QUININ HOẶC THUỐC TƯƠNG TỰ

Một phần của tài liệu Tương tác thuốc Phần 4 (Trang 163 - 169)

Alcaloid của quinquina, được dùng vì các tính chất chống sốt rét và hạ sốt

CÁC THUỐC TRONG NHÓM

MEFLOQUIN viên nén 250 mg Lariam viên nén 250 mg

QUININ ETYLCARBONAT gói thuốc bột Euquimol gói thuốc bột

Mequinol gói thuốc bột

QUININ HYDROCHLORID ống tiêm 25 %; 0,5 g Quinoserum ống tiêm 0,5 g

Quinin dihydrochlorid ống tiêm 25 % QUININ SULFAT nang 250 mg; viên bao

Analgin quinin viên bao Quinin sulfat nang 250 mg Mekoquinin nang

CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐCChống chỉ định: mức độ 4 Chống chỉ định: mức độ 4

Rối loạn dẫn truyền tâm thất, quá mẫn cảm với thuốc. Cân nhắc nguy cơ/lợi ích: mức độ 3

Thiếu hụt glucose 6 phosphat deshydrogenase (G6PD): Quinin gây thiếu máu tan máu ở người thiếu G6PD hồng cầu.

Nhược cơ: Nguy cơ nặng thêm chứng nhược cơ, do tăng chẹn thần kinh- cơ. Thận trọng: mức độ 2

Thời kỳ có thai: Với liều cao (mục đích làm xảy thai), có nguy cơ đối với sự phát triển của

thai. Đã có thông báo giảm tiểu cầu ở thai nhi và người mẹ, khi dùng vào cuối thai kỳ. Các dị dạng về mắt và tai đã gặp có lẽ không liên quan đến quinin (không có tương quan về tần số với các vùng có sốt rét).

Bệnh về máu: Nguy cơ ban xuất huyết, giảm tiểu cầu. Cần theo dõi : mức độ 1

Suy hô hấp; hen: Đặc biệt trong bệnh hen. TƯƠNG TÁC THUỐC

Phối hợp nguy hiểm: mức độ 4

Kháng histamin kháng H1 không an thần

Phân tích: Nguy cơ xuất hiện các rối loạn nhịp thất và đặc biệt xoắn đỉnh, do cộng

thêm các tác dụng điện sinh lý. Tương tác dược lực học.

Xử lý: Không kê đơn phối hợp này. Tìm cách thay thế thuốc.

Natri valproat hay dẫn chất

Phân tích: Giảm nửa đời của valproat, kèm nguy cơ xuất hiện co giật khi phối hợp

với mefloquin (Lariam).

Xử lý: Chống chỉ định phối hợp này. Thay đổi cách điều trị.

Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: mức độ 3

Digoxin

Phân tích: Quinin làm tăng nồng độ của digoxin trong huyết thanh, do đó độc tính của

thuốc tăng. Cơ chế là quinin làm giảm độ thanh lọc của digoxin qua mật.

Xử lý: Theo dõi sự tăng nồng độ digoxin trong huyết thanh và sự xuất hiện các dấu

hiệu nhiễm độc digoxin ở người bệnh. Có thể phải giảm liều digoxin nếu cần thiết.

Succinylcholin

Phân tích: Quinin làm tăng thời gian phong bế thần kinh-cơ do succinylcholin gây ra.

Cơ chế là quinin làm giảm hoạt độ cholinesterase trong huyết tương, làm cho tốc độ chuyển hoá succinylcholin giảm.

Xử lý: Phải rất thận trọng khi dùng phối hợp thuốc này.

Thuốc gây thư doãi cơ không khử cực

Phân tích: Quinin làm tăng tác dụng của các thuốc gây thư doãi cơ không khử cực,

có thể do hiệp đồng các tác dụng dược lý.

