Tính đô thị hóa

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghi lễ thờ cúng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Kiến An Hải Phòng (Trang 58)

Vốn không phải là nơi phát tích của thờ Mẫu như Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, cho nên trong lịch sử, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Kiến An tồn tại bên cạnh các loại hình tín ngưỡng với tục thờ một số vị Nữ thần địa phương mang tính chất bảo trợ. Trải qua những thăng trầm của dân tộc, tín ngưỡng ngưỡng thờ Mẫu được cư dân nơi đây bảo tồn trong các ngôi chùa và một số phủ, điện thờ nhỏ. Và thực sự nó chỉ phát triển mạnh mẽ một vài năm gần đây khi địa phương bước vào thời kỳ đô thị hóa.

Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa. Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống..

Lực lượng tín đồ thờ Mẫu tại nơi đây khá đông đảo và xuất thân từ nhiều thành phần trong xã hội. Họ là thương nhân kinh doanh, buôn bán; là các công nhân lao động trong các xí nghiệp; họ là trí thức trong các cơ quan hành chính; họ là học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường…Độ tuổi chủ yếu vào khoảng từ 20-50 tuổi. Họ đến với thờ Mẫu cùng có chung một mong ước xin được: phán truyền, ban sức khỏe và tài lộc. Họ mong chờ được đáp ứng những nhu cầu đang thiếu hụt trong đời sống thường nhật. Bản thân chủ thể thờ cúng là những thanh đồng cũng vậy, họ đã trải qua những chấn động của cuộc sống, của tinh thần. Tất cả đều tìm đến Mẫu để mong được giải thoát và cân bằng.

Theo số liệu thống kê mà chúng tôi có được, trên địa bàn quận Kiến An có khoảng hơn trăm cơ sở thờ Mẫu lớn và nhỏ. Trước kia, thờ Mẫu tại Kiến An thường xuất hiện trong các ngôi chùa với diện tích khiêm tốn; có thể chỉ là một ban thờ thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh hay thờ Tam Tòa Thánh Mẫu đặt trong các khám. Hay cũng có một vài đền, phủ. Tuy nhiên, trước tốc độ ngày càng lớn mạnh của đô thị hóa, con người tìm đến thờ Mẫu nhiều hơn. Đồng thời, với chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước cho nên các phủ, điền thờ tư gia được chú trọng xây dựng để thỏa mãn nhu cầu tâm linh của quần chúng nhân dân. Chúng tôi xin điểm qua một vài cơ sở thờ Mẫu ở Kiến An sau:

- Đền Tây Sơn, Kha Lâm: Thờ công chúa Chiêu Chinh, Bà là người phụ nữ tài sắc, có công giúp vua cha Trần Nhân Tông chiêu mộ quân chống giặc Mông - Nguyên, giúp dân mở mang điền ấp, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống no ấm. Hàng năm, cứ đến ngày sinh của Bà 6/12 âm lịch, nhân dân địa phương mở hội tưởng nhớ công đức Bà và tổ chức nhiều trò chơi dân gian như đánh vật, đấu võ... Các đền Tây Sơn và Kha Lâm đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá. Theo lời kể của

người dân địa phương, Chiêu Chinh công chúa là Đức Vua Bà được thờ tại ba nơi tượng trưng cho ba dải lụa đi theo ba hướng: Đền Tây Sơn: thờ công lao đánh giặc; đền Kha Lâm thờ công dạy dân trồng dâu nuôi tằm, buôn bán; còn thờ Bà tại Chùa Mõ ở Mỹ Đức- An Lão thờ công dạy dân đi biển.

- Đền Quy Tức: Thờ Chiêu Hoa Công chúa thời Trần, người có công khai phá đất đai vùng núi Đào Lĩnh. Tương truyền, bà Chiêu Hoa đã cắm lá cờ liễn trên ngọn núi Đào Lĩnh làm chỉ giới. Do đó, núi còn có tên là núi Phù Liễn. Sau này khi vua Trần Nhân Tông (khi còn là thái tử) đi thị sát vùng này đã cho dựng cột treo cờ Đại Việt lên cao, nên có thêm tên núi Cột Cờ. Đền còn giữ nhiều đồ tế khí cổ, 7 đạo sắc phong và quả chuông đồng nặng 300kg có từ thời vua Quang Trung. Dân mở hội vào ngày 12/01 âm lịch với các trò chơi dân gian: đập niêu, đấu vật, chọi gà, đánh cờ người và diễn chèo về sự tích ngôi đền.

- Đền Linh Sơn: Gắn với sự tích Đức Trần Hưng Đạo trên đường thị sát thế trận Bạch Đằng qua đây đã cắm thanh kiếm lệnh xuống đất, thề quyết diệt giặc Mông - Nguyên.

