Nghi lễ Hầu đồng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghi lễ thờ cúng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Kiến An Hải Phòng (Trang 63)

Nghi lễ Hầu đồng là một nghi lễ đặc biệt trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Qua nhiều công trình nghiên cứu, người ta thường đồng nhất một số thuật ngữ Lên đồng, Hầu đồng, Hầu bóng là một. Nhưng trong Luận văn, chúng tôi xin dùng chữ Hầu đồng. Đó là một nghi thức những ông đồng, bà đồng tình nguyện để các vị thần linh trong công đồng Tứ Phủ nhập vào thân xác và thực hiện các động tác diễn xướng làm tái hiện hình ảnh các vị thần linh đó để cho các tín đồ, con nhang đệ tử có thể giao tiếp tôn giáo với các sức mạnh siêu nhiên.

Ở đây, “đồng” có thể được hiểu: thứ nhất, đó là những người có thân thể thanh sạch, tư chất nguyên sơ khác thường để có thể cho thần linh ngự vào, nghĩa này thường gần với “cốt cách đồng nhi”. Thứ hai, “đồng” còn được hiểu là sự đồng điệu giữa thể xác của người có căn và linh hồn của các vị Thánh, khi cùng hòa nhập và một trạng thái gọi là Hầu đồng. Còn có một cách hiểu nữa về “đồng”. Theo một vị đồng thầy ở Kiến An – Hải Phòng, khi được hỏi, đã giải thích rằng: “ “Đồng” ở đây còn là “đồng” trong chữ “đồng bóng”, đó là hai phần làm nên một thanh đồng. “đồng” là phần được Cha sinh ra và cai quản, là cái sẵn có ban đầu. Còn “bóng” hay hồn là phần do Mẹ chở

che, xoay chuyển. Cho nên, trong họ có Cha có Mẹ, có âm có dương, được Cha sinh Mẹ dưỡng”.

Hầu đồng là một nghi lễ đặc biệt trong tín ngưỡng Thờ Mẫu của người Việt. Tuy nhiên nếu xét thuần túy về khía cạnh tôn giáo học thì nó lại mang những nét khá đặc trưng của Shaman giáo, một loại hình tôn giáo tín ngưỡng phổ quát trên thế giới. Tùy theo văn hóa bản địa, ngoài đặc điểm nhận biết là trạng thái xuất nhập hồn thì Shaman giáo ở mỗi nước (thậm chí mỗi dân tộc trong các nước đó) mang những nét đặc trưng riêng với nhiều tên gọi khác nhau: Shaman giáo (Xibêri - Nga), Kut (Hàn Quốc), Vu, Nan (Trung Quốc). Ở Việt Nam, Shaman giáo không chỉ có: Hầu đồng (Người Việt) mà tồn tại dưới nhiều dạng: Then (Người Tày), Mo (Người Mường), Một (Người Thái), Dừa Nhung, Sí Rì (Người H’Mông), Pjâo (Người Tây Nguyên), Bóng Rỗi (Người Nam Bộ)…

Như vậy, tuy mỗi dạng thức Shaman giáo của người Việt không chỉ khác nhau về tên gọi, về lễ thức, âm nhạc, lời hát…tất cả đều tạo lên bức tranh đa diện về sắc màu văn hóa. Nhưng vượt lên trên tất cả, ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, các hình thức Shaman giáo đều góp phần đi tìm lời giải cho những trăn trở, mong muốn mà người ta cố gắng kiếm tìm, dẫn dắt con người hướng tới thế giới tâm linh mà họ sùng bái. Và quan trọng nhất, Shaman giáo đã góp phần xây dựng cho họ những giá trị đạo đức, những hành vi ứng xử không chỉ đối với thần linh, mà còn là mối quan hệ giữa người với người khi họ trở về với cuộc sống thường nhật.