Xử lý: Cần theo dõi liên tục chức năng thần kinh-cơ khi dùng phối hợp thuốc này, và

dùng biện pháp hỗ trợ hô hấp bằng máy tự động nếu cần.

Vàng

Phân tích: Nguy cơ tăng tổn hại các dòng tế bào máu (suy tủy).

Xử lý: Cần theo dõi về huyết học ở những người bệnh có nguy cơ khi phối hợp.

Tương tác cần thận trọng: mức độ 2

Amphotericin B

Phân tích: Phối hợp amphotericin B tiêm với các thuốc khác độc với tủy đòi hỏi hết sức

thận trọng. Nguy cơ thiếu máu hay các rối loạn khác về huyết học.

Xử lý: Trong điều kiện cần phối hợp, nên theo dõi chặt chẽ huyết đồ và nếu cần, tiến

Phenicol

Phân tích: Nguy cơ làm tổn hại thêm các dòng tế bào máu (suy tủy). Xử lý: Phối hợp cần được theo dõi về huyết đồ ở người bệnh có nguy cơ.

Thuốc chống đông máu

Phân tích: Quinin có thể làm hạ prothrombin máu, có thể tăng thêm tác dụng chống

đông máu của heparin và nhiều thuốc khác như warfarin. Quinin còn ức chế sinh tổng hợp các yếu tố đông máu ở gan.

Xử lý: Có thể bổ sung vitamin K cho người bệnh. Tăng cường theo dõi sinh học và nếu

cần, điều chỉnh liều dùng của thuốc chống đông máu trong và sau khi điều trị bằng quinin. Báo cho y tá về nguy cơ đối với dạng thuốc tiêm.

Rifampicin

Phân tích: Tăng chuyển hoá ở gan do cảm ứng enzym kéo theo giảm hoạt tính của

quinin (và thuốc tương tự). Điều chỉnh liều dùng. Theo dõi cẩn thận các nồng độ trong huyết tương nếu cần và hãy cảnh giác khi ngừng điều trị.

Xử lý: Lưu ý nguy cơ này để điều chỉnh liều dùng của hai thuốc, nếu cần phối hợp.

Tương tác cần theo dõi: mức độ 1

Thuốc chẹn beta

Phân tích: Vì nguy cơ nhịp tim chậm (đã có thông báo với mefloquin).

Xử lý: Nếu cần phối hợp, nên cân nhắc tương quan nguy cơ/lợi ích ở người bị tăng

huyết áp hay đau thắt ngực. Nếu dùng thuốc chẹn beta lần đầu, nên chọn một thuốc chẹn beta có hoạt tính cường giao cảm nội tại. Việc dùng mefloquin thường là tạm thời. Báo cho người bệnh về nguy cơ, đặc biệt là người bệnh cao tuổi. Phải theo dõi đều đặn người bệnh.

QUINOLON

Kháng sinh diệt khuẩn. Sparfloxacin là một fluoroquinolon, thuộc một nhóm riêng

CÁC THUỐC TRONG NHÓM

ACID NALIDIXIC viên nén 500 mg; 1g Naligram viên nén 500 mg Negram forte viên nén 1g Nevamycin viên nén 500 mg Urodic viên nén 500 mg CINOXACIN viên nén bao 500 mg

Cinoxacin Denk 500 viên nén bao 500 mg

CIPROFLOXACIN viên nén 250 mg; 500 mg; 750 mg; dung dịch tiêm 100 mg/50 mL; dung dịch nhỏ mắt 0,3%x 5mL; viên nén bao 250 mg

C-Flox viên nén 500 mg

Ciprobay viên nén 250 mg; 500 mg; 750 mg Ciplox 500 viên nén 500 mg

Ciproquin viên nén 500 mg

Ciplox dung dịch nhỏ mắt 0,3% x 5mL Lyproquin viên nén 250 mg; 500 mg Opecipro viên nén bao 250 mg Sepratis viên nén bao 500 mg FLUMEQUIN viên nén 400 mg

