
tăng sự ion hoá của thuốc.
Xử lý: Có thể tận dụng tương tác này khi dùng methadon quá liều.
Zidovudin
Phân tích: Các thuốc này làm tăng nồng độ zidovudin huyết tương, do giảm chuyển
hoá zidovudin.
Xử lý: Giảm liều zidovudin. Theo dõi các tác dụng không mong muốn của zidovudin
(theo dõi huyết học và lâm sàng).
Tương tác cần theo dõi: mức độ 1
Amineptin; baclofen; barbituric; benzamid; benzodiazepin; butyrophenon; carbamat hoặc thuốc tương tự; carbamazepin; chất ức chế hệ thần kinh trung ương khác nhau; clonidin hoặc thuốc tương tự; dextropropoxyphen; fluoxetin; fluvoxamin; gluthetimid hoặc thuốc tương tự; interferon alpha tái tổ hợp; kháng histamin kháng H1 an thần; medifoxamin; oxaflozan; paroxetin; phenytoin; procarbazin; reserpin; thuốc chống động kinh không barbituric; thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc thuốc tương tự
Phân tích: Tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương kèm theo an thần mạnh,
đặc biệt có hại đối với người lái xe và người đứng máy.
Xử lý: Bác sĩ kê đơn phải lưu ý đến tác dụng an thần mạnh này để cho người bệnh
những lời khuyên thích hợp: không lái xe, không vận hành máy móc tự động đòi hỏi phải tỉnh táo theo dõi, thông báo cho người xung quanh biết nguy cơ.
Primidon hoặc dẫn chất
Phân tích: Tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, kéo theo tăng tác dụng an
thần. Tương tác dược lực.
Xử lý: Nếu cần phối hợp thuốc, phải tính tới nguy cơ này để điều chỉnh liều lượng hai
thuốc. Phải nghĩ tới giảm tỉnh táo ở người lái xe và người đứng máy. Khuyên không dùng rượu và các chế phẩm có rượu.