Hầu đồng là nghi lễ thờ cúng mang tính chất đặc trưng của tín ngưỡng Thờ Mẫu thường diễn ra vào nhiều dịp trong năm. Với những chủ nhang (chủ Đền nào đấy) trong năm có lễ “Hầu xông đền” (sau lễ giao thừa năm mới), lễ “Hầu thượng nguyên” (tháng giêng), lễ “Hầu nhập hạ” (tháng 4), lễ “Tán hạ” (tháng 7), lễ “Tất niên” (tháng Chạp), lễ “Hạp ấn” (25 tháng chạp)... trong các

dịp trên hai lần được coi là quan trọng hơn cả là vào tháng 3 giỗ Thánh Mẫu và tháng 8 là dịp giỗ Vua Cha Bát Hải, Đức Thánh Trần. Đối với mỗi đền hay mỗi ông Đồng, bà Đồng có điều kiện kinh tế thì hầu đồng còn nhiều hơn nữa như lễ hầu tiệc của các vị Thánh: tiệc Cô Bơ vào 12/6; Quan Tam Phủ vào 24/6; Ông Hoàng Bảy vào 17/7; tiệc Trần Triều vào 20/8; tiệc Đức Vua Cha vào 22/8; tiệc Chầu Bắc Lệ vào tháng 9; tiệc Ông Hoàng Mười vào 10/10; tiệc Quan Đệ Nhị vào 11/11 hàng năm.

Có thể nói Hầu đồng là linh hồn của tín ngưỡng thờ Mẫu. Để thực hiện nghi lễ này cần phải chuẩn bị:

+)Các vật dụng hầu Thánh

Một bàn loan sơn son đặt giữa mặt các quan hạ ban, ở giữa bàn loan là gương hầu (phủ vải màu đỏ) trước gương là một mâm rượu, một chai nước trắng (nước thanh thủy), hai đĩa con trên có hai chén con, một lọ nước hoa, vài ba bao thuốc lá, một đĩa tiền hầu. Hai bên cạnh là hai lọ hoa tươi, tiếp ra ngoài là hai cây nến.

Bên tay trái có hai người hầu dâng gọi là tay hương. Tay hương chuẩn bị hương và các bó đuốc và mồi để các hàng giá về lễ khai quang. Một bát dầu đèn, một bát nước, một khăn trải gối (khăn trải gối dùng khi người hầu đồng ngồi uống rượu thì trải lên đầu gối), một ống phóng (ống nhổ) để tẩy khẩu (xúc miệng) và nhổ cốt bã trầu, một đôi kiếm tre, một đôi cờ chéo (cờ lệnh), một thanh long đao, một đôi hèo và một đôi mái chèo.

Phía tay phải có hai người hầu gọi là tay áo. Bên cạnh có một va li sắp xếp khăn áo của các hàng giá gồm:

.)1 khăn phủ diện (một vuông vải đỏ) .)1 khăn Đức Ông (khăm đỏ dài)

.)1 khăn tấu hương (khăn đỏ hình chữ nhật dài 1,5 gang, rộng 1 gang, một nửa thêu rồng, một nửa thêu phượng tượng trưng cho Cha và Mẹ);

.)5 khăn chầu, 1 bộ lét (5 lét quan thêu rồng, ba lét ông Hoàng thêu chữ Thọ, 3 lét cô thêu hoa)

.)1 bộ mạng gồm ba chiếc thêu rồng (một chiếc nửa đỏ nửa xanh, một chiếc nửa trắng nửa vàng, một chiếc xanh đen hoặc tím)

.)1 hoặc 2 khăn Cậu (một khăn vuông, hai góc chéo nhau thêu rồng) .)1 bộ áo gồm 1 áo Đức Ông, 1 áo Cô Đệ Nhị Đại Hoàng, 5 áo tôn quan, 5 áo Chầu Bà, 3 áo Ông Hoàng, 5 áo Cô, 1 hoặc 2 áo Cậu, 1 bộ xà cạp, 1 chiếc yếm, 5 chiếc đai.

.) 1 hộp trâm hoa, kiềng, bầu rượu, túi thơ, dao quai, túi vóc và xà tích. .)2 người ngồi trên là tay trên, hai người ngồi sau là tay dưới còn gọi là Tứ trụ.

