0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Tác động đến môi trường nước

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỆNH VIỆN DA LIỄU- TP.HCM (Trang 39 -39 )

Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân và nước mưa chảy tràn trên mặt đất trong phạm vi công trường xây dựng.

a) Nước thải sinh hoạt

Về mặt vệ sinh và sức khỏe, các chất bài tiết được định nghĩa là phân và nước tiểu. Rất nhiều các bệnh truyền nhiễm lan truyền qua phân và nước tiểu, từ người bệnh đến người khỏe mạnh. Lượng chất hữu cơ của phân và nước tiểu có thể đánh giá qua chỉ

tiêu BOD5 hoặc các chỉ số tương tự COD và TOC. Nước tiểu có BOD5 khoảng 8.6 g/l và phân có BOD5 khoảng 9.6 g/100 g. Như vậy, nếu thải trực tiếp ra đất, phân và nước tiểu từ khu lán trại của công nhân sẽ là nguồn gây ô nhiễm đáng kể đến môi trường đất và nước trong khu vực dự án. Do đó, để tránh làm phát sinh và lây lan bệnh tật khi tập trung công nhân xây dựng trong khu vực dự án, trong giai đoạn xây dựng, đơn vị thi công phải xây dựng các loại nhà vệ sinh công cộng và chất thải phải được xử lý hợp lý trước khi xả ra môi trường.

b) Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn trên mặt đường trong khu vực thi công có lưu lượng phụ thuộc vào chế độ khí hậu trong khu vực. Lượng nước này thường có nồng độ chất lơ lửng cao và có thể bị ô nhiễm các tạp chất khác như dầu mỡ, vụn vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm từ lượng nước này không nhiều, hơn nữa cũng không thể thu gom, xử lý trong giai đoạn xây dựng được nên biện pháp duy nhất có thể là hạn chế rơi vãi dầu nhớt và các chất thải khác trong khu vực xây dựng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỆNH VIỆN DA LIỄU- TP.HCM (Trang 39 -39 )

×