Apurone viên nén 400 mg

NORFLOXACIN viên nén 400 mg; 800 mg; viên nén bao phim 400 mg; dung dịch nhỏ mắt 0,3%

Anquin viên nén 400 mg ; 800 mg

Chibroxin dung dịch nhỏ mắt 0,3% x 5mL Negaflox viên nén bao phim 400 mg

Norbactin dung dịch nhỏ mắt 3 mg/mL x 5 mL Quinolox viên nén 400 mg

Urobacid viên nén 400 mg

OMEFLOXACIN viên nén 400 mg; dung dịch nhỏ mắt 3 mg/ mL Lomaday viên nén 400 mg

Okacin dung dịch nhỏ mắt 3 mg/mL x 5 mL

OFLOXACIN viên nén 100 mg; 200 mg; dịch truyền 200 mg/100mL; dung dịch nhỏ mắt 3 mg/mL x 10 mL; mỡ tra mắt 3 mg/g; viên bao 200 mg

Cilox viên bao phim 200 mg Effexin viên nén 200 mg Oflocet viên bao 200 mg

Oflocet dung dịch tiêm truyền 200 mg/100 mL Oflocet viên nén 200 mg

Ofus viên nén 200 mg

Oflovid mỡ tra mắt 3mg/g; dung dịch nhỏ mắt 3 mg/mL Sudo-Ofloxacin viên nén 200 mg

Zanocin viên nén 100 mg; 200 mg; dịch truyền 200 mg/100mL; dung dịch nhỏ mắt 3 mg/mL x 10 mL

PEFLOXACIN viên nén 400 mg ; dung dịch tiêm 400 mg/125 mL ; 400 mg/5mL ; 400 mg/100 mL; viên nén bao phim 400 mg

Peflacine viên nén 400 mg

Peflacine dung dịch tiêm 400 mg/125 mL ; 400 mg/5mL Peflacine monodose viên nén bao phim 400 mg

Pelox 400 dung dịch tiêm 400 mg/100 mL Peflox 400 viên nén 400 mg

CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC

Cân nhắc các nguy cơ/lợi ích: mức độ 3

Thiếu hụt glucose- 6- phosphat deshydrogenase (G6PD): Các quinolon gây ra các cơn

tan máu cấp, trong trường hợp thiếu G6PD ở hồng cầu.

Trẻ em – trẻ còn bú : Sự chưa trưởng thành của gan ở trẻ còn bú, dẫn đến chậm bất hoạt,

do chưa tạo được liên hợp glucuronic. Thêm nữa, các tổn thương vĩnh viễn ở sụn tiếp hợp đã được mô tả.

Thời kỳ mang thai: Không được dùng các quinolon cho phụ nữ mang thai tới kỳ sinh đẻ (có

thể xảy ra ở trẻ sơ sinh nhiễm acid chuyển hoá nặng sau khi người mẹ được điều trị với acid nalidixic). Do không chứng minh được tác dụng của các quinolon chỉ giới hạn ở ADN vi khuẩn, phải tránh dùng những thuốc này trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Trường hợp khác: Quá mẫn với quinolon; tiền sử bệnh gan với một fluoroquinolon. Cần theo dõi: mức độ 1

Động kinh: Acid nalidixic có thể gây co giật. Suy gan: Do chậm bất hoạt.

Suy thận: Do quinolon thải chủ yếu qua thận. TƯƠNG TÁC THUỐC

Tương tác cần thận trọng: mức độ 2

Didanosin

Phân tích: Nguy cơ giảm hiệu quả, đặc biệt đã mô tả với các fluoroquinolon sau đây:

ciprofloxacin và ofloxacin. Qua các hiện tượng tạo phức trong ống tiêu hoá giữa các fluoroquinolon và các ion magnesi và nhôm có trong các tá dược dạng thuốc uống didanosin, nên có sự giảm nồng độ trong huyết tương của ciprofloxacin và ofloxacin.