+) Thanh đồng

Thanh đồng là những người có căn đồng, họ trực tiếp thực hiện nghi lễ hầu đồng. Theo kết cấu tôn giáo thì có thể gọi họ là chủ thể thờ cúng. Cũng giống như các hình thức nghi lễ tôn giáo khác, yêu cầu đầu tiên đối với chủ thể trong những buổi thờ cúng đó phải thanh sạch trước khi ra tham gia vào các nghi lễ đó.

Theo quan niệm dân gian, con người khác với thánh thần không chỉ ở những khả năng phi thường mà còn ở xác phàm. Trước thánh thần, họ phải tẩy uế, làm thanh sạch mình để thánh thần ngự vào. Vì thế, mấy ngày trước khi hầu đồng, những ông Đồng, bà Đồng cần phải thực hiện một số kiêng cữ như không được gần gũi với người khác giới, nhất là quan hệ vợ chồng, không ăn các đồ làm từ thịt, cá mà phải ăn đồ chay tịnh, họ thường ăn ít, thậm chí có người không ăn. Đứng về phương diện nghiên cứu thì các nhà chuyên

môn cho rằng, đó là một nhân tố góp phần tạo nên trạng thái cơ thể ít nhiều khác biệt với ngày thường, dễ đưa người ta vào trạng thái ngây ngất.

Bên cạnh đó, trong những ngày này, họ còn phải đi mua sắm những đồ lễ cho buổi Hầu đồng. Từ bánh trái, hoa quả, khăn tay, gương lược cho tới tiền hầu…tất cả phải đầy đủ và đẹp mắt với nhiều màu sắc đại diện cho các miền trời của Mẫu. Một bộ phận không thể thiếu góp phần lớn cho thành công của các buổi Hầu đồng đó chính là ban cung văn. Phải là những người hát hay, đàn giỏi, có khả năng ứng đối với các diễn biến trong buổi lễ.

Nghi lễ Hầu đồng thường diễn ra trước các ban công đồng, trung tâm là nơi dành cho các ông Đồng, bà Đồng làm lễ. Phía trước là ban thờ, chung quanh là chỗ ngồi của ban cung văn và người ngồi dự. Tín đồ tham gia thường là phụ nữ, số ít là nam giới. Họ đại diện cho các tầng lớp trong xã hội, từ trí thức cho tới những người nông dân quanh năm vất vả ruộng đồng. Từ người thân của chủ thể tới những người đến tham dự, họ đều có chung một niềm tin vào oai linh, sức mạnh che chở, cứu giúp của các vị trong công đồng Tứ Phủ.

+) Pháp sư cúng lễ

Buổi Hầu đồng thường bắt đầu với nghi lễ dâng sớ và cúng chúng sinh. Dâng sớ là lời thỉnh cầu của ông Đồng, bà Đồng mời các vị thánh về để chứng giám cho cái đàn tràng đó và xin phép được làm lễ. Việc này do một pháp sư thực hiện với sự giúp đỡ của một vị thày cúng phụ việc. Một trong những lễ tiêu biểu không thể thiếu trong mỗi lần dâng sớ là lễ tam sinh. Lễ tam sinh là cúng ba loại động vật tiêu biểu cho ba vùng trời của Mẫu.Trong một số buổi Hầu đồng mà chúng tôi được quan sát (ở Hải Phòng, đền Đồng Bằng) người ta thường cúng ba loài: gà (đại diện cho thiên phủ), lợn (đại diện cho nhạc phủ), và ngan (đại diện cho thủy phủ)…Lễ tam sinh không có sự quy định chặt chẽ, và tùy theo từng địa phương mà người ta có thể cúng các

loại vật khác nhau nhưng trong đó mỗi loài phải đại diện cho một miền vũ trụ. Còn cúng chúng sinh là cúng những vong hồn đã chết mà không có nơi thờ tự, nhang khói, thường tổ chức nơi cửa đền với vật phẩm chủ yếu là cháo, bỏng, nước lã, chậu nước có thả chiếc đũa và mấy đồng tiền, người ta giải thích là để bắc cầu cứu giúp vong hồn những người chết đuối.

