Nhiễu lẫn nhau

Một phần của tài liệu Phân bổ công suất trong mạng vô tuyến thông minh dựa trên nền tảng OFDM (Trang 59)

Vấn đề nhiễu lẫn nhau nên được xem xét cẩn thận khi thiết kế các hệ thống Vô tuyến thông minh. Các thùy bên của các sóng mang con OFDM đã điều chế được biết là ngày càng rộng như chỉ ra trên Hình 3.5. Kết quả là có sự rò rỉ công suất từ các sóng mang con đã sử dụng tới các sóng mang con trống, do đó gây nhiễu tới các người dùng cấp phép. Nhiều phương pháp đã được đưa ra để giảm sự rò rỉ này và để cho phép các hệ thống OFDM thông minh cùng tồn tại với các hệ thống người dùng được cấp phép. Một phương pháp là tạo ra hàm sinc (xem Hình 3.5) giảm nhanh hơn bằng cách tạo

P S D c h u ẩn h óa ( d B )

Công suất tín hiệu mong muốn

Nhiễu tới băng con lân cận đầu tiên, I1

Hình 3.5. Mật độ phổ công suất của một sóng mang con OFDM

Các kỹ thuật tương tự cũng đã được nghiên cứu kỹ để giảm ICI và sự phát xạ ngoài băng trong các hệ thống OFDM. Trong một số tài liệu đã áp dụng cửa sổ cosin tăng. Bằng việc thay đổi hệ số roll-off của cửa sổ cosin tăng, có thể giảm nhiễu tới 6 dB.

Hình 3.6 và 3.7 chỉ ra hình dạng cửa sổ cosin tăng đối với các giá trị roll-off khác nhau và các mật độ phổ công suất tương ứng. Hạn chế của phương pháp này là giảm thông lượng của hệ thống do tăng thời gian của tín hiệu miền thời gian để duy trì tính trực giao. Một phương pháp khác để giảm nhiễu là thích ứng các sóng mang con tắt gần với các sóng mang con bị chiếm giữ bởi các người dùng cấp phép. Cách này có thể giảm đáng kể nhiễu từ các sóng mang lân cận. Tuy nhiên, hiển nhiên điều bất lợi của phương pháp này là giảm hiệu quả phổ tần. Thay vì tắt các sóng mang lân cận, các giá trị của chúng có thể được xác định một cách tích cực để loại nhiễu trong các băng tần đã tắt. Mặc dù hiệu năng có thể được cải thiện nhưng việc xác định các giá trị các sóng mang con bị tắt rất phức tạp vì các yêu cầu tối ưu hóa. Phương pháp giảm nhiễu đối với các người dùng chính băng hẹp là xác định trọng số sóng mang con. Trong phương pháp này, các trọng số sóng mang con được xác định theo cách mà các thùy bên của tín hiệu truyền dẫn được tối thiểu theo một thuật toán tối ưu hóa mà cho phép một vài điều kiện tối ưu. Với phương pháp này, ta có thể giảm được hơn 10dB sườn bên của tín hiệu OFDM.

Hình 3.6. Cửa sổ cosin tăng với các giá trị roll-off (β) khác nhau. P S D c h u ẩn h óa ( d B )

Hình 3.7. Hiệu ứng trượt (roll-off) trên PSD của một sóng mang con OFDM đơn lẻ.

Việc định trọng số sóng mang con yêu cầu sự điều chế đường bao là cố định ví dụ như QPSK hoặc BPSK. Hơn nữa, máy thu không cần biết dãy trọng số khi thông tin pha không thay đổi.

Ngoài các thách thức đã nói ở trên, còn có một vài vấn đề khác trong việc thực thi các hệ thống Vô tuyến thông minh-OFDM. Đối với một công nghệ hứa hẹn như Vô

tuyến thông minh thì cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để xây dựng được một hệ thống thực tế với sự phức tạp chấp nhận được.

Một phần của tài liệu Phân bổ công suất trong mạng vô tuyến thông minh dựa trên nền tảng OFDM (Trang 59)