Xử lý: Dùng các fluoroquinolon trước khi uống didanosin 2 giờ hoặc sau 6 giờ.

Sắt

Phân tích: Các quinolon nói chung và các fluoroquinolon nói riêng dùng đường uống,

tạo phức với các cation hoá trị 2 hay 3 như nhôm, magnesi, calci, sắt và kẽm. Nhất thiết phải tôn trọng khoảng cách hơn 2 giờ giữa các lần dùng hai thuốc. Cần theo dõi.

Xử lý: Tương tác phải lưu ý và khuyên người bệnh giữ khoảng cách uống giữa hai

thuốc ít nhất 2 giờ.

Sucralfat

Phân tích: Giảm hấp thu đã được mô tả với ciprofloxacin, norfloxacin và lomefloxacin

khi phối hợp với sucralfat.

Xử lý: Khuyên người bệnh tôn trọng khoảng cách 2 giờ giữa các lần uống hai thuốc.

Theophylin hoặc các dẫn chất

Phân tích: Tăng nửa đời của theophylin, có thể do ức chế cạnh tranh ở vị trí gắn trên

cytochrom P450 (đặc biệt với ciprofloxacin, enoxacin, norfloxacin và pefloxacin). Tăng nồng độ các thuốc trên trong huyết thanh và tăng độc tính thần kinh của xanthin.

Xử lý: Theo dõi lâm sàng và điều chỉnh liều dùng tùy theo nồng độ theophylin trong

huyết thanh, trong và sau khi ngừng điều trị quinolon. Cũng có thể tuỳ theo nguy cơ quá liều theophylin mà thay đổi chiến lược điều trị kháng sinh.

Thuốc uống kháng acid hoặc than hoạt

Phân tích: Các quinolon nói chung và các fluoroquinolon nói riêng, sử dụng bằng

đường uống, tạo phức với các cation hoá trị 2 và 3 như nhôm, magnesi, calci, sắt và kẽm.

Xử lý: Phải uống hai thuốc cách nhau ít nhất 2 giờ. Cần nhắc lại là các kháng acid

Thuốc uống chống đông máu kháng vitamin K

Phân tích: Do liên kết mạnh với protein huyết tương, quinolon có thể đẩy các thuốc

kháng vitamin K khỏi vị trí liên kết với protein huyết tương, đặc biệt với acenocoumarol (Sintrom). Nguy cơ chảy máu.

Xử lý: Theo dõi nồng độ prothrombin hay tỷ lệ chuẩn hoá quốc tế INR và điều chỉnh

liều dùng thuốc uống chống đông máu lúc bắt đầu, trong và 8 ngày sau khi ngừng điều trị quinolon.

Thức ăn (sữa)

Phân tích: Làm giảm tác dụng dược lý của quinolon. Tương tác nhanh. Cơ chế làm

giảm hấp thu quinolon

Xử lý: Nếu không thể tránh uống sữa được, thì nên kéo dài khoảng cách giữa uống

sữa và quinolon càng xa càng tốt.

Tương tác cần theo dõi với mức độ 1

Cafein

Phân tích: Chuyển hoá cafein ở gan và độ thanh lọc cafein có thể bị giảm (giảm dị

hoá cafein), như vậy làm tăng nguy cơ kích thích hệ thần kinh trung ương.

Xử lý: Tương tác này đã được mô tả, với mức độ khác nhau, một mặt với enoxacin

và acid pipemidic (phối hợp cần tránh), mặt khác với ciprofloxacin và norfloxacin (cần theo dõi). Hỏi người bệnh về mức uống cà phê và tùy theo mà khuyên họ giảm, thậm chí ngừng dùng trong khi điều trị bằng các fluoroquinolon.

Một phần của tài liệu Tương tác thuốc Phần 4 (Trang 163 - 169)