0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nguồn gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nhiệt, tiếng ồn và rung

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỆNH VIỆN DA LIỄU- TP.HCM (Trang 43 -43 )

rung

a) Khói thải do hoạt động của máy phát điện dự phòng

Trong quá trình hoạt động, bệnh viện chủ yếu sử dụng điện để thắp sáng và vận hành các thiết bị, máy móc chuyên khoa nên khi có sự cố về điện hoặc mất điện, bệnh viện sẽ sử dụng máy phát điện (công suất 300 KVA) để duy trì hoạt động.

Nguồn nhiên liệu cần cho hoạt động của máy phát điện là dầu DO. Khi máy phát điện hoạt động sẽ phát sinh ra khí thải, trong đó có các thành phần ô nhiễm bụi, SO2, SO3, NOx, CO, VOC.

Nhu cầu sử dụng dầu DO của máy phát điện dự phòng trong một giờ là 25 lít/giờ. Theo tài liệu hướng dẫn của Petrolimex – Tổng Công ty Xăng Dầu Việt Nam thì ta có những thông số sau:

 Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO : S = 0,5%

 Tỷ trọng của dầu: 0,85 tấn/m3 (khoảng 0,82 – 0,89 theo “Hướng dẫn sử dụng nhiên liệu – dầu – mỡ, trang 100” của Vũ Tam Huề – Nguyễn Phương Tùng).

Khối lượng dầu DO sử dụng trong một giờ: m = 25 lít/giờ x 0,85 tấn/m3 = 21,25 kg/giờ. Hệ số ô nhiễm do đốt dầu DO trong khí thải máy phát điện được trình bày trong Bảng 4.4 sau :

Bảng 4.4: Hệ số các chất ô nhiễm do sử dụng dầu DO (máy phát điện)

Chất ô nhiễm CO NOx SO2 SO3 Bụi VOC

Hệ số (g/tấn dầu) 1.140 5.010 10.400 280 369 415

(Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water, Land Pollution, Who, Geneva, 1993)

Trong quá trình đốt nhiên liệu, hệ số dư so với tỉ lệ hợp thức là 30%. Lượng khí thải thực tế sinh ra được tính theo công thức:

T d c b a Vt = × + × + × + × × 273 × 4 , 22 100 12 5 , 7 100 2 25 , 4 100 28 100 32 5 , 7 = 17,1 m3/kg nhiên liệu.

Nồng độ các chất ô nhiễm do đốt dầu DO được trình bày trong Bảng 4.5 sau :

Bảng 4.5: Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện trong một giờ

Chất ô nhiễm CO NOx SO2 SO3 Bụi VOC

Hệ số (g/tấn dầu) 1.140 5.010 10.400 280 369 415 Tải lượng (g/h) 24,225 106,463 221 5,95 7,84 8,82 Nồng độ (mg/m3) 38,45 169 350,8 9,44 12,44 14 TCVN 5939:2005 (cột B – mg/m3) 1.000 850 500 50 200 - Nhận xét

Qua kết quả tính toán cho thấy hầu hết nồng độ các chất ô nhiễm đều đạt TCVN 5939:2005, loại B.

b) Khí thải từ phương tiện giao thông vận chuyển

Phương tiện vận chuyển bao gồm xe cứu thương, xe hơi, xe gắn máy ra vào trong khuôn viên bệnh viện chủ yếu sử dụng nhiên liệu là xăng, dầu DO. Khi nhiên liệu bị đốt cháy sẽ phát sinh các chất ô nhiễm là: bụi, SO2, NO2, CO, VOC. Tuy nhiên, lượng xe được phép lưu thông trong bệnh viện rất ít nên tải lượng ô nhiễm từ nguồn này không đáng kể và không có khả năng gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng.

