Nghi lễ Mở phủ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghi lễ thờ cúng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Kiến An Hải Phòng (Trang 76)

Khi đã trở thành ông Đồng, bà Đồng bước tiếp theo là phải mở phủ. Nếu như trong triều đình phong kiến, khi được vua phong là ông quan, ông tướng với những danh tước, chức vị, họ sẽ được vua ban cho dinh phủ riêng, để thay vua chăn dân. Và ở đây cũng vậy. Khi đã trở thành ông Đồng, bà Đồng, được cấp sắc (mảnh lụa màu vàng, trên đó có viết chữ do một vị đồng cựu làm cho) từ nay họ mang trong mình một sứ mạng mới, thay mặt Thánh Mẫu để thực thi phép màu. Phủ được lập lên. Được đặt tại khu đất có địa thế đẹp theo quan niệm phong thủy, đó là khu đật tụ thủy, tụ phúc, có những thể rồng chầu…Trước là để thờ cúng Tam tòa Thánh Mẫu và Tứ Phủ công đồng, sau là nơi thay Mẫu làm việc Thánh, chăm lo cho con Cha, con Mẹ.

Nghi lễ mở phủ tiến hành trong vòng từ 2 – 3 ngày. Ngày đầu là lễ mở đàn hay mở phủ. Ngày thừ hai là để không, để cách khoảng chứ không có lễ nghi gì quan trọng, và ngày cuối là ngày tiến đàn sơn trang nên họ thường nói: “tiền Tứ Phủ, hậu sơn trang”. Lễ vật mở phủ phải có đầy đủ, với các loại để cúng tất cả các vị công đồng, mỗi vị trong hàng ngũ đó phải sắm một loại riêng. Hai bên bục và trước kỷ (bày bốn mâm lễ Tứ Phủ mỗi mâm có chín quả trứng, một cái lược, một cái quạt, một đôi guốc, chín vuông vải nhiễu màu phủ lên trên (nhiễu hoặc lụa). Màu phải là màu chính của Tứ Phủ (xanh, đỏ, trắng và vàng). Cứ mỗi lễ phải thay một hình nhân và bốn lốt (hình nhân mình

rắn với ba đầu người). Bên cạnh mâm lễ Tứ Phủ là mâm lễ sơn trang, mà bất cứ thứ lễ gì cũng phải chia ra làm 13 phần. Một phần lớn bày ở giữa còn 12 phần nhỏ bày xung quanh. Ở đây, một lần nữa con số 13 – số cơ lại xuất hiện. (Ở đây, là một bộ phận trong tư tưởng của người phương Đông bị chi phối bởi tư tưởng Dịch học, mỗi con số đều tương ứng với một ý nghĩa nhất định về vận động, sinh sôi, cát hung, trong đó, số 13 là biểu tượng cho sự kết thúc của một chu trình của và cũng là khởi đầu cho một chu trình vận hành mới). Ngay cạnh đó là một mâm hài sơn trang (hoặc giống) màu. Mũi hài có thêu hình chim phượng. Một trăm vàng thoi (giấy vàng xếp thành thoi). Bắt buộc phải có một mâm sớ, bốn quyển sổ, bốn nghiên son, thỏi mực, bút lông. Mỗi sổ dành cho một phủ. Trên bàn thờ, trước bệ hầu người ta thiết lập bốn phủ, đó là bốn dải lụa đỏ, xanh, trắng, vàng trải dài trên bàn phủ tận xuống đất, mỗi vuông lụa ngang khoảng 7 – 9 tấc, dài chừng 2,5m. Tất cả đều dùng phủ kín để che dấu bên trong là một cái thau, một hũ nước dán miệng kín bằng một tờ giấy cùng màu với dải lụa, một mâm gạo, trứng, thuốc lá, trà tàu, một hộp trầu cau, tất cả mới và cùng màu với Phủ.[24, 61]

Trong khi ông Đồng, bà Đồng sửa soạn mở phủ thì cung văn đọc sớ và người ta làm lễ bái trước tất cả các bàn thờ. Đọc xong trở lại ngồi chầu nơi bệ hầu để khấn vái luôn miệng và nghe lời phán truyền. Sau đó là một buổi hầu đồ Hầu đồng.

Để mở phủ thì thực hiện công việc này phải do các Quan chứng. Mỗi phủ có một quan cai quản đầu đồng và quan nào thì mở phủ ấy. Sau những nghi thức thường lệ, Quan cầm một bó nhang đốt cháy, tay trái cầm chéo khăn và “chống nạnh”, Quan dậm chân hét lên một tiếng, cùng lúc ấy chiêng nổi lên dồn dập. Quan cầm bó nhang, múa trước bàn thờ và bốn phía, tiến đến các phủ cũng làm dấu điểm nhang. Đoạn ngồi xuống nghe cung văn đọc sớ, đọc xong dâng mâm sớ lên cho Quan điểm nhang và kiểm sổ bằng cách chấm

bút son vào các sổ. Rồi đứng dậy tiến tới các phủ của mình, Quan mở khăn choàng phủ ra, hầu dâng xếp khăn lại và đặt trên bàn thờ. Quan lấy một vài miếng trầu cau, thuốc là, một quả trứng, một nhúm gạo bỏ tất cả vào thau sau khi điểm nhang trên tất cả các lễ vật ấy. Quan lấy gáo chọc thủng nắp hố nước, múc bốn gáo đổ vào thau, như vậy là mở phủ xong. Quan trở lại chỗ ngồi, nghe hát cung văn và ban lộc, rồi xe giá hồi cung. Các Quan ở các phủ khác cũng làm như thế. Sau khi mở xong bốn phủ, thì nghi lễ mở phủ đã hoàn tất.

