Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê Y học ứng dụng phần mềm SPSS 13.0 và Excel 97 - 2003.
Đối chiếu giá trị của các chỉ số giữa nhóm bệnh và nhóm so sánh được trình bày dưới dạng trung bình và độ lệch chuẩn, kiểm định sự khác biệt thống kê bằng test student (t-test).
Các tỷ lệ được trình bày dưới dạng phần trăm (%) và kiểm định sự khác nhau giữa hai nhóm bằng test chi-square 2. Trong trường hợp so sánh trung bình của nhiều nhóm sử dụng phép kiểm Fisher (F). Sự khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê khi khoảng tin cậy (CI) > 95% (p < 0,05).
Độ tương quan giữa các chỉ số được biểu thị bằng hệ số r và kiểm định bằng giá trị p. Thiết lập phương trình tương quan và vẽ biểu đồ tương quan bằng chương trình Excel 97 - 2003.
Giá trị của r chạy từ -1 đến +1, càng gần đến 0 thì mối tương quan giữa hai đại lượng càng yếu.
r: > 0,75 có mối tương quan lý tưởng giữa hai đại lượng. r: 0,5 - 0,75 có mối tương quan chặt chẽ giữa hai đại lượng. r: 0,25 - 0,5 có mối tương quan vừa phải giữa hai đại lượng. r: < 0,25 có mối tương quan không đáng kể giữa hai đại lượng. r có giá trị dương: tương quan thuận.
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU SO SÁNH CHỌN BỆNH NHÓM BỆNH (NMCTSTCL) NHÓM SO SÁNH (ĐTNKÔĐ,NMCTKSTCL) KHÁM LÂM SÀNG KHÁM LÂM SÀNG ĐIỆN TIM CK-MB,TROPONINT hsCRP1 ĐIỆN TIM CK-MB,TROPONINT hsCRP1
SIÊU ÂM TIM CHỤP MẠCH VÀNH
hsCRP2
SIÊU ÂM TIM CHỤP MẠCH VÀNH hsCRP2 KẾT LUẬN THU THẬP ĐÁNH GIÁ THU THẬP ĐÁNH GIÁ
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 56 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên so với nhóm so sánh 53 bệnh nhân (33 bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định và 20 bệnh nhân nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên) làm đối chứng, chúng tôi thu được các kết quả sau: