Tính địa phương ở đây được hiểu là những đặc điểm mang tính đặc thù của địa bàn nghiên cứu. Mặc dù là một xã hội đô thị nhưng đặc trưng của “văn hóa làng xã” vẫn còn ảnh hưởng đậm nét trong đời sống tín ngưỡng của khu vực. Chính điều đó làm nên bản sắc riêng của thờ Mẫu tại Kiến An – Hải Phòng. Cho nên, dù là một bộ phận của tín ngưỡng thờ Mẫu của khu vực Bắc Bộ nhưng nó có những nét độc đáo thể hiện qua một số nội dung sau:
Trong các các nghi lễ của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Kiến An, ngoài các vị thần linh trong công đồng tứ phủ mà chúng tôi nêu trên, thì các vị thần địa phương cũng được các con nhang đệ tử thờ cúng. Nhìn chung, phần lớn trong số họ có gốc gác là thủy thần hay có công trạng liên quan đến sông nước, và các vị này xuất hiện khá nhiều trong các buổi hầu đồng. Xin nêu ra sau đây:
Giang, đất Gia Viên (nay là Hải Phòng). Chúa sinh ra hình dung tươi tốt, mọi bề đảm đang. Khi đã hồi tiên, Chúa Bà được giao quyền cai quản năm phương trời đất, bản cảnh bản xứ ngũ phương vậy nên được tôn xưng là Bà Chúa Quận Năm Phương (hay còn có tên khác là Vũ Quận Bạch Hoa Công Chúa). Tương truyền rằng, chúa hiển linh, ngự khắp nơi khắp cảnh trong năm phương trời đất, chúa dạo chơi khắp chốn, cứ đúng vào lúc canh ba giờ Tí, chúa hiện hình ra người mĩ nữ, gọi xe rong chơi, rồi đi về đến “Cây Đa mười ba gốc” là nơi chúa hiển linh, trả tiền cho phu xe, nhưng khi biết ra thì toàn là tiền âm. Chúa cũng thẳng tay trừng trị kẻ nào còn ngang ngược, chúa hành cho chân tay tê liệt, nằm mơ toàn thấy ma quỷ. Cũng có một câu chuyện truyền lại là: vào thời Pháp thuộc có một me Tây bị chúa hành cho chí rận, khắp người ngứa ngáy không yên, phải đến kêu xin, sám hối cửa chúa thì được khỏi, tạ ơn chúa, me Tây đó đã lập đền thờ rất trang nghiêm, quanh năm cũng lễ rất tấp nập.
Chúa Bà Năm Phương chỉ được hầu ở một số vùng (đặc biệt là Hải Phòng là nơi sinh quán quê nhà của Chúa Bà năm xưa). Hải Phòng và một số địa phương lân cận, trong các đàn lễ mở phủ thường có dâng một tòa đàn gọi là: Đàn Chúa Bà (gồm có hình Chúa Quận Năm Phương, hai cô hầu cận, có khi là có cả hình 12 cô nàng (tất cả đều màu trắng), nón chúa hài cườm, một cỗ xe ngựa (hoặc xe phu kéo) hay thường gọi là Xe Chúa Bà) và thỉnh mời Chúa Bà Năm Phương về ngự để chứng đàn đó. Chúa Năm Phương thường ngự về trước Chầu Năm Suối Lân hoặc cũng có một số người hầu chúa sau Tam Vị Chúa Mường. Chúa ngự về thường mặc áo trắng (hoặc có khi chỉ choàng chiếc khăn phủ diện) làm lễ khai cuông rồi cầm tiền tung lên trên ban Công Đồng trong bản đền bản điện để khai quang chứng đền, chứng điện, chứng đàn, chứng phủ (ở một số nơi khác còn hầu chúa về múa quạt hoặc múa mồi).
