Nguồn gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn và rung

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường bệnh viện da liễu- tp.hcm (Trang 34)

a) Bụi

Bụi phát sinh từ hoạt động xây dựng của dự án, hệ thống thoát nước mưa, thi công đường giao thông, tường rào, quá trình vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu :

 Các loại xe lưu thông trên đường làm tung bụi nhất là những đoạn đường chưa trải nhựa hoàn chỉnh. Theo tài liệu “Kỹ thuật đánh giá nhanh ô nhiễm môi trường” của WHO, có thể tính toán được rằng 01 chiếc xe tải có trọng tải 20 tấn chạy với tốc độ trung bình 25 km/h trên 01 km đường đất vào mùa khô sẽ làm tung lên 13.5 kg bụi.

 Những xe chở vật liệu xây dựng không có tấm phủ trên thùng chứa khi lưu thông làm rơi vãi đất đá, cát sỏi trên đường đi.

 Bụi từ dưới đất bị gió cuốn bay lên và phát tán ra các vùng xung quanh.

b) Khí thải

Khí thải phát sinh từ thiết bị thi công và phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu và chất thải xây dựng:

 Khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải, các máy móc sử dụng trên công trường chứa CO, NOx, SOx, CxHy, CO2, chất hữu cơ bay hơi và bụi. Tùy vào công suất sử dụng, tải lượng ô nhiễm có thể tính toán dựa trên các hệ số tải lượng ô nhiễm được trình bày trong bảng 4.1.

Bảng 4.1: Hệ số tải lượng ô nhiễm của khí thải từ các phương tiện giao thông

Khí thải

Hệ số tải lượng ô nhiễm (g/km) Động cơ < 1400 cc 1400 cc Động cơ 2000 cc Động cơ > 2000 cc Bụi 0.07 0.07 0.07 SO2 1.9 S 2.22 S 2.74 S NO2 1.64 1.87 2.25 CO 45.6 45.6 45.6 VOC 3.86 3.86 3.86

(Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh WHO)

 Khói hàn do gia công hàn cắt kim loại: quá trình hàn điện sẽ sinh ra các chất ô nhiễm không khí như các oxit kim loại: Fe2O3, SiO2, K2O, CaO,… tồn tại ở dạng khói bụi. Ngoài ra còn có các khí thải khác như: CO, NOx,… lượng bụi khói sinh ra có thể xác định thông qua các hệ số ô nhiễm được trình bày trong bảng 4.2.

Bảng 4.2: Hệ số tải lượng ô nhiễm của khói thải do gia công hàn cắt kim loại

Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (mg/que hàn) ứng với đường kính que hàn θ

3.2 mm 4 mm 5 mm 6 mm Khói hàn (chứa nhiều chất) 508 706 1100 1578 CO 15 25 35 50 NOx 20 30 45 70

(Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh WHO)

 Khi biết lượng que hàn và chủng loại que hàn sử dụng, ta hoàn toàn có thể tính được tải lượng ô nhiễm của các khí thải nêu trên. Tuy nhiên, tác động của loại ô nhiễm này thường không lớn do được phân tán trong môi trường rộng, thoáng.

Bên cạnh nguồn ồn do hoạt động đào đắp đất, việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như cần trục, cần cẩu, khoan, xe trộn bêttông, máy phát điện,... cũng gây ồn đáng kể. Mức ồn phát sinh từ một số thiết bị thi công tham khảo được trình bày trong bảng 4.3. Như vậy, trong phạm vi 15m từ vị trí thi công đến các công trình đang hoạt động của bất cứ loại thiết bị nào kể trên đều vượt quá giới hạn mức ồn cho phép đối với cơ quan hành chính (60 dBA) trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối. Đó là chưa kể sự cộng hưởng mức ồn do nhiều thiết bị hoạt động đồng thời.

Bảng 4.3: Mức độ ồn phát sinh từ các thiết bị thi công xây dựng

STT Thiết bị Mức ồn (dBA), cách nguồn 15 m

Tài liệu 1 Tài liệu 2

01 Máy ủi 93.0

02 Máy đầm nén (xe lu) 72.0 – 74.0

03 Máy xúc gầu trước 72.0 – 84.0

04 Gầu ngược 72.0 – 93.0

05 Máy kéo 77.0 – 96.0

06 Máy cạp đất, máy san 80.0 – 93.0

07 Máy lát đường 87.0 – 88.5 08 Xe tải 82.0 – 94.0 09 Máy trộn bêttông 75.0 75.0 – 88.0 10 Bơm bêttông 80.0 – 83.0 11 Máy đập bêttông 85.0 12 Cần trục di động 76.0 – 87.0 13 Cần trục Deric 86.5 – 88.5 14 Máy phát điện 72.0 – 82.5 15 Máy nén 80.0 75.0 – 87.0

16 Búa chèn và máy khoan đá 81.0 – 98.0

17 Máy đóng cọc 75.0 95.0 – 106.0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi chú:- Tài liệu 1: Nguyễn Đinh Tuấn và cộng sự, 2000 - Tài liệu 2: Mackernize, L. Da., 1985

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường bệnh viện da liễu- tp.hcm (Trang 34)