IEEE 802.11

Một phần của tài liệu Phân bổ công suất trong mạng vô tuyến thông minh dựa trên nền tảng OFDM (Trang 70)

Chuẩn WLAN nổi tiếng IEEE 802.11a/g được sửa đổi thành các chuẩn như IEEE 802.11h và IEEE 802.11k để có các đặc tính thông minh. IEEE 802.11h được thiết kế để cho phép ước tính các đặc tính kênh và DFS, với khả năng chuyển mạch tới các kênh RF vật lý khác nhau cho hoạt động truyền và nhận dựa trên các đo đạc kênh. Ngoài ra, TPC cũng được kết hợp vào, cung cấp cho hệ thống nhiều khả năng điều khiển hơn trên vùng tín hiệu và mức nhiễu. Mục đích của chuẩn IEEE 802.11h là cho phép các hệ thống WLAN chia sẻ phổ 5 GHz với các người dùng chính (ví dụ các hệ thống radar quân đội).

DFS phát hiện các thiết bị sử dụng cùng một kênh vô tuyến và hệ thống chuyển mạch tới các kênh vô tuyến khác nếu cần thiết để tránh nhiễu với các người dùng chính khác đang tồn tại. Trạm WLAN báo cáo một danh sách các kênh rằng nó có thể hỗ trợ tới một điểm truy nhập (access point - AP). Khi cần chuyển mạch tới một kênh mới, AP sử dụng dữ liệu này để quyết định kênh tốt nhất. Mặt khác, TPC được sử dụng để giảm nhiễu từ các trạm tới các thiết bị khác bằng việc điều khiển mức công suất của tín hiệu được phát. Ngoài ra, TPC được sử dụng để quản lý sự tiêu thụ công suất của các thiết bị không dây và vùng giữa các điểm truy nhập tới các thiết bị không dây.

Mặt khác, chuẩn IEEE 802.11k được đề xuất cho quản lý tài nguyên vô tuyến. Mục đích là để cải thiện sự phân phối lưu lượng trong mạng WLAN. Chuẩn này định nghĩa một danh sách các tham số vô tuyến được ước tính bởi hệ thống. Trong khi danh sách này bị hạn chế và sử dụng cho các chuẩn IEEE 802.11, thì nó cải thiện hơn so với các chuẩn trước đây. Các thiết bị WLAN có thể được cải thiện để hỗ trợ chuẩn mới, từ đó nó được thiết kế để được thực thi bằng phần mềm. Chuẩn cho phép các điểm truy nhập lựa chọn dữ liệu từ các client liên quan tới các điểm truy nhập chúng có thể phát hiện và công suất tín hiệu của chúng. Sau khi dữ liệu đã lựa chọn được phân tích, các điểm truy nhập trong vùng của một client được đặt vào trong một danh sách dựa theo độ mạnh tín hiệu của chúng, các dịch vụ, và các loại mã hóa hỗ trợ bởi client. Danh

sách này được gọi là báo cáo địa điểm (site report). Các điểm truy nhập cung cấp cho các client site report và do đó cải thiện các quyết định chuyển vùng và tăng thông lượng toàn bộ mạng. WLAN WMAN WRAN IEEE 802.11 IEEE 802.16 IEEE 802.22 802.11h & 802.11k DFS, TPC Site report Đo đạc kênh RF Cảm nhận các node ẩn Các thống kê chia sẻ 802.16-2004 & 802.16e-2005 Phân bổ băng thông, hoa tiêu, CP và kích thước FFT thích ứng

Sử dụng lại các băng tần TV (cảm nhận phổ)

DFS, TPC

Hình 3.12. Sự phát triển các chuẩn và các công nghệ

Điểm truy nhập có thể thu thập các thông tin từ các client về kênh RF. Ví dụ, điểm truy nhập có thể yêu cầu client đo đạc mức nhiễu kênh, hoặc cung cấp cho điểm truy nhập các thông tin liên quan tới tải lưu lượng trên kênh và khoảng thời gian kênh bị chiếm giữ. Sử dụng thông tin này, điểm truy nhập có thể đưa ra quyết định kênh đang quá tải hoặc kênh có chứa mức nhiễu cao.

Các đặc tính khác bao gồm theo dõi các node ẩn và thống kê các client chia sẻ cũng có trong chuẩn. Bằng việc áp dụng cả hai chuẩn 802.11h và 802.11k vào hệ thống WLAN dựa trên 802.11, hiệu năng và hiệu quả của hoạt động mạng không dây có thể được cải thiện đáng kể. Việc thêm các đặc tính thông minh như cảm nhận và ước tính kênh, các thống kê phân phối, DFS, TPC vào các thiết bị WLAN sẽ sớm thực hiện được. Hình 3.12 minh họa về các công nghệ và các chuẩn hiện tại và tương lai đã thảo luận ở trên.

Một phần của tài liệu Phân bổ công suất trong mạng vô tuyến thông minh dựa trên nền tảng OFDM (Trang 70)