Giải pháp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghi lễ thờ cúng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Kiến An Hải Phòng (Trang 86)

2.3.2.1 Các giải pháp chung với tín ngưỡng thờ Mẫu

Một là: có những hình thức tuyên truyền, giáo dục đường lối chính

sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do không tín ngưỡng.. Đồng thời chúng ta tìm cách để người dân hiểu và nhận thức ranh giới giữa sinh hoạt tín ngưỡng với các hoạt động mê tín dị đoan. Mục đích của biện pháp này là giáo dục pháp luật cho mọi người dân để họ hiểu được rằng: bất cứ ai cũng có quyền tự do theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo nào. Kiên quyết xử lý nghiêm những kẻ lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá vỡ sự ổn định chính trị - xã hội, gây rối loạn trật tự công cộng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Hai là: Từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Mục đích của giải pháp này là nâng cao trình độ nhận thức về văn hóa, khoa học, kỹ thuật….từ đó phân biệt được đúng sai để có thể phát huy được những giá trị tích cực, bài trừ cái tiêu cưc, cái hạn chế còn tồn tại.

Ba là: Xây dựng môi trường văn hóa – xã hội lành mạnh tại các cơ sở

thờ Mẫu. Qua đó giữ vững được bản sắc văn hóa dân tộc, tạo cái nhìn thiện cảm đối với những người quan tâm đến tín ngưỡng.

Bốn là: Kết hợp biện pháp tuyên truyền và giáo dục với biện pháp tổ

chức, quản lý hành chính.

Năm là: Tăng cường công tác đào tạo và nghiên cứ khoa học về tín

đưa ra được những nhận định chính xác và có phương hướng điều chính phù hợp với tình hình thờ Mẫu ở từng địa phương cụ thể.

Tóm lại, để hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu có thể diễn ra theo chiều hướng tiến bộ thì cần thiết có sự phối kết hợp đồng bộ các giải pháp trên. Đồng thời, khi tiến hành áp dụng vào từng trường hợp cụ thể luôn phải có sự điều chỉnh phù hợp.

2.3.2.2 Các giải pháp đối với nghi lễ của tín ngưỡng Mẫu

Hiện nay, không chỉ trên địa bàn quận Kiến An nói mà tại các địa phương khác tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn tồn tại với tư cách là một loại hình tín ngưỡng dân gian. Bởi vậy, chưa hề có những quy định về mặt tổ chức cũng như hoạt động. Chính vì thế mà tình trạng xô bồ, lỏng lẻo vẫn tồn tại tràn lan điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của bản thân loại hình tín ngưỡng tôn giáo này. Theo chúng tôi những nhà quản lý về công tác tôn giáo tín ngưỡng cần đưa ra những quy định liên quan đến một số khía cạnh sau:

Một là cách thức hầu đồng: Hầu đồng không chỉ là nghi lễ quan trọng

trong tín ngưỡng thờ Mẫu mà nó còn là nhu cầu tâm linh của đông đảo một bộ phận quần chúng nhân dân. Chúng ta không thể cấm đoán hầu đồng nhưng để đảm bảo tính ổn định, hài hòa, thì các nhà quản lý về công tác tôn giáo nên sớm đưa ra những quy chế phối hợp cùng với phương thức hầu đồng theo truyền thống để cùng xây dựng những quy định chung. Nhìn chung, hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu cũng không có sự khác biệt nhiều về vũ điệu, chầu văn, hay đồ lễ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, gạt bỏ đi tính chất địa phương thì bản thân tôi thấy có sự thái quá. Tôi đã từng chứng kiến có một vị thanh đồng đeo kính đen hầu Thánh, hay một số vị khi hầu đồng thường có hành động lườm nguýt, quát nạt, thậm chí còn xỉa xói vào ban công đồng. Tất cả những phá cách đó đều đem đến cho người tham dự những phản cảm và chính nó làm biến tướng mất đi sự linh nghiêm của Đạo Mẫu.

