Khái niệm NC-OFDM

Một phần của tài liệu Phân bổ công suất trong mạng vô tuyến thông minh dựa trên nền tảng OFDM (Trang 41)

Như đã đề cập ở trước, phương pháp điều chế đa sóng mang (MCM) rất thích hợp cho truyền dẫn dữ liệu tốc độ cao, nhờ vào khả năng xử lý hiệu quả méo trong kênh chọn lọc tần số. Hơn nữa, các kỹ thuật MCM chẳng hạn như OFDM có thể cung cấp việc sử dụng phổ tần nhanh cần thiết, khi các phần của phổ tần cấp phép đích bị chiếm giữ bởi các người dùng cấp phép và người dùng không cấp phép. Điều này đạt được bằng cách loại bỏ các sóng mang mà có khả năng sẽ gây nhiễu với các người dùng khác. Dạng tín hiệu OFDM mà trong đó việc lựa chọn các sóng mang một cách không liên tục để đạt được tốc độ dữ liệu cao được gọi là NC-OFDM.

Như vậy, NC-OFDM có thể được định nghĩa như sau: “NC-OFDM là kỹ thuật

truyền dẫn đa sóng mang dựa trên nền của OFDM trong đó việc sử dụng các sóng mang con cho truyền dẫn được lựa chọn hợp lý đảm bảo không gây nhiễu tới các

Hình 2.7 mô tả phổ tần của NC-OFDM 16 sóng mang con với 9 hoạt động và 9 không hoạt động, trong đó các sóng mang con chồng lấn trực giao với nhau.

Sóng mang con hoạt động Sóng mang con tắt

f0 f1 f2 f3 f4 f5 f6 f7 f8 f9 f10 f11 f12 f13 f14 f15 f16

f

Hình 2.7. Phổ tần của các sóng mang con NC-OFDM

Các sóng mang con tương ứng với phổ đang bị người dùng chính chiếm giữ, được xác định từ các phương pháp cảm nhận phổ tần, sẽ bị tắt. Trong các phần tiếp theo của chương, chúng ta sẽ xem xét tổng quan về cấu trúc khung làm việc của NC-OFDM, hiệu quả thực hiện của các bộ thu phát NC-OFDM, và phân tích hiệu năng của hệ thống.

Một phần của tài liệu Phân bổ công suất trong mạng vô tuyến thông minh dựa trên nền tảng OFDM (Trang 41)