- Đền Tứ phủ Linh Từ (Ngọc Sơn): Chủ đền: bà Lương Thị Thìn (61 tuổi). Thờ chính Mẫu Liễu Hạnh. Đền có khoảng 200 năm, do cụ Lý Thị Dậu (tức Đồng Chi) làm chủ sau đó truyền đến các đời. trong đền thờ đầy đủ các cung, tam tòa, Đức Thánh Trần, Mẫu bán thiên…Đền chỉ hầu vào đầu năm. Ngày thường thì hương nước, những dịp khánh tiệc cúng lễ, và hầu.

- Đền cậu Bơ Thiên: Chủ đền: Thanh đồng Nguyễn Thị Liên và Phạm Văn Đẩu. Thờ chính là Cậu Bé Thoải, ngoài ra còn thờ đầy đủ các vị trong công đồng Tứ phủ. Hầu đồng diễn ra vào đầu năm và hầu theo 4 tiết(xuân-hạ-thu-đông). Chủ yếu là trừ tà sát quỷ, hay tổ chức vào ngày 1 và 15 hàng tháng.

- Phủ Thiên Linh Địa, Nam Sơn: Chủ nhang: thanh đồng Hồ Việt Thắng (39 tuổi. Thờ chính: Phật Mẫu (Mẫu Địa). Chuyên giải nghiệp âm, cúng phả độ gia tiên, di cung hoán số, cúng cho người căn quả nặng, trình đồng mở phủ cho các thanh đồng khác.

- Điện tư gia, Trữ Khê, Quán Trữ: Thanh đồng Bùi Đức Chiến (45 tuổi). Thờ chính: Quan Bơ Phủ, Cô Chín. Thường xem bói, giúp thanh đồng khác ra đồng tiến căn.

- Điện tư gia, Kha Lâm, Nam Sơn: Thanh đồng: Nguyễn Thị Khăn (50 tuổi) Thờ chính: Quan Lớn Tuần Tranh, Cậu Bé Đồi Ngang.

- Điện tư gia, Lê Duẩn, Quán Trữ: Thanh đồng: Nguyễn Thị Thủy (37 tuổi) Thờ chính: Đức ông Đệ Tam Trần Quốc Tảng, Cậu bé Cửa Suốt. Thường trừ tà sát quỷ.

- Điện tư gia, Tây Sơn, Trần Thành Ngọ: Thanh đồng: Trần Thị Thủy (60 tuổi). Thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

- Điện tư gia, Trường Chinh, Đồng Hòa: Thanh đồng: Nguyễn Văn Hùng. Thờ chính: Ông Hoàng Bảy

…..

Tính chất đô thị hóa còn biểu hiện rõ nét trong các yếu tố lễ vật, trang phục khi tiến hành thực hiện các nghi lễ. Bất cứ một ông Đồng hay bà Đồng nào khi tham gia vào Tứ phủ đều phải sắm cho mình những vật dụng hầu Thánh. Đó là trang phục với đủ các thể loại đại diện cho từng giá đồng. Theo quan sát của học viên, so với các vùng khác như Lào Cai, Yên Bái, Thái Bình…thì thanh đồng ở Kiến An luôn chú trọng đặc biệt đến lễ phục, trang sức, những phụ kiện giúp họ Hầu đồng đẹp hơn. Ngoài ra, các lễ vật dâng Thánh cũng rất phong phú, bao gồm: bánh kẹo, thuốc lá, xì gà, nước ngọt, bia, hoa quả…đồng thời tiền hầu Thánh cũng có những mệnh giá cao hơn. Theo ước tính của chúng tôi, chi phí cho một nghi lễ ở đây thường đắt hơn so với

nghi lễ tại các huyện khác trên địa bàn thành phố (như Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, Đồ Sơn).

Một dẫn chứng tiếp theo phải kể đến là thời gian thờ cúng. Ngoài các lễ tiết chung ra thì họ còn tiến hành thực hiện nhiều loại nghi lễ khác vào bất kỳ thời điểm có điều kiện. Khi nhu cầu xã hội nảy sinh thì buộc phải có những đáp ứng cho phù hợp. Chủ thể thờ cúng ở đây, là những người luôn chịu tác động của sự biến động của đời sống, những mâu thuẫn xã hội, các quy luật thị trường, và cả những tệ nạn đang từng ngày đe dọa cuộc sống của họ. Chính điều này làm cho nghi lễ thờ cúng tại nơi đây càng có điều kiện phát triển.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghi lễ thờ cúng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Kiến An Hải Phòng (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)