Hai là: có nhiều người ngoài cuộc khi tiếp xúc với hầu đồng đều cho rằng nghi lễ này xa hoa, gây hoa tiền tốn của. Hình ảnh các lễ vật từ vàng mã, đồ cúng đền số tiền được tung ra khi hầu Thánh quả là không nhỏ. Có rất nhiều canh hầu lên đến hàng trăm triệu đồng. Vấn đề đặt ra hiện nay mà khiến nhiều người thắc mắc là có hay không tính chất linh thiêng, thành tâm khi người ta Hầu đồng, và liệu rằng thờ Mẫu phải chăng chỉ dành riêng cho những người có tiền? Chính vì lẽ đó mà để tín ngưỡng thờ Mẫu phát triển theo đúng căn nguyên của nó cần có những chế định liên quan đến số lượng tài chính, lễ vật của mỗi buổi hầu đồng. Có như vây, mới có thể xây dựng cái nhìn thiện cảm đối với toàn xã hội.

Ba là: Trong kết cấu của tôn giáo hiện đại, chủ thể thờ cúng đóng vai

trò rất quan trọng trong việc truyền bá phát triển tôn giáo của mình trong đời sống nhân dân. Tuy nhiên để làm được điều đó thì bản thân những người hành đạo cần mang cái tâm, cái tài của mình ra phục vụ. Khi tiếp xúc, người ta phải cảm nhận được cái tâm của họ trong sáng, chúng ta có thể soi mình vào đó mà học tập, học đạo, học phép nhà thánh. Từ những nghi lễ, lời ăn tiếng nói, đi đứng tác phong khi đăng đàn cũng như hàng loạt những vấn đề liên quan đến hầu Thánh, tâm đức con nhà bốn phủ… Những thanh đồng, những người trực tiếp “làm việc Thánh” phải có cốt cách, có đạo đức là vì họ là tấm gương để các con nhang đệ tử tin theo.

Bốn là: Trên địa bàn Quận Kiến An về phía chính quyền chưa có

những quy định chung về việc quản lý hoạt động Hầu đồng cũng như sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu. Và cùng với sự cho phép tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo nên các cơ sở thờ tự được phát triển trong đó có hệ thống các Đền, Phủ, Điện thờ Tứ phủ, từ đó các ông bà đồng cũng ngày một nhiều. Làm cho không ít người quan ngại. Vì vậy vẫn còn có hiện tượng hầu đồng tràn lan. Do vậy, cần phải có báo cáo đăng ký rõ ràng dưới sự giám sát giữa cơ sở và

người dân cùng với sự quản lý của các cấp chính quyền bằng các quy chế nội quy yêu cầu thực hiện đúng.

Hiện nay, trình độ dân trí cao nhưng những hiểu biết về thế giới tâm linh rất mù quáng, không chỉ về Đạo Mẫu mà còn còn xuất hiện trong hầu hết các tôn giáo. Một số kẻ lợi dụng lòng tin và cơ chế pháp luật thực hiện những chuyện “buôn thần bán thánh” làm không ít người nhẹ dạ cả tin rồi lâm vào cảnh tan cửa nát nhà. Từ sự lẫn lộn đảo điên kém hiểu biết trong tâm linh khiến tâm linh trở lên rất thịnh nhưng tồn tại trong nó sự “mạt pháp” suy thoái phẩm chất văn hóa một cách trầm trọng đáng báo động. Cho nên, việc giữ gìn và phát huy văn hóa đạo Mẫu không còn là nhiệm vụ của các cơ quan bảo tồn văn hóa, các ông đồng bà đồng, mà còn là của cả xã hội. Chúng ta cần nhìn nhận đúng bản chất của thờ Mẫu và hiện tượng hầu đồng để từ đó đưa ra những ứng xử với tín ngưỡng tôn giáo cho phù hợp.

KẾT LUẬN

Dưới ánh sáng của tư tưởng đổi mới, trong những năm vừa qua nghiên cứu khoa học lý luận đã có cách nhìn khách quan đối với nhiều vấn đề xã hội trong đó có sự thay đổi nhận thức về tôn giáo.

Hiện nay, khoa học thực nghiệm đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, đã bóc tách không ít những vấn đề về thế giới tự nhiên, và những kiến giải mới xoay quanh nhiều vấn đề còn gây tranh cãi trong xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn không ít những hiện tượng mà không cần lý giải hoàn toàn khoa học thực nghiệm đối với những cộng đồng, cá nhân cùng tồn tại trong đó: những lý luận về “Chúa”, “nguồn gốc vũ trụ”, “cảm xạ học”. Đúng như lời mở đầu của bộ “Bách khoa toàn thư” của Mỹ đã xác nhận: “Tất cả những phát minh khoa học mà con người biết được cho đến nay chỉ chiếm 5% sự thật của tự nhiên. Còn hơn 95% sự thật của tự nhiên là chưa biết và không biết”.

