Độ Mô tả
I Các hoạt động bình thường không gây ĐTN, ĐTN chỉ xảy ra khi đi bộ với chiều dài trên hai dãy nhà và leo lên một tầng gác.
II Giới hạn nhẹ hoạt động thể lực bình thường. ĐTN xảy ra khi đi bộ khoảng 1-2 dãy nhà và leo lên một tầng gác.
III Giới hạn nhẹ đáng kể hoạt động thể lực. ĐTN xảy ra khi đi bộ khoảng 1-2 dãy nhà và leo một tầng gác.
IV Khó khăn khi thực hiện bất cứ một hoạt động thể lực nào, triệu chứng đau ngực có thể xuất hiện cả khi nghỉ.
- Điện tim bình thường hoặc ST chênh xuống. - Không có bằng chứng hoại tử cơ tim.
2.2.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhồi máu cơ tim có ST chênh lên
Theo định nghĩa lại nhồi máu cơ tim năm 2007 và khuyến cáo của Hội tim mạch Châu Âu năm 2008:
-TroponinT tăng ít nhất một giá trị bách phân vị (99% của giới hạn trên): > 0,1 ng/mL.
-Biến đổi điện tâm đồ với đoạn ST chênh lên mới tại điểm J hoặc bloc nhánh trái xuất hiện.
-Và/hoặc lâm sàng đau thắt ngực [113], [116].
2.2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên
Theo khuyến cáo của Hội tim mạch Việt Nam 2008, Trường môn tim mạch Hoa Kỳ, Hội