Tiếp đó làm lễ tiễn đàn xong, công việc cũng hoàn tất. Và bắt đầu từ hôm đó, họ chính thức trở thành một ông Đồng, bà Đồng, một thành viên trong công đồng Tứ Phủ.

Ngoài ra, trong đó còn có một số nghi lễ khác như: lễ phả độ gia tiên, lễ trả nợ tào quan, lễ di cung hóa số…..

Như vậy, cũng như ở cách hình thái tôn giáo khác nghi lễ thờ cúng là những hình thức giao tiếp với thần linh giữa chủ thể thờ cúng và chúng đệ tử với đối tượng thờ cúng là các vị thần linh oai nghi siêu phàm. Trong nội dung tín ngưỡng Mẫu ở Kiến An – Hải Phòng, các nghi lễ thờ cúng còn là một dấu hiệu đặc trưng của loại hình tín ngưỡng dân gian đặc trưng này của người Việt. Sự khác biệt về tính vùng miền địa phương sớm bị gỡ bỏ khi tất cả đều hướng lòng tin, cung kính tới Mẫu. Mẫu đối tượng thờ cúng chung của mọi vùng, mọi miền, trước Mẫu không còn sự khác biệt về tộc người mà chỉ còn lại là những đứa con đang thành tâm hướng về Mẫu đại từ, đại lượng.

Mặt khác, các nghi lễ thờ cúng trong tín ngưỡng Mẫu ở Kiến An – Hải Phòng, còn là một chặng đường hướng những con nhang đệ tử nói chung về quy túc bên Mẫu hưởng sự che chở, bảo trì của Mẫu. Không cần đến khổ tu, lánh tục để hưởng hạnh phúc về sau mà trước Mẫu hiền từ, công bằng với tấm lòng thành, tin Mẫu, Mẫu sẽ độ cho mà hưởng hạnh phúc ngay hiện tại. Đối

được xem là một quá trình tự rèn luyện học hỏi để tìm lại những phẩm chất con nhà thánh trong chính bản thân.

Ở một góc độ khác, kế thừa những nghiên cứu khoa học liên ngành khác, các nghi lễ thờ cúng trong tín ngưỡng Mẫu ở Kiến An – Hải Phòng còn chất chứa những giá trị văn hóa truyền thống của cư dân Đại Việt. Nó thể hiện một đời sống tinh thần phong phú, khỏe khoắn, dồi dào sức trẻ của đới sống dân dã. Đó cũng là những giá trị mà theo một số nghiên cứu xã hội học mới đây (công trình của Nguyễn Kim Hiền) làm lên vai trò trị liệu của những nghi lễ trong hoạt động thờ cúng của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.

Xuất phát từ nền tảng là một tín ngưỡng dân gian, bản thân tín ngưỡng thờ Mẫu cũng đã trải qua bao bước thăng trầm. Và trong xã hội hiện đại ngày nay, nó lại có điều kiện phát triển hơn so các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo khác khi nó đáp ứng được như cầu “thiếu hụt” của đông đảo quần chúng nhân dân. Cùng với việc hoàn thiện về tín ngưỡng thì nghi lễ thờ cúng cũng có những biến đổi ngày càng phong phú. Tuy chưa ở mức độ phổ quát như tại một số trung tâm thờ Mẫu ở Hà Nội, Thái Bình, Nam Định thì tại một địa phương như Kiến An – Hải Phòng nghi lễ thờ cúng của loại hình tín ngưỡng này cũng đã và đang trên đà hoàn thiện. Với hệ thống nghi lễ phong phú, các quy chuẩn, lề luật trong cách thức thực hiên được quy định chặt chẽ. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Kiến An nói riêng và ở một số địa phương khác nói chung đã và đang có nhiều khởi sắc trong tiến trình tìm về cội nguồn văn hóa dân tộc.. Chúng ta có niềm tin trong một tương lai gần, cùng sự cố gắng của những người có tâm với thờ Mẫu hy vọng loại hình tín ngưỡng này có thể đạt đến sự hoàn chỉnh về kết cấu có thể vươn tầm trờ thành tôn giáo của người Việt. Sẽ trở thành biểu tượng của văn hóa Việt Nam trong thời đạo hội nhập quốc tế.

2.3 Nhận định và giải pháp đối với nghi lễ thờ cúng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Kiến An – Hải Phòng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghi lễ thờ cúng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Kiến An Hải Phòng (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)