Kết quả kinh doanh của từng bộ phận trong công ty

Một phần của tài liệu thực trạng và biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại công ty dịch vụ du lịch sao mai (Trang 28)

Kết quả hoạt động kinh doanh của bộ phậnlu trú

Xét trong cơ cấu doanh thu của công ty ta thấy doanh thu của bộ phận buồng luôn chiếm tỷ trọng cao, trung bình khoảng 60% của tổng doanh thu (xem bảng 3)

Bảng 3 . Doanh thu từ dịch vụ lu trú

Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000

Tổng doanh thu (triệu đồng) 3323 5060 5547 5051 5509

Doanh thu buồng (triệu đồng) 1868 2640 2968 3124 3366

Tỷ lệ (%) 56,21% 52,17% 53.50% 61,85% 61,10% 3323 5060 5547 5051 5509 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 Triệu đồng 1996 1997 1998 1999 2000 Năm

Doanh thu của công ty trong 5 năm qua

Cùng với sự thay đổi của tổng doanh thu, doanh thu buồng ngủ vẫn chiếm tỷ lệ cao. Đây là hoạt động mang lại nguồn doanh thu chủ yếu cho khách sạn. Bảng số liệu cho thấy, trong những năm gần đây, đã có sự tăng lên đáng kể về tỷ lệ doanh thu của lĩnh vực kinh doanh này. Tuy năm 1999 có sự sụt giảm doanh thu đáng kể nhng là do những yếu tố khách quan của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, nhng nhìn chung vẫn tăng đều. Có thể thấy rõ điều đó thông qua đồ thị sau:

Sơ đồ 3 . Đồ thị doanh thu lu trú trong tổng doanh thu

Trớc sự thay đổi của ngành du lịch công ty đã dự đoán rằng nguồn khách

sẽ giảm đi , vì thế công ty đã chuyển hớng chú trọng vào việc quảng cáo , tiếp thị vào khu vực khách du lịch đơn thuần , với phơng châm là giá cả hợp lý , trình độ phục vụ tốt , cơ sở vật chất tiện nghi hiện đại

Bảng 4 . Giá phòng khách sạn qua các năm

Đơn vị : 1000 đồng

Loại 1996 1997 1998 1999 2000

Loại nhất 120 250 700 650 450

Loại A 100 200 500 350 250

Loại B 80 150 350 200 180

(Nguồn: Số liệu thống kê của công ty dịch vụ du lịch Sao Mai)

Cùng với sự gia tăng của giá cả hàng hoá và dịch vụ, giá phòng của công ty trong những năm gần đây đã đợc điều chỉnh theo mức độ hợp lý, để đảm bảo cho việc bù đắp chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận. Nếu nh trong những năm trớc 1996, 1997 giá phòng loại nhất còn thấp chỉ có 120000 đồng và 250000 đồng thì những năm gần đây 1998,1999, 2000 đã có sự tăng vọt do công ty đầu t và nâng cấp cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách. Tuy giá phòng loại nhất có cao nhng không ổn định. Đây cũng là tình trạng chung của phòng loại A và loại B. Trong những thời điểm vắng khách (ngoài vụ du lịch) công ty đã phải hạ giá phòng tới mức thấp nhất có thể để đảm bảo trang trải phần

chi phí cố định, giảm tình trạng để nhiều phòng trống. Ngoại trừ giá phòng hạng nhất đang có xu hớng tăng lên, phòng loại A và loại B đều giảm. Điều này phản ánh sự thay đổi trong xu hớng tiêu dùng của du khách. Bên cạnh đó, nó cũng phần nào phản ánh cơ sở vật chất và chất lợng phục vụ tại các phòng loại này không còn phù hợp với thị hiếu của khách nữa. Trong thời gian tới, khách sạn cần có biện pháp kịp thời để nâng cấp nội thất trang thiết bị, không những ở phòng loại A và loại B mà còn cả phòng loại nhất để thu hút và kích thích mạnh nhu cầu của khách, ổn định hoạt động kinh doanh.

Kết quả kinh doanh của bộ phận ăn uống

Trong ngành kinh doanh dịch vụ du lịch thì dịch vụ ăn uống chiếm một tỷ trọng đáng kể và đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lợng của toàn bộ chơng trình du lịch mà khách hàng đã mua. Dịch vụ ăn uống tại công ty Sao Mai, tuy nhiên cha đợc phát triển tơng xứng với khả năng hiện có của công ty, có thể thấy đợc điều này qua bảng 5.

