Nghi lễ trình giầu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghi lễ thờ cúng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Kiến An Hải Phòng (Trang 74)

Bất cứ một hình thức tôn giáo nào đều bao gồm những nghi thức đối với người trực tiếp tham gia vào tổ chức tôn giáo đại diện cho thế lực siêu nhiên trước thế tục, và những nghi thức dành cho những tín đồ thế tục. Nếu như, ở những hình thái tôn giáo khác đó là những tăng sĩ, giáo sĩ thì ở tín ngưỡng Thờ Mẫu là những ông Đồng, bà Đồng đại diện cho công đồng nhà Mẫu mà hiện diện ở cuộc sống trần thế. Với những nghi thức, nghi lễ bắt buộc dành cho họ. Đối với những tín đồ thế tục thì ngoài những hoạt động thờ cúng thường nhất, thường niên thì họ có một cách thức khác để giao tiếp với thế giới siêu thực – công đồng Tứ Phủ, đó là lễ trình giầu.

Khi một người nào đó thấy trong cuộc sống luôn bị những tai ương bệnh tật, chạy chữa không khỏi. Sau khi xem bói, hay bị chấm đồng…thì phải ra trình giầu. Trình giầu tức là ra diện kiến trước Tam Tòa Thánh Mẫu, nhận mình là con Cha con Mẹ. Ngoài ra nghi lễ này cũng thức hiện đối với người đã ra đồng. Mỗi năm, họ thường đi trình giầu một lần. Người Việt có câu, “miếng trầu là đầu câu chuyện”, thì trong tín ngưỡng Thờ Mẫu nghi lễ này còn thể hiện cung cách ứng xử của con cái (những ông Đồng, bà Đồng) với Cha Mẹ bề trên, để tưởng nhớ công lao đã giúp mình thoát khỏi những tai ương, được ra làm việc Thánh.

Trong lễ trình giầu, lễ vật không thể thiếu được đó là mâm trầu với 72 lá, và có thể làm lễ trình cho 72 người. Trước cửa đền, cửa điện, ông Đồng, bà Đồng sau khi bắc ghế hầu Thánh, tới các giá Chầu (thường là Chầu Bà Đông Cuông và Chầu Lục) thì thiến hành làm lễ Trình giầu. Và các vị này cũng là người có thể chứng cho con hương đệ tử khi làm lễ tôn nhang. Người tới trình

chiếu, ngồi xếp bằng. ông Đồng, bà Đồng trùm lên đầu họ mâm trầu, người ngồi đảo theo hình vòng tròn, ông Đồng, bà Đồng khấn xin Thánh Mẫu, sau đó gieo đài âm dương. Nếu Thánh chấp nhận sẽ được lui. Có trường hợp, xin mãi không được, thì phải về làm lễ tôn bát nhang hay phải ra trình đồng.

2.2.4 Nghi lễ Trình đồng tiễn căn

Trong trường hợp sau khi tôn nhang mà mọi việc vẫn chưa có gì thay đổi hoặc có khi còn trầm trọng hơn trước thì các tín đồ tín ngưỡng thờ Mẫu cho rằng như vậy là căn nặng, hay sát căn, buộc phải ra đàn Tứ Phủ sơn trang để chính thức trở thành ghế đệm cho ngài thì mới khỏi được. Nghi lễ này mang ý nghĩa, từ đây bản thân họ đã chính thức ra đồng, trình diện với chư vị Thánh Mẫu, Vua Cha, với các ông Hoàng bà Chúa, vì vậy gọi là trình đồng, và gia nhập công đồng Tứ Phủ để hầu Tứ Phủ, làm đẹp lòng Cha lòng Mẹ thông qua việc thực hiện các nghi thức lễ Hầu đồng để thay Mẫu ban phát tài lộc, sức khỏe chăm sóc cho con nhang đệ tử. Đó là tiến căn. Trong văn khấn của ông Đồng, bà Đồng khi làm lễ này có câu: “Tam Phủ trình đồng, Tứ Phủ tiễn căn, nay cho con được thay tâm đổi tính…”. Tức là lúc này, họ không thể cưỡng lại việc mình sẽ chấp nhận cho nhận cách thứ hai kia tồn tại, chấp nhận trở thành một ông Đồng, bà Đồng thực thụ Mở đàn ra trình diện với Tứ Phủ, sau lễ ấy thì mới chính thức làm ghế đệm để các ngài về phán bảo và làm việc quan.

Lễ vật thì tùy điều kiện của từng tín chủ, nghèo thì “đàn mỏng lễ sơ”, chỉ cần thành tâm là Thánh chứng. Lễ vật thường giống như một buổi Hầu đồng. Cũng đủ mâm gương lược khăn tay cho các cô, mâm hoa quả dâng sơn trang, mâm bánh kẹo đồ chơi dâng các cậu, kẹo lạc, trà tàu dâng ông Hoàng Bảy….Loại lễ vật thứ hai là đồ vàng mã. Bắt buộc phải có một đài sơn trang dù lớn hay nhỏ tùy theo gia chủ. Đó là một động nằm trong khu rừng, với các động của các cô tiên nàng, người gảy đàn, người múa hát. Hình nhân thế

mạng với các sắc phục khác nhau: xanh, đỏ, trắng, vàng đại diện cho Tứ Phủ, mỗi hình nhân mang một lá sớ, một thoi (thuyền giấy), một lốt (hình người có ba đầu mình rắn), một ngựa, một voi và rất nhiều mũ, thoi vàng bày trên bàn thờ. Cuối cùng là mâm lễ cúng chúng sinh và cúng tam sinh.Người ra đồng phải mang theo những y phục mà mình may sắm để trình đồng. Những y phục này chỉ có giá trị khi dâng lên và được các ngài “chứng” bằng cách điểm dấu nhang trên đó.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghi lễ thờ cúng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Kiến An Hải Phòng (Trang 74)