Ở Việt Nam hiện nay còn tồn tại một thực trạng chung là bản thân các khái niệm trong lĩnh vực tôn giáo tâm linh còn rất nhiều ý kiến các cách hiểu khác nhau. Đối với tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm. Điều này cũng dễ chấp nhận bởi chúng ta mới thực sự nghiên cứu chúng một cách khách quan và khoa học khi có sự đổi mới trong định hướng của Nhà nước. Bên cạnh những đặc điểm chung của loại hình tín ngưỡng bản địa, tín ngưỡng thờ Mẫu còn có những đặc điểm khác biệt, thông qua các nghi lễ thờ cúng đã xác lập tính độc đáo của một loại hình tín ngưỡng tôn giáo đặc trưng của người Việt. Điều này cũng là nhân tố đem đến nhiều đánh giá khác nhau trog nghiên cứu.

Bằng việc kế thừa những thành quả nghiên cứu của nhiều người đi trước, và tìm hiểu vấn đề một cách nghiêm túc, khách quan, khoa học. Qua việc tiếp cận những đối tượng thực (những người có căn), đề tài này của

chúng tôi tập trung vào nghiên cứu một số nghi lễ thờ cúng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Kiến An – Hải Phòng. Qua đó, nhận thấy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong cần phải được bảo lưu. Nhận thức sâu sắc hơn những giá trị đạo đức xã hội, giá trị tinh thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu với đời sống xã hội hiện đại. Đặc biệt là khía cạnh tâm linh, tác động đến tâm sinh lý của những người được gọi là có căn đồng như một liệu pháp điều trị giúp những người thuộc nhóm người này có thể cân bằng lại cuộc sống của họ.

Ngày nay, trước những tác động to lớn của toàn cầu hóa, đất nước ta đang có những biến đổi to lớn về kinh tế - chính trị văn hóa và xã hội. Ngay bản thân tín ngưỡng thờ Mẫu cũng có những đổi thay cả về về mặt lý luận lẫn nhận thức. Tuy nhiên, bao kèm trong đó còn có cả xu hướng tiến gần tới những hiện tượng mê tín dị đoan, xu hướng thương mại hóa trong tín ngưỡng. Song trên tất cả vẫn là mong muốn đưa hoạt động này trở thành sinh hoạt văn hóa xã hội, là nét đẹp trong tâm linh cộng đồng dân Việt, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân ta.

Nghiên cứu nghi lễ của tín ngưỡng Mẫu ở Kiến An – Hải Phòng, tác giả luận văn muốn đem đến cho người đọc một cái nhìn chân thực về sinh hoạt thờ Mẫu của nhân dân nơi đây. Từ việc mô tả diện mạo, phân tích những đặc trưng nghi lễ thờ cúng, cho đến việc chỉ ra những chân giá trị của thờ Mẫu, chúng tôi hy vọng, trong một tương lại không xa có nhiều người quan tâm hơn nữa đến loại hình tín ngưỡng này, cùng chung tay bảo tồn và phát huy nó trong đời sống hiện đại. Hay nói một cách khác chính là sự thể hiện lòng yêu nước mỗi cá nhân trong thời đại mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị An (1992), Sự vận động của truyền thuyết về Mẫu qua những truyện kể về Liễu Hạnh và truyền thuyết về Nữ thần Chăm, Tạp chí Văn

học, (5), tr. 44-99

2. Vũ Thị Thu An (2010), Bước đầu tìm hiểu một số nghi lễ thờ cúng trong

tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Bộ, Khóa luận tốt nghiệp Đại học.

3. Toan Ánh (1992), Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 4. Ăng ghen (1972),Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà

nước, Nxb Sự Thật, Hà Nội.

5. Trần Lâm Biền (1990), Quanh tín ngưỡng dân dã Mẫu Liễu và điện thờ,

Tạp chí Nghiên Cứu Văn Hóa Nghệ Thuật,(5), tr. 42 – 45.

6. Phan Văn Các (2001), Tìm hiểu Đạo giáo và phả hệ thần tiên, Tạp chí

Nghiên cứu tôn giáo,(1), tr. 22 – 27.

7. Các Mác và Ăng ghen toàn tập (1995), Tập 3, Nxb Chính Trị quốc Gia, Hà Nội.

8. Hoàng Thị Châu (1967), Tìm hiểu từ “phụ đạo” trong truyền thuyết về Hùng Vương, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử,(9), tr. 22 – 28.