Sau khi hoàn tất các nghi lễ đó, ông (bà) đồng thay trang phục với bộ quần áo trắng, đó như là một sự thể hiện cái trong trắng, thanh sạch của mình trước khi họ bắc ghế hầu thánh. Cúi chào bạn bè, quan khách rồi họ thong thả bước vào chiếu đồng. Bên cạnh là hai hay bốn người hầu dâng, có nhiệm vụ giúp ông (bà) đồng thay khăn áo, thắp hương, dâng rượu, che quạt…trong suốt buổi hầu.

+)Tiến trình của một buổi lễ Hầu đồng

Bắt đầu buổi Hầu đồng người ta đặt các lễ vật lên hương án. Người hầu đồng để các dụng cụ lên chiếu đồng, bước lên chiếu đồng, lấy nước hoa xoa lên mặt, quần áo rồi vẩy xung quanh để tẩy uế. Cung văn chuẩn bị tấu nhạc, lên giây đàn, dạo nhạc, hát văn công đồng. Người hầu đồng ngồi xếp bằng, chắp tay vái mấy vái rồi chờ cho phụ đồng trùm phủ khăn diện lên đầu (cũng có trường hợp ông (bà) đồng tự trùm khăn) hai tay cầm hai mép khăn phủ ở đầu gối. Trùm khăn phủ diện là một nghi thức quan trong bậc nhất được lặp đi lặp lại lúc các Thánh giáng hay thăng đồng, biểu tượng cho sự tái sinh của thần linh trong thân xác của các ông (bà) đồng và cũng là dấu hiệu cho sự chuyển động trong hành trình của các vị Thánh. “Chiếc khăn bằng lụa đỏ thêu rồng. Màu đỏ là màu đặc trưng trong tín ngưỡng Thờ Mẫu, nó vừa là biểu tượng của sự sống và tái sinh, vừa là một trong những nhân tố cùng âm thanh, vũ điệu, mùi hương hoa…góp phần tạo ra các ảo giác cần thiết cho quá trình nhập đồng. Chiếc khăn tạo ra một không gian hẹp, cách ly ông Đồng, bà Đồng khỏi thế gian. Sau khi trùm nó lên, lim dim mắt, thở nhẹ nhàng, đuổi

nửa cảm giác rất linh thiêng đang dần lên cao. Cuối cùng, vỗ tay và tung khăn ra báo hiệu Thánh đã nhập.

Một giá đồng diễn biến theo trình tự sau: +) Lễ thánh giáng:

Khi hầu đồng có thánh nhập vào thì buông các nén hương đang cầm theo tay chắp, nghiêng mình ra hiệu thánh thuộc hạng thứ bậc nào. Có hai hình thức thánh giáng:

.) Giáng trùm khăn (hầu tráng mạn) với các giá Thánh Mẫu. Mẫu chỉ đến chứng giám rồi đi ngay.

.) Giáng mở khăn - với các hàng quan trở xuống.

Khi thánh đã nhập, người hầu đồng không còn là người phàm nữa, xuất thần, tự thôi miên đã giúp cho họ nhảy múa một cách uyển chuyển, nhịp nhàng mà bình thường họ không làm được. Đó chính là hứng khởi mang tính tâm linh tôn giáo (Chỉ có ở một số người)

+) Thay lễ phục:

Khi ông Đồng, bà Đồng báo hiệu vị Thánh nào giáng, rồi tung khăn phủ diện thì hầu dâng nhanh chóng lên khăn áo. Mỗi vị thánh đều có lễ phục riêng phù hợp với danh hiệu của vị đó và màu sắc cũng khác biệt tùy từng phủ, từng gốc tích sắc tộc, gốc phẩm hàm cũng như văn hay võ. Trong lúc đó cung văn tấu nhạc kể về thần tích các vị đó.