Đền Chúa Bà Năm Phương được lập ở rất nhiều nơi, nhưng nổi tiếng hơn cả là một số ngôi đền ở nguyên quán Hải Phòng, đất chúa ngự: đầu tiên phải kể đến Chùa Cấm thuộc Phố Cấm, Hải Phòng (tên tự là Cấm Giang Bản Cảnh Linh Từ hay Nguyệt Quang Tự, trong bản tự có hẳn cung cấm bề thế uy nghiêm thờ chúa), sau đó là Vườn Hoa Nguyễn Du, trên đường Trần Hưng Đạo, Hải Phòng (đây là nơi trước đây người me Tây kia lập đền tạ ơn chúa, đền xưa rất lộng lẫy, nhưng bây giờ đã không còn do tàn phá của chiến tranh, chỉ còn lại dấu tích nhỏ nhưng vẫn là nơi linh thiêng, hàng tháng có rất nhiều người dân đến đây lễ chúa), rồi “Cây Đa mười ba gốc” là ngôi miếu nhỏ thờ chúa (ở trên đường ra sân bay Cát Bi) là nơi chúa gọi phu xe chở về chốn đó, có cả Đền Tiên Nga cũng thuộc đường Lê Lợi, Hải Phòng, cuối cùng là ngôi miếu nhỏ không tên trên đường Lê Thánh Tông. Các ngôi đền đó đều tổ chức ngày tiệc chúa là ngày 16/6 âm lịch.
Bà Đế : Xuất thân gia đình nề nếp họ Ngô (Có thuyết họ Đào) ở Đồ
Sơn. Thời thiếu nữ nổi tiếng tài sắc, hiều hạnh khiến nhiều trai làng trong đó có con những hào lý quyền hành cầu hôn, nhưng nàng đều từ chối, vì cớ phải lo phụng dưỡng cha mẹ già yếu. Một buổi nàng đi cắt cỏ ở sườn đồi, vừa làm vừa hát. Tiếng hát trong trẻo vang xa đến tai chúa Trịnh đang dừng thuyền khi tuần du trên biển. Chúa say mê giọng hát sai lính tìm bắt về hầu, nàng cự tuyệt bèn bị chúa cưỡng hiếp. Nàng về khóc lóc kể với mẹ cha. Lần ấy, nàng bị mang thai, bọn cường hào dựa vào lệ làng khe khắt, bắt buộc đá buông sông. Nàng cầu nguyện Hoàng thiên hậu thổ xét soi, nếu thấu oan tình thì không bị chết chìm. Quả nhiên, đúng với ý nguyện. Nhưng viên cường hào thù ghét nàng đã làm y bẽ mặt vì bị từ hôn nên thuê tiền ba tên côn đồ dìm chết người con gái trinh thục. Sau khi qua đời, nàng hiển linh trừng phạt những kẻ hại mình và phù hộ cho dân làng yên ổn, làm ăn thịnh vượng.
Công chúa Thiên Thuỵ : là chị ruột Trần Nhân Tông. Theo chính sách khai hoang của triều Trần, các vương công, trưởng công chúa được khai hoang lập điền trang. Bà đã khai khẩn được cả một tổng Nghi Dương gồm 5 xã thuộc giang phận xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy nay và một ấp nữa ở thôn Quang Khải, huyện An Lão. Bà là người nhân từ thông tuệ, có nhiều sáng kiến chiêu mộ dân lưu tán, giúp họ ngưu canh điền khí, thuốc men…nên sinh thời dân coi như mẹ hiền. Tuy con vua nhưng sinh hoạt giản dị, gần dân. Bà thường dùng mõ để làm hiệu lệnh để nhắc điền nô đi làm, đi nghỉ nên dân gọi là Bà Chúa Mõ. Bà thường cho trẻ con trong ấp tập võ, tập đấu vật, tập bơi lội, làm cầu làm quán, làm chùa cho dân ấp. Trần Nhân Tông nhiều lần về thăm chị, mở hội Vô Già ở chùa Mõ. Bà mất cùng ngày với Trúc Lâm đại sĩ Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Dân nhớ công ơn, lập đền thờ ở gần chùa, tục gọi là đền Mõ, được xếp vào loại linh từ của huyện cổ Nghi Dương. Dịp lễ hội chính, đền Mõ bao giờ cũng có mưa rửa đền nên ngạn ngữ có câu:
Rằm mười sáu chẳng mưa đâu Mười bảy, mười tám mưa thâu ba ngày
Hai mươi thì nắng đày đày Hai mốt mưa suốt cả ngày lẫn đêm…
Khuôn viên đền, chùa Mõ rất rộng, cây cối um tùm, cổ thụ xum xuê, có nhiều chim chóc, trăn rắn. Trong đền trang trí đủ loại rắn làm bằng vải gồm bạch xà, hoa xà, thanh xà… trông như rắn thật. Ngày hội, dân cả tổng hội tế, đủ các trò vui vật võ, bơi chải, rước nước, thả hoa đăng và đàn chay. Dân trong tổng có tục hát đúm, thu hút nam thanh nữ tú cả một vùng quê.
