NIRIDAZOL Thuốc tổng hợp chống bệnh sán máng

Một phần của tài liệu Tương tác thuốc Phần 4 (Trang 61 - 63)

Thuốc tổng hợp chống bệnh sán máng CÁC THUỐC TRONG NHÓM NIRIDAZOL viên nén 100 mg; 500 mg Ambilhar viên nén 100 mg; 500 mg CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC Chống chỉ định: mức độ 4

Suy gan: Suy gan làm chậm dị hoá niridazol, gây tăng nồng độ trong máu, tạo thuận lợi cho

xuất hiện các rối loạn thần kinh tâm thần (kích động, hoang tưởng, ảo giác, kích thích tâm thần, co giật dạng động kinh).

Cân nhắc nguy cơ/lợi ích: mức độ 3

Thời kỳ mang thai: Vì độc tính toàn thân, niridazol được coi có tiềm năng gây nguy hiểm

cho phôi.

Trường hợp khác: Tăng áp lực tĩnh mạch cửa, kể cả ở người bệnh sán máng, trầm cảm, lú

lẫn, co giật.

Cần theo dõi: mức độ1

Thiếu hụt G6DP: Xuất hiện thiếu máu tan máu ở người thiếu hụt G6DP.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Cân nhắc nguy cơ / lợi ích: mức độ 3

Tacrin

Phân tích: Nguy cơ tăng độc tính với gan.

Xử lý: Nếu cần, tăng cường theo dõi gan. Tránh các phối hợp có nguy cơ ở người

bệnh cao tuổi.

Tương tác cần thận trọng: mức độ 2

Azathioprin; carmustin hoặc dẫn chất; dantrolen; doxorubicin hoặc dẫn chất; griseofulvin; isoniazid hoặc thuốc tương tự; mercaptopurin; methotrexat; methyldopa; progabid; rifampicin; thuốc chống nấm dẫn xuất imidazol; vàng

Phân tích: Phối hợp hai thuốc cùng có độc tính với gan. Cũng có cả độc thần kinh

của niridazol. Nguy cơ xuất hiện co giật, rối loạn tâm thần và độc với gan khi phối hợp thuốc.

Xử lý: Khi phối hợp hai thuốc độc với gan, theo dõi chặt chẽ chức năng gan (ASAT,

ALAT, phosphatase kiềm, bilirubin) hoặc hoãn một trong hai liệu pháp. Xác minh là người bệnh không uống rượu thường xuyên và không có tiền sử viêm gan virus. Các triệu chứng lâm sàng chính không đặc hiệu: buồn nôn, sốt, vàng da... Nếu thấy đồng thời ban da, ngứa và hạch to thì hướng về bệnh căn do thuốc. Căn cứ kết quả các xét nghiệm sinh học, phân biệt rõ nguy cơ xuất hiện viêm gan tiêu tế bào có tính không phục hồi với viêm gan ứ mật hồi phục được khi ngừng điều trị.

Interleukin 2 tái tổ hợp

Phân tích: Mục tiêu chính là điều trị ung thư biểu mô dạng tuyến của thận. Interleukin

cũng độc với gan. Như vậy là phối hợp hai thuốc có tiềm năng độc với gan.

Xử lý: Điều trị này chỉ có thể tiến hành ở cơ sở chuyên khoa. Dùng interleukin cần

phải theo dõi thường xuyên. Trường hợp này nên cân nhắc tuỳ theo tình trạng chung của người bệnh. Khi phối hợp hai thuốc độc với gan, theo dõi chặt chẽ chức năng gan (ASAT, ALAT, phosphatase kiềm, bilirubin) hoặc hoãn một trong hai liệu pháp nếu có thể.

Paracetamol

Phân tích: Paracetamol dùng dài ngày với liều cao trên 6g/ngày (theo cân nặng) có

thể độc với gan (viêm gan tiêu tế bào). Khi phối hợp với một thuốc khác độc với gan, nguy cơ độc với gan tăng lên.

Xử lý: Khi phối hợp hai thuốc độc với gan, theo dõi chặt chẽ chức năng gan (ASAT,

ALAT, phosphatase kiềm, bilirubin) hoặc hoãn một trong hai liệu pháp, nếu có thể. Xác minh là người bệnh không uống rượu thường xuyên, và không có tiền sử viêm gan virus. Các triệu chứng lâm sàng chính không đặc hiệu: buồn nôn, sốt, vàng da. Nếu thấy đồng thời ban da, ngứa, và hạch to thì hướng về bệnh căn do thuốc. Căn cứ kết quả các thử nghiệm sinh học, phân biệt rõ nguy cơ xuất hiện viêm gan tiêu tế bào có tính không phục hồi và viêm gan ứ mật hồi phục được khi ngừng điều trị.

Một phần của tài liệu Tương tác thuốc Phần 4 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w