Phương án thoát nước

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường bệnh viện da liễu- tp.hcm (Trang 69)

Hệ thống thu gom hiện hữu của bệnh viện đã được xây dựng rất lâu nên một số đoạn ống thoát nước đã bị hư hỏng rất nặng. Ngoài ra, hệ thống thoát nước thải đang bị nước mưa chảy tràn xâm nhập nên hiệu quả thu gom không cao, một phần nước thải bị rò rỉ ra ngoài và thấm vào môi trường đất. Vì những lý do nêu trên, hệ thống thu gom nước thải hiện hữu cần được nâng cấp và cải tạo nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển của bệnh viện cũng như bảo đảm cho việc xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh của bệnh viện.

Phương án thu gom nước thải về hệ thống xử lý và thu gom nước mưa :

 Tách riêng hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt. Nước mưa sẽ thu gom riêng đưa vào hệ thống cống thoát nước mưa của thành phố. Còn nước thải từ các hoạt động, sinh hoạt của bệnh viện sẽ được thu gom đưa về hệ thống xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

 Dự kiến xây dựng các hố ga hiện hữu và đường ống thu gom nước thải nằm kế bên hệ thống thu gom nước mưa.

MÁY PHÁT ĐIỆN Buồng tiêu âm Vật liệu tiêu âm Tường cách âm

 Nước thải y tế phát sinh từ quá trình khám chữa bệnh, xét nghiệm cho bệnh nhân. Lượng nước thải này không lớn nhưng chứa nhiều hóa chất độc hại và vi trùng gây bệnh. Loại nước thải này được dẫn ra cống thải chung để pha loãng bằng nước thải sinh hoạt nhằm giảm nồng độ các chất ô nhiễm đồng thời làm tăng khả năng xử lý. Nước thải y tế được xử lý chung với nước thải sinh hoạt.

 Tất cả nước thải của bệnh viện bao gồm nước thải y tế và nước thải sinh hoạt sẽ được thu gom vào các hố ga của mạng lưới thu gom nước thải sau đó theo đường ống dẫn về hố thu gom tập trung trước khi bơm vào hệ thống xử lý của bệnh viện theo chế độ tự chảy và các đường ống sao cho ngắn nhất và dễ thi công nhất.

Do đó, Bệnh viện sẽ đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung của Khoa Phong – Khu điều trị cho giai đoạn mở rộng hoạt động với công suất tối thiểu là 30 m3/ngày.đêm. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5945:2005 (cột B).

5.2.2.3 Biện pháp xử lý nước thải

a) Hầm tự hoại xử lý nước thải cục bộ

Nước thải và chất thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh ở các khu khám và điều trị bệnh nhân được dẫn vào xử lý cục bộ tại hầm tự hoại. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại như sau :

Thuyết minh

Bể tự hoại là công trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Bể có 3 ngăn, nước thải trước tiên đi qua ngăn thứ nhất, phần lớn các cặn sẽ được lắng xuống và phân huỷ kỵ khí, sau đó nước thải qua ngăn lắng thứ 2, tại đây các cặn lơ lửng tiếp tục phân huỷ kỵ khí.

Dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo

Vào hệ thống xử lý tập trung Nước thải SH vào Hình 5.2: Sơ đồ hệ thống xử lý bằng bể tự hoại Lắng

thứ 3 vẫn còn chứa nhiều hợp chất hữu cơ do đó cần phải lưu thêm thời gian để phân hủy tiếp. Cặn lắng trong bể chừng 3 – 6 tháng sẽ hợp đồng với Công ty dịch vụ môi trường địa phương đến thu gom và đưa đến bãi chôn lấp.

Nước thải sau bể tự hoại không đạt tiêu chuẩn cho phép thải ra môi trường. Do đó sau khi qua bể tự hoại, nước thải được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của Bệnh viện để xử lý đạt theo tiêu chuẩn TCVN 5945:2005, cột B.

b) Hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện

Sơ đồ quy trình công nghệ

Bể chứa bùn Xe hút bùn Chlorine Bể lọc sinh học 2 Bể lọc sinh học 3 Bể lắng Hố ga kiểm tra Nguồn tiếp nhận NaOH Máy thổi khí Nước thải Nước thải

Bể gom điều hòa

Bể lọc sinh học 1 Nước dư từ bể nén bùn Bể khử trùng Hố ga lược rác

Thuyết minh quy trình công nghệ

Nước thải của khoa Phong – khu Điều trị được gom theo cống dẫn vào hố ga lược rác trước khi chảy vào bể gom điều hòa. Bể gom điều hòa vừa để gom nước thải vừa đóng vai trò điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải trước khi bơm lên bể lọc sinh học. Từ bể điều hòa, nước thải được bơm lên bồn lọc sinh học bậc 1, nước thải đi từ dưới lên và không khí từ máy cấp khí cũng được đưa vào bồn. Nước thải và không khí đi len lỏi qua khe hở của các giá thể đã có vi sinh hiếu khí bám trên bề mặt. Dưới tác dụng của vi sinh hiếu khí, các chất hữu cơ có trong nước thải bị oxy hóa thành CO2 và H2O. Trình tự oxy hóa được lập lại như vậy ở bể lọc sinh học 2 và 3. Nước thải khi qua 3 bậc lọc sinh học, về cơ bản, hợp chất hữu cơ đã được loại bỏ, quá trình lên men phát sinh mạnh vi sinh, một số vi sinh sẽ chết, xác vi sinh sẽ được xáo trộn trong nước thải và được xử lý như các hợp chất hữu cơ trong nước thải.

Nước thải sau khi qua 3 bể lọc sinh học tự chảy vào bể lắng, tại đây cặn sẽ lắng và được bơm bùn đặt chìm trong bể bơm về bể chứa bùn. Nước sau lắng tự chảy về bể khử trùng, đồng thời hóa chất khử trùng cũng được cấp vào bể để tiêu diệt các vi khuẩn, vi trùng gây bệnh còn sót lại. Nước ra khỏi bể khử trùng theo ống dẫn chảy vào hố ga kiểm tra trước khi thoát vào đường cống thoát nước chung của thành phố. Ra khỏi bể tiếp xúc khử trùng nước thải đã đạt các tiêu chuẩn qui định theo TCVN 5945 – 2005, loại B.

Bùn được đưa về bể chứa bùn, phần nước sau khi lắng trong bể chứa bùn chảy về bể gom điều hòa để xử lý; phần bùn chiếm trên 98% là xác vi sinh vật - là một loại phân hữu cơ chất lượng cao. Dùng xe hút hầm cầu hút đem đi bón ruộng hoặc đem đi thải bỏ theo định kỳ 01 năm / lần.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường bệnh viện da liễu- tp.hcm (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)