Vua bà_Chiêu Chinh công chúa: Chiêu Chinh là người có công mua
đất xây dựng làng xóm, mở chợ, làm chùa. Theo ngọc phả, công chúa tên huý là Trần Thị Hinh, sinh ngày 6-2 năm Mậu Ngọ (1258). Mẹ là Trần Thị Hương, quê ở Kha Lâm, An Lão, cung phi của Trần Thánh Tông. Chiêu
Chinh xinh đẹp, nhưng thể chất yếu. Nhờ mẹ về quê lấy nước vào cung cho ăn uống, tắm gội mới xinh đẹp thêm, khỏe mạnh, thông minh.
Công chúa Chiêu Chinh mất ngày 3-6 năm Giáp Dần, thọ 56 tuổi. Nhân dân vùng Kha Lâm, Tây Sơn lam lễ an táng tại nội tự chùa Kha Lâm. Sau 3 năm, đưa hài cất về lăng Bảo Đức, vua Trần Anh Tông tặng phong là Chiêu Chinh công chúa tôn thần và ban 8 chữ đẹp: phương dung, ý đức, tế thế, an dân. Nhân dân vùng Kha Lâm gọi là vua Bà để tỏ lòng tôn kính và biết ơn. Nhân dân cả vùng Kha Lâm và Tây Sơn rất coi trọng các ngày thánh sinh 6-2 âm lịch, thánh hóa 3-6 âm lịch, kiêng hai từ Hinh và Chinh.
Bà Lê Chân: Được dân coi là chủ thần của nội đô Hải Phòng. Bà quê
gốc ở làng Vẻn (An Biên) huyện Đông Triều nay thuộc tỉnh Quảng Ninh, cha là Lê Đạo, thày thuốc, mẹ là Trần Thị Châu. Cha mẹ phúc hậu nhưng hiếm muộn, cầu tự ở chùa Yên Tử sinh được gái hiền. Cha mẹ chăm sóc dạy dỗ. Lúc ấy nước ta bị Đông Hán cai trị, một viên quan nhà Hán thấy Lê Chân tài sắc, ép làm tỳ thiếp. Gia đình và nàng từ chối, viên quan nhà Hán sát hại cha. Lê Chân đem gia nhân về trốn ở nội đô (Hải Phòng ngày nay), chiêu binh luyện võ, tích chứa lương thảo, chờ dịp báo thù nhà nợ nước. Năm 40, Hai Bà Trưng khởi nghĩa, Lê Chân đem đội hương binh theo giúp, lập nhiều chiến công xuất sắc, được Hai Bà tin dùng, giao cho trấn thủ cả miền Hải Đông. Khi Mã Viện đem đại quân sang đánh, Lê Chân chỉ huy chặn giặc nhiều trận. Hai Bà tử trận, Lê Chân cùng các bộ tướng khác lui dần, lập phòng tuyến sông Đáy chống cự. Sau thế cùng lực tận, bà nhảy xuống sông Ngân, một nhánh sông Đáy tự tận. Hồn trinh thác vào hòm đá trôi về bến làng Vẻn (Hải Phòng) thì dừng lại, dân ra rước về, đến cánh đồng Mạ, hậu cung đền Nghè hiện nay, thì chão đứt, hòm đá nằm im không chuyển được. Dân tin bà muốn ngự ở đây nên lập miếu thờ. Khi rước hòm đá về vào lúc chiều muộn, dân làng chỉ kiếm được cua bể và bún đem dâng cúng. Từ đó thành lệ, lễ phẩm các ngày sự lệ