9. Lê Thị Chiêng (2008), Điện thờ tư gia _ một hình thức tín ngưỡng dân gian trong xã hội hiện đại (qua khảo sát tại Hà Nội), Tạp chí nghiên cứu

Tôn giáo,(11)d, tr. 59 – 64.

10. Phạm Văn Chung (2007), Triết học Mác về lịch sử, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

11. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam,

12. Nguyễn Hồng Dương, Phùng Đạt Văn (2009), Tín ngưỡng tôn giáo và

xã hội dân gian, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.

13. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2003), Văn kiện hội nghị lần thứ bảy Ban

chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

14. Trần Mạnh Đức (2001), Toàn cầu hóa và tôn giáo, Tạp chí Nghiên Cứu

Tôn giáo, (4), tr. 20-25.

15. TS.Francis S.Collins (2007), Ngôn ngữ của Chúa những bằng chứng

khoa học về đức tin, Nxb Lao động, Hà Nội.

16. Chu Xuân Giao, Phan Lan Hương (2008), Truy tìm những chân thực riêng lẻ: về thời điểm xuất hiện của Phủ Tây Hồ từ góc nhìn nhân loại học lịch sử, Tạp chí Văn Hóa Dân Gian, (3), tr. 21 – 44.

17. Hoàng Quốc Hải (2001), Văn hóa phong tục, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

18. Mai Thanh Hải (2005), Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

19. Mai Thanh Hải (2002), Từ điển tôn giáo, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội. 20. Đỗ Thị Hảo, Mai Thị Ngọc Chúc (1982), Các nữ thần Việt Nam, Nxb

Phụ Nữ, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21. Nguyễn Kim Hiền (2001), Lên đồng, một sinh hoạt tâm linh mang tính trị liệu, Tạp chí Văn Hóa Dân Gian, (4), tr. 69 – 78.

22. Nguyễn Thanh Hiền (2008), Then bắc cầu xin hoa. Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

23. Nguyễn Duy Hinh (2007), Một số bài viết về tôn giáo học, Nxb Khoa học Xã Hội, Hà Nội.

24. Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Bộ môn Khoa học về tín ngưỡng và tôn giáo (1996), Trích tác phẩm kinh điển chủ nghĩa Mác-

Lênin về tôn giáo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

25. Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam (2006), Những vấn đề nhân học tôn giáo, Nxb Đà Nẵng.

26. Đỗ Minh Hợp (2009), Tôn giáo học nhập môn, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 27. Nguyễn Thị Huế (1992), Từ Phật Mẫu Man Nương đến Thánh Mẫu Liễu

Hạnh, Tạp chí Văn học, (5), tr.50-53

28. Đỗ Trinh Huệ (2006), Văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam dưới nhãn quan học giả L.Cadiere Chủ bút tạp chí Bulletin des Amis Du Vieux Hue

Đô Thành Hiếu cổ (1914-1944), Nxb Thuận Hóa – Huế.

29. Trương Sĩ Hùng (1992), Mẫu Thoải – Nữ thần nước tiêu biểu từ khởi thủy Hùng Vương, Tạp chí Văn hóa dân gian, (2)

30. Phan Thị Kim (Thích Đàm Kiên) (2011), Tìm hiểu mối quan hệ giữa

Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu ở khu vực Bắc Bộ, Luận văn Thạc sĩ

Tôn giáo học

31. Nguyễn Xuân Khánh (2006), Mẫu Thượng Ngàn, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội. 32. Vũ Ngọc Khánh, Mai Thị Ngọc Chúc, Phạm Hồng Hà (2002), Nữ

thần và Thánh Mẫu Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội

33. Vũ Ngọc Khánh (2008), Tục thờ Đức Mẫu Liễu - Đức Thánh Trần,

Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội

34. Hoàng Văn Lân (1999), Quan hệ giữa nhà nước quân chủ tập quyền với làng xã trong thế kỷ XV ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (3), tr. 34 35. Ngô Sĩ Liên (2009), Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Văn Học, Hà Nội. 36. Đặng Văn Lung (2004), Văn hóa Thánh Mẫu, Nxb Văn hóa Thông tin,

37. Hoàng Lương (2002), Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam khu

vực phía Bắc, Nxb Đại Học Quốc gia Hà Nội.

38. Nguyễn Đức Lữ (2005), Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghi lễ thờ cúng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Kiến An Hải Phòng (Trang 86)