+) Dâng hương hành lễ:

Đây là một nghi thức không thể thiếu được cho bất cứ giá nào. Người hầu đồng nhận hương đã được bó gọn trong chiếc khăn tấu hương từ tay hầu dâng đứng dậy hành lễ. Sau đó, tay trái cầm một bó nhang đã đốt sẵn, bọc trong một chiếc khăn có tẩm hương. Tay phải rút một nén nhang rồi huơ lên

bó nhang trong tay làm động tác phù phép mà ngôn ngữ hầu đồng gọi là khai quang, để xua đuổi tà ma.

+) Ban lộc và nghe Văn Chầu: Sau khi đã múa các thánh thường ngồi nghe cung văn hát, kể sự tích lai lịch vị thánh đang giáng. Với các giá ông Hoàng thì cung văn ngâm các bài thơ cổ. Thánh biểu hiện sự hài lòng bằng động tác vỗ gối và thưởng tiền cho cung văn. Lúc này cũng là lúc, thánh dùng những thứ người hầu đồng dâng như: rượu thuốc lá, trầu nước v.v..Các thứ thánh dùng phải làm nghi thức khai cuông (khai quang) cho thanh sạch.

Lúc này những người ngồi dự chung quanh đến gần để cầu xin hoặc nghe thánh phán truyền. Và đây cũng là lúc thánh phát lộc. Lộc thánh gồm nhiều thứ như: hoa quả, bánh trái, gương lược, tiền bạc, nén nhang cháy v.v.

+) Thánh thăng:

Cuối cùng là dấu hiệu thánh thăng. Người hầu đồng ngồi yên, hai tay bắt chéo trước trán quạt che lên đỉnh đầu, khẽ rung mình, lúc ấy hai người phụ hầu đồng cấp tốc phủ khăn diện lên đầu người hầu đồng, cung văn nổi nhạc và hát điệu thánh xa giá hồi cung.

+)Chầu văn

Hát văn, còn gọi là chầu văn hay hát bóng, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc trong nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ, một tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Chầu văn, còn gọi là Hát văn hay Hát bóng là giai điệu tín ngưỡng của người Việt. Hát văn có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Các trung tâm của hát văn là Nam Định và một số vùng quanh Hà Nội. Hát Chầu văn có ba kiểu là hát thi (văn thi), hát thờ (văn thờ) và hát hầu đồng (văn hầu). Hát thi dùng trong các cuộc đua tài thi hát và thường là hát đơn, chỉ một người hát. Hát thờ được hát trước ngày tiệc, ngày sóc vọng đầu rằm, mồng một, ngày tất niên. Tuy nhiên, hát

thờ trước khi vào các giá hầu đồng là một trong những phần quan trọng nhất của chầu văn.

Gắn liền với tín ngưỡng Tứ phủ, Hát văn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phụ trợ, kích thích sự thăng hoa, giao cảm giữa con nhang đệ tử với thế giới thần linh. Đây là mối quan hệ hữu cơ giữa một thể loại âm nhạc và một hình thức tín ngưỡng. Nghệ thuật âm nhạc dường như là một thứ phương tiện không thể thiếu khi con người muốn giao tiếp với thánh thần. Muốn tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu hay nghi lễ thờ Mẫu thì tìm hiểu về Hát văn là điều hết sức cần thiết.

+) Múa đồng

Cũng giống như các loại hình Shaman của các dân tộc thiểu số, trong nghi lễ Hầu đồng thường diễn ra các động tác múa. Đó là việc chủ thể thờ cúng thực hiện các hành động mang tính chất nghệ thuật và tâm linh để làm vui lòng thần thánh. Nhưng nếu như các loại khác, thì đó là những hoạt động múa trước thánh thần trước bàn thờ để cúng bái thần linh, mời thần linh về chứng giám. Thì ở đây, múa đồng lại là hoạt động của thần linh khi đã nhập vào thân xác của ông Đồng, bà Đồng, là những động tác diễn lại tác phong, uy thế của từng vị. Vì thế mà, trong các loại hình Shaman khác, chủ thể thờ cúng thường phải có quá trình học múa, học hát, học sử dụng nhạc cụ…Còn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghi lễ thờ cúng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Kiến An Hải Phòng (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)