đền Nghè, nhất thiết phải có cua bể và bún. Về sau, dân còn tổ chức dâng hoa thuỷ tiên, làng có cuộc thi, ai được bình thuỷ tiên gọt tỉa khéo nở đúng giao thừa thì có thưởng. Trong thế chiến II, không nhập được củ thuỷ tiên của Trung Quốc, người ta phải dùng quả đu đủ xanh tỉa, lát, nhuộm rất công phu để làm thuỷ tiên giả. Đền Nghè làng An Biên, các lễ tiết do đội tế những quan đảm nhiệm. Dịp hội hè, ngoài các trò vui khác, phải tổ chức thi vật vì theo thần tích. Lê Chân tổ chức trò thi vật để luyện quân; dấu tích xới vật của nghĩa quân do Bà xây dựng ở Mai Động – Hoàng Mai, Hà Nội bây giờ. Nữ tướng cũng xây dựng đội thuỷ quân mạnh, đặt căn cứ ở trang Đà Cụ, xã An Biên bên bờ lạch Trai của trang. Thời Pháp thuộc, xã an Biên cắt vào nội đô Hải Phòng, số đinh điền còn lại lập xã An Đà (giữ nghĩa gốc An Biên – Đà Cụ). Đền An Đà thờ một nữ tỳ tướng của Lê Chân, chỉ huy thuỷ quân, nay vẫn còn. Xưa, hội làng có hội bơi chải nay không còn vì hai đầu lạch đã bị chặn làm hồ An Biên.
Đức Ông Đông Hải: là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng Đệ Tam
Vương Tử. Đức Thánh Ông Hưng Đạo Đại Vương có tất cả bốn người con trai gọi là: Tứ Vị Vương Tử, nhưng chỉ có Đức Ông Đệ Tam là thường được hầu trong hàng Trần Triều. Ông vốn là con trai thứ ba của Hưng Đạo Vương, sau này, trong khi hỏi ý kiến về di nguyện của An Sinh Vương Trần Liễu trước đây, Đức Đại Vương có hiểu lầm ẩn ý trong câu trả lời của ông nên nghĩ rằng ông muốn tạo nghịch phản nên sai ông ra trấn thủ đất Vân Đồn, Quảng Ninh (thực chất là đày ông ra đó) và không cho ông phủ phục trước di quan khi Hưng Đạo Đại Vương mất. Tuy bị hàm oan, phải chịu đày ải ra cửa ải nhưng ông vẫn một lòng vì nước vì dân, có công lớn trong công cuộc trấn giũ cửa ải ở đất Quảng Ninh.
Vì công lao của ông trong việc trấn ải ở cửa biển nước ta nên người đời suy tôn ông là: Đức Đệ Tam Phó Súy Đông Hải Đại Vương Trần Quốc
Tảng, còn trong hầu đồng người ta thường thỉnh ông là : Đức Ông Đệ Tam hay Đệ Tam Đức Thánh Ông Cửa Suốt Cửa Đông, Đức Ông Đông Hải. Vì là vị thánh trấn giữ biển đông nên các buổi hầu đồng ở Kiến An- Hải Phòng thường hầu ông.
Ngoài ra, khi tham gia vào các nghi lễ thờ cúng tại nơi đây, chúng tôi thấy từ cung cách hầu đồng, các động tác, điệu múa và cả các làn điệu của chầu văn cũng có sự khác biệt. Trong hát văn của hầu đồng, ngoài các làn điệu hát văn thì cung văn thường hát có sự pha trộn với các làn điệu của chèo, hát ví, hò. Tùy từng địa phương mà quy định nên các sắc thái khác nhau. Tuy nhiên, để chỉ ra một cách chính xác nhất thì cần phải có sự tham gia nghiên cứu của các tác giả thuộc chuyên ngành âm nhạc hay ngôn ngữ.