Bảng 5 . Doanh thu từ dịch vụ ăn uống

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000

Tổng doanh thu 1994 3323 5060 5547 5051 5509

Doanh thu ăn uống 543 881 1195 1392 843 1026

Tỷ lệ ( % ) 27,23% 26,51% 23,61% 25,09% 16,69% 18,62%

(Nguồn: Số liệu thống kê của công ty Sao Mai)

Bảng 5 cho thấy, khâu kinh doanh ăn uống chiếm một tỷ trọng vừa phải trên toàn bộ tổng doanh thu của khách sạn, trung bình khoảng 20%. Thông th- ờng, hầu hết khách lu trú tại khách sạn đều sử dụng sản phẩm ăn uống của khách sạn, song so với tiêu chuẩn doanh thu của bộ phận ăn uống nói chung thì doanh thu của bộ phận này cha phải là lớn, khách sạn vẫn cha tận dụng hết công suất phòng ăn và khả năng phục vụ của nhân viên.

Ngoài số khách lu trú tại khách sạn tiêu dùng sản phẩm ăn uống của khách sạn, lợng khách bên ngoài đến với khách sạn ăn uống còn thấp, chủ yếu là khách đặt hội nghị, tiệc cới ... Mặc dù có khuôn viên đẹp, rộng rãi thoáng mát cho việc để xe, nhng khách sạn cha thu hút đợc khách đến ăn uống, vui chơi giải trí. Vì vậy, khách sạn phải tích cực đề ra những biện pháp kịp thời trong thời gian tới để thu hút khách. Khách sạn Sao Mai có quy mô tơng đối lớn với các loại phòng ăn từ nhỏ đến lớn, tất cả từ 180 chỗ ngồi đến 220 chỗ ngồi, có thể phù hợp mọi loại tiệc đứng, tiệc ngồi với số lợng khách khác nhau. Tuy nhiên, hàng năm khách sạn sử dụng không hết công suất phòng ăn, tình trạng đó dẫn đến lãng phí nhiều.

Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000

Doanh thu ăn uống 881 1195 1392 84,3 102,6

Số ghế ngồi 180 220 220 220 220

Doanh thu một ghế/năm 4,89 5,43 6,32 3,82 4,66

(Nguồn: Số liệu của công ty dịch vụ du lịch Sao Mai)

Cùng với sự giảm sút của tổng doanh thu, doanh thu của bộ phận ăn uống cũng bị thay đổi, nó phản ánh thực trạng đi xuống của kinh doanh ăn uống và cũng là tình trạng kinh doanh chung cuả khách sạn, công suất sử dụng phòng ăn nh vậy là quá thấp so với tiềm năng. Nguyên nhân chủ yếu là do loại hình dịch vụ về ăn uống trong khách sạn còn quá đơn điệu, cha phong phú đặc sắc, không kích thích đợc thị hiếu và khẩu vị của khách. Các món ăn thờng lặp lại, không có sự mạnh dạn sáng tạo và thay đổi. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác cũng quan trọng không kém là chất lợng phục vụ còn thấp, nhân viên phục vụ cha nhiệt tình, cha hết khả năng để đáp ứng mọi yêu cầu của khách. Sự quan tâm t vấn của nhân viên, giới thiệu những món ăn mới và đặc sắc cũng kích thích nhu cầu tiêu dùng, góp phần làm tăng thêm nguồn doanh thu cho khách sạn. Nhiều khi khách du lịch thậm chí không đợc thông tin đầy đủ về các món ăn trong khách sạn, do vậy, phải thờng xuyên bổ sung vào thực đơn những món ăn mới mẻ, hấp dẫn. Việc trình bày món ăn sao cho đẹp mắt, cuốn hút cũng là một hình thức thể hiện đẳng cấp, trình độ nghiệp vụ của bộ phận bếp nói riêng và chất l- ợng sản phẩm của khách sạn nói chung. Điều này đòi hỏi các đầu bếp phải thờng xuyên nâng cao tay nghề để đem đến cho khách một sự hài lòng toàn diện: cả về mặt chất lợng nội dung và về mặt thẩm mỹ. Với những điều kiện sẵn có về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất nh vậy, khách sạn Sao Mai có thể thu hút một l- ợng khách đông hơn hiện nay rất nhiều bằng những nỗ lực của toàn thể nhân viên bộ phận ăn uống nói riêng, của toàn khách sạn nói chung. Có nh vậy thì mới cải thiện đợc tình hình kinh doanh hiện tại, nâng cao năng suất sử dụng phòng ăn, manglại lợi nhuận chung cho khách sạn. Do đó, đây là một vấn đề cần đợc quan tâm của lãnh đạo bộ phận ăn uống nói riêng cũng nh lãnh đạo của khách sạn nói chung.