c) Ô nhiễm nhiệt

Khu vực dự án ít có khả năng phát sinh các nguồn gây ô nhiễm nhiệt. Tuy nhiên do điều kiện khí hậu tại khu vực dự án như đã phân tích ở trên là khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ không khí khá cao vào mùa khô, cường độ bức xạ mặt trời lớn nên cần có các biện pháp khống chế nguồn gây nhiệt độ vào các mùa nắng nóng. Ngoài ra, do kết cấu mái nhà bằng tôn, diện tích mái lớn, khả năng hấp thụ nhiệt cao nhưng đã được cách nhiệt nên hạn chế đáng kể ảnh hưởng của nguồn phát sinh nhiệt này.

d) Tiếng ồn và rung

Bệnh viện có thể nói là một trong những môi trường đòi hỏi độ yên tĩnh cao nhất, do đó các hoạt động bên trong bệnh viện luôn hướng tới việc giảm thiểu tiếng ồn đến mức thấp nhất có thể được, thậm chí ngay cả trong việc giao tiếp giữa cán bộ nhân viên bệnh viện và bệnh nhân, thân nhân thăm nuôi bệnh và giữa các thân nhân thăm nuôi bệnh với nhau. Điều này chẳng những là do cách tổ chức tốt và hoạt động theo lối cổ truyền của bệnh viện mà còn là nhận thức đúng đắn của hầu hết những người dân khi đặt chân đến bệnh viện từ xưa đến nay.

Mặc dù vậy, xét một cách tổng thể, hoạt động của bệnh viện vẫn có một số nguồn gây ra tiếng ồn với các mức ồn khác nhau. Các nguồn gây ồn điển hình nhất trong bệnh viện có thể kể là:

 Hoạt động của máy phát điện trong những trường hợp điện lưới quốc gia bị mất.

 Hoạt động của các phương tiện lưu thông được phép lưu hành trong bệnh viện nhưng chỉ ở những khu vực qui định (xe cứu thương, xe chở hàng hoá vào kho, xe ô tô…).

 Sự va chạm của các dụng cụ y khoa trên các xe đẩy chuyên dùng trong các khu điều trị bệnh và giữa các hành lang liên kết.

 Hoạt động của các máy móc thiết bị phục vụ cho các công trình phụ trợ (các loại máy bơm, máy thổi khí cho phục vụ cho trạm xử lý nước thải tập trung v.v…)

 Hoạt động của con người trong bệnh viện.

Các nguồn gây ồn kể trên, ngoại trừ nguồn từ máy phát điện và máy thổi khí, đều có mức độ ồn rất thấp và thực tế không gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường bên trong bệnh viện cũng như môi trường xung quanh. Riêng đối với các nguồn gây ồn từ máy phát điện 300 KVA và máy thổi khí sẽ là các vấn đề rất đáng quan tâm đối với chủ đầu tư.

Máy phát điện 300 KVA

Mặc dù thời gian vận hành máy phát thường rất ít (chỉ hoạt động khi điện lưới bị mất), nhưng khả năng gây ồn của máy khi hoạt động được dự báo là rất cao, không những ảnh hưởng đến môi trường bên trong bệnh viện mà còn có khả năng ảnh hưởng lan rộng đến các hộ dân cư sinh sống gần khu vực máy phát.

Thực tế điều tra khảo sát đối với những máy phát có công suất xấp xỉ với công suất máy phát dự kiến lắp đặt tại bệnh viện (300 KVA) cho thấy :

Cường độ ồn tại trung tâm nguồn phát (đặt máy trong nhà) dao động từ 96 – 99dBA.

Mức ồn sẽ giảm đi theo khoảng cách lan truyền so với trung tâm nguồn phát và thực tế cho thấy trong khoảng cự ly lan truyền 30m, mức ồn tại các điểm đo đều dao động từ 70 – 80 dBA, trong khoảng cự ly 500m là 68 – 76 dBA và trong khoảng cự ly 1000m là 60 – 62 dBA.

Trong những trường hợp buồng máy phát được cách âm và vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với khu dân cư ở khoảng cách chịu ảnh hưởng ≥ 30m.

Máy thổi khí

Đối với máy thổi khí, khả năng gây ồn cũng tương đối cao, tuy nhiên so với máy phát thì có phần giảm hơn đáng kể. Mặc dù vậy, dự án cũng cần phải có biện pháp chống ồn thích hợp cho nhà đặt máy thổi khí, máy bơm trong khu xử lý nước thải để đảm bảo độ yên tĩnh cao cho môi trường bệnh viện.

4.2.1.2 Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước

Nước thải bệnh viện bao gồm 02 nguồn : nước thải y tế và nước thải sinh hoạt.

a) Nước thải y tế

Nguồn gốc phát sinh

Nước thải y tế phát sinh từ các phòng khám, phòng phẫu thuật, phòng thí nghiệm, xét nghiệm và các khoa trong bệnh viện. Nước thải này chứa nhiều vi khuẩn, mầm bệnh, máu, các hóa chất, dung môi trong dược phẩm,… Ngoài ra, nguồn nước thải y tế còn phát sinh từ phòng thanh trùng dụng cụ y khoa với nhiệt lượng cao, từ nhà giặt tẩy,…

Thành phần và tính chất

Các chất gây ô nhiễm trong nước thải y tế bao gồm các chất hữu cơ, vi khuẩn, chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các chế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.

Việc sử dụng rộng rãi các chất tẩy rửa (chất hoạt động bề mặt) ở xưởng giặt của bệnh viện cũng tạo nguy cơ thực tế làm xấu đi mức độ hoạt động của công trình xử lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất hoạt động bề mặt trong nước thải làm xấu đi khả năng tạo huyền phù trong bể lắng và đa số vi khuẩn tụ tập lại trong bọt. Những chất tẩy rửa riêng biệt ảnh hưởng đến quá trình làm sạch sinh học nước thải : chất tẩy rửa anion tăng lượng bùn hoạt tính, chất tẩy rửa cation làm giảm hàm lượng bùn hoạt tính đi.

Điểm đặc thù của nước thải bệnh viện là sự lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt nguy hiểm là nước thải từ những bệnh viện chuyên các bệnh truyền nhiễm cũng như khoa lây nhiễm,… Những nguồn nước thải bệnh viện này là một trong những nhân tố cơ bản có khả năng lan truyền vào nước thải những tác nhân truyền nhiễm qua đường tiêu hóa và làm ô nhiễm môi trường. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thế dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước, qua các loại rau được tưới bằng nước thải.

Bảng 4.6: Thành phần và tính chất nước thải y tế trước khi xử lý

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích TCVN 5945 – 2005 (Loại B) 1 Nhiệt độ 0C 25 – 33 40 2 pH _ 6,0 – 8,5 5,5 – 9 3 CODTC mgO2/l 600 – 750 80 4 BOD5 mgO2/l 150 – 350 50 5 SS mg/l 180 – 290 100 6 Tổng Nitơ mg/l 20 – 40 30 7 PO43- mg/l 6 – 8 6 8 Coliform MPN/100ml 108 – 109 5000

(Nguồn: Tài liệu tham khảo do Nhật Anh cung cấp) Nhận xét : Nước thải y tế có tổng hàm lượng cặn lơ lửng (SS), cặn hữu cơ, nhu cầu oxy hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa hóa học (COD), hàm lượng nitơ, photpho,… vượt quá tiêu chuẩn cho phép của nguồn tiếp nhận từ 2 – 10 lần. Do vậy, nước thải cần phải được xử lý triệt để các thành phần gây ô nhiễm môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận nước.