Kết quả hoạt động kinh doanh của dịch vụ bổ sung

Dịch vụ bổ sung là dịch vụ bổ trợ cho dịch vụ cơ bản nhằm nâng cao và thỏa mãn nhu cầu mới phát sinh của khách du lịch. Dịch vụ bổ sung là một trong những tiêu chuẩn để nhận hạng khách sạn, khách sạn càng sang trọng thì dịch vụ bổ sung càng đa dạng phong phú, đầy đủ và hoàn chỉnh. Dịch vụ này nảy sinh theo yêu cầu của từng nhóm ngời, mang tính đa dạng phong phú, có tác dụng kéo dài thời gian lu lại của khách, góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Vì vậy, việc nâng cao dịch vụ bổ sung có một ý nghĩa quan trọng, bởi

vì kinh doanh dịch vụ bổ sung có chi phí ban đầu thấp vốn đầu t ban đầu không nhiều. Tuy nhiên lãi suất lại cao, thu hồi vốn nhanh và đẩy nhanh quay vòng vốn. Đối với công ty Sao Mai, doanh thu từ mảng kinh doanh dịch vụ bổ sung chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (xem bảng 7), chỉ khoảng 1 - 2 % tổng doanh thu. Những năm gần đây doanh thu từ hoạt động này có xu hớng tăng dần nhng tốc độ tăng rất chậm. Doanh thu từ dịch vụ bổ sung ngày một nhích dần lên, đó là dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung nói riêng và doanh thu tổng toàn khách sạn nói chung. Dịch vụ này phát triển chứng tỏ các dịch vụ ở đây bớc đầu đã phù hợp với khách hàng. Vì thế ban lãnh đạo khách sạn rất quan tâm đến dịch vụ này và luôn nhớ khẩu hiệu "khách hàng là thợng đế "

Bảng 7. Doanh thu dịch vụ bổ sung

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000

Tổng doanh thu 3323 5060 5547 5051 5509

Doanh thu dịch vụ bổ sung 26 57 83 87 112

Tỷ lệ (% ) 0,87% 1,2% 1,5% 1,7% 2%

(Nguồn: Số liệu thống kê của công ty dịch vụ du lịch Sao Mai)

Trong thời gian tới, biện pháp trớc mắt để nâng cao doanh thu của dịch vụ bổ sung là cần có sự quan tâm đầu t hơn nữa của ban giám đốc khách sạn vì đây là hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả thiết thực cho công ty.

Kết quả hoạt động kinh doanh của du lịch lữ hành

Bên cạnh các dịch vụ chủ yếu của khách sạn nh phòng ngủ ăn uống thì khách sạn Sao Mai còn có một bộ phân mang lại nguồn doanh thu đáng kể, đó là trung tâm điều hành du lịch. Trung tâm dịch vụ du lịch của công ty Sao Mai bắt đầu bớc vào hoạt động từ giữa những năm 1993, cho đến nay trung tâm đã thu hút đợc khá đông khách và là một địa chỉ lữ hành tin cậy đợc nhiều khách hàng biết đến. Tuy nhiên, tỷ trọng giữa doanh thu từ kinh doanh lữ hành và tổng doanh thu 5 năm qua tăng trởng không ổn định, thể hiện sự bấp bênh trong kinh doanh. (xem bảng 8)

Bảng 8 . Tình hình kinh doanh du lịch lữ hành của công ty Sao Mai

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000

Tổng doanh thu 3323 5060 5547 5051 5509

Doanh thu dịch vụ du lịch 548 1168 1104 997 1005

Tỷ lệ (%) 17,2% 23% 20% 19,7% 18,3%

(Nguồn: Số liệu thống kê của công ty dịch vụ du lịch Sao Mai)

Nhìn vào bảng trên, thấy rằng hoạt động du lịch lữ hành của công ty hàng năm chiếm một tỷ lệ không nhỏ (gần 20%), đóng góp vào tổng doanh thu của

lực mà công ty bỏ ra. Trong thời gian tới, để tạo sự ổn định cho mảng hoạt động này cần phải có sự nỗ lực hơn nữa để đa kinh doanh lữ hành trở thành thế mạnh của công ty.

Khách du lịch của công ty chỉ có mục đích đi du lịch thuần tuý và nghỉ ngơi theo mùa (thờng là nghỉ biển) và hầu hết là khách nội địa, chơng trình du lịch có độ dài trung bình từ 4-5 ngày. Ví dụ vào mùa hè, các du khách của công ty thờng đi theo các chơng trình sau:

 Chơng trình du lịch Hà Nội - Sầm Sơn, thời gian chơng trình 4 ngày 3 đêm, phơng tiện vận chuyển bằng ô tô.

♦ Ngày thứ nhất: Thăm đền Đinh Lễ, ăn tra tại Ninh Bình, ăn chiều tại Sầm Sơn

♦ Ngày thứ hai: Nghỉ ngơi tại khách sạn, ăn tra, tắm biển.

♦ Ngày thứ ba: Thăm quan đền Độc Cớc, Cô Tiên, Hòn Trống Mái, chiều tắm biển.

♦ Ngày thứ t: Đi chợ Sầm Sơn, về Hà Nội.

Ngoài ra còn nhiều chơng trình khác nh Hà Nội - Hạ Long - Trà Cổ - Cát Bà - Cửa Lò - Đà Lạt - Thành phố Hồ Chí Minh ...

Vào mùa thu khách thờng đi du lịch dài ngày hơn nh Hà Nội - Huế - Đà Nẵng - Đà Nẵng - Đà Lạt - Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh từ 6-10 ngày. Nguồn khách chính của công ty là từ các công đoàn, cơ quan, xí nghiệp với mục đích chính là tạo ra những ngày nghỉ ngơi thoải mái, phục hồi sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên sau những ngày lao động. Vì vậy khách của công ty đi với mục đích nghỉ ngơi thuần tuý. Các chơng trình thờng đợc thực hiện vào mùa du lịch nh mùa xuân, hè, thu ... Với các hình thức nh đi lễ hội chùa Hơng vào mùa xuân, thăm các thắng cảnh danh lam và hội đền chùa ở miền Bắc nh hội Lim, đền Hùng. Vào mùa hè thờng đi các tour Đà Lạt - Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn khách trong công ty có thể là rất lớn trong tơng lai bởi công ty có mối quan hệ với nhiều nguồn cung cấp khách lớn. Đây là một trong những u thế của công ty so với các doanh nghiệp lữ hành khác. Nếu khai thác tối đa đợc điểm lợi thế này, nguồn khách và doanh thu của công ty có khả năng tăng nhanh không ngừng, vì nhu cầu đi du lịch của ngời Việt Nam là ngày càng lớn. Để đảm bảo thắng lợi chắc chắn trong kinh doanh lữ hành, công ty đã có xu hớng hoàn thiện và tạo ra sản phẩm hấp dẫn phù hợp với thời vụ và nhu cầu của khách.

Bảng 9 . Cơ cấu khách của công ty trong năm 2000 Đối tợng khách Số lợng (ngời ) Tỷ lệ (%)

1. Khách du lịch theo công

đoàn cơ quan , xí nghiệp ... 5350 67,3%

2. Khách đi lẻ , nhân dân 2595 32,66%

Tổng số 7945 100%

(Nguồn: Số liệu thống kê công ty Sao Mai)

Bảng 9 cho thấy nguồn khách du lịch chủ yếu của công ty chiếm số lợng lớn là những khách du lịch theo công đoàn nhà má , khách đi lẻ chỉ chiếm số l- ợng í .

Doanh thu từ dịch vụ du lịch không nhỏ nên ngay từ đầu ban lãnh đạo công ty đã hết sức quan tâm đến việc phát triển bộ phận kinh doanh này. Trong thời gian tới, đây sẽ đợc coi là định hớng chủ yếu để tăng doanh thu từ du lịch.

Bảng 10 . Lợi nhuận của kinh doanh lữ hành

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000

Tổng doanh thu 548 1164 1104 997 1005

Chi phí 477 993 928 848 748

Lợi nhuận 101 171 176 149 257

Lợi nhuận bình quân/ ngời 16,8 28,5 29,3 24,8 42,8

(Nguồn : Số liệu của công ty dịch vụ du lịch Sao Mai)

Bảng 10 cho thấy, với một công ty du lịch mà tổng lợi nhuận 1 năm hơn 100 triệu đồng thì không phải là lớn, nhng ở đây trung tâm điều hành du lịch của công ty chỉ có 6 ngời mà đem lại lợi nhuận nh vậy là một kết quả đáng khíchlệ. Nhìn chung, lợi nhuận của kinh doanh lữ hành đã có sự tăng lên. Ngoại trừ năm 1999 là năm nghành du lịch Việt Nam gặp khó khăn do ảnh hởng của khủng hoảng kinh tế khu vực, còn lại các năm đều có sự tăng trởng. Đặc biệt, trong năm 2000 lợi nhuận đạt đợc ở mức cao nhất so với những năm trớc.

Một phần của tài liệu thực trạng và biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại công ty dịch vụ du lịch sao mai (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w