Lưu lượng nước thải y tế

Số giường bệnh trung bình : 60 giường

Tiêu chuẩn nước sinh hoạt 1 giường bệnh : 250 lít/người/ngày.đêm

→ Lưu lượng nước thải y tế : Qyt = 60 giường x 250 lít/người/ngày.đêm = 15 m3/ngày.

b) Nước thải sinh hoạt của bệnh nhân và cán bộ nhân viên bệnh viện

Nguồn gốc phát sinh

Nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân và các cán bộ, công nhân viên đang điều trị và làm việc tại khoa và bệnh viện như tắm rửa, giặt giũ, nước từ các nhà bếp, canteen, nhà vệ sinh,… Loại nước thải này có chứa các chất cặn bã, dầu mỡ, các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, các hợp chất dinh dưỡng (N,P), vi khuẩn …

Bảng 4.7: Tải lượng ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt

Chất ô nhiễm Nồng độ chất ô nhiễm (mg/l) TCVN 5945 – 2005 (Loại B) Chưa xử lý Qua bể tự hoại

pH 5 – 9 5 – 7 6 – 9

BOD5 450 – 540 100 – 200 40

SS 700 – 1450 80 – 160 50

Nitrat (NO3-) 50 – 100 20 – 40 - Tổng coliform 106 -109 Giảm được 3000

(Nguồn : Xử Lý nước thải, Hoàng Huệ) Nhận xét : So sánh với tiêu chuẩn TCVN 5945 – 2005 (loại B) thì nước thải sau bể tự hoại thông thường không đạt tiêu chuẩn, do đó bệnh viện sẽ có biện pháp khống chế nguồn ô nhiễm này trước khi thải bỏ.

Lưu lượng nước thải sinh hoạt

Tổng số CBCNV : 50 người.

Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt cho 1 người : 100 lít/người/ngày.

→ Lưu lượng nước thải sinh hoạt từ CBCNV : Q1 = 50 người x 100 lít/người/ngày = 5m3/ngày.

Tổng số thân nhân thăm bệnh (ước tính) : 100 – 200 người

Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt cho 1 người : 50 lít/người/ngày.

→ Lưu lượng nước thải sinh hoạt từ thân nhân : Q2 = 200 người x 50 lít/người/ngày = 10m3/ngày.

→ Tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt : Qsh = Q1 + Q2 = 5 + 10 = 15 m3/ngày.

Vậy, tổng lưu lượng nước thải phát sinh : Q = Qyt + Qsh = 15 m3/ngày + 15 m3/ngày = 30 m3/ngày.

c) Nước mưa chảy tràn

Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tính chất ô nhiễm

Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ diện tích mặt bằng khuôn viên bệnh viện, trong quá trình chảy trên bề mặt có thể lôi kéo theo một số các chất bẩn, bụi…, tuy nhiên nước mưa chảy tràn có tính chất ô nhiễm nhẹ và được qui ước sạch cho nên được phép thoát trực tiếp vào hệ thống thoát nước khu vực.

Đặc trưng của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như hiện trạng quản lý chất thải rắn, tình trạng vệ sinh, hệ thống thu gom nước thải… Nồng độ

các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn ước khoảng 0,5 – 1,5 mgN/l, 0,004 – 0,03 mgP/l, 10 – 20 mg COD/l, 10 –20 mg TSS/l.

Lưu lượng nước thải mưa chảy tràn

Lưu lượng nước mưa chảy tràn được ước tính cho lượng mưa lớn nhất theo ngày như sau: Theo kết quả đo đạc của trạm thuỷ văn thì trung bình mỗi năm có 159 ngày mưa, trung bình mỗi tháng có 13,25 ngày mưa và mỗi ngày có 5,4 giờ mưa. Lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 300 mm.

Diện tích mặt bằng 4.764 m2, lưu lượng nước mưa thu gom được tính cho một ngày ngày mưa liên tục (1440 phút) là :

300 3.563,7m2 *

13.25*5.4*60 * 10-3 (m/ph) * 1440ph = 479 m3/ngày.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỆNH VIỆN DA LIỄU- TP.HCM (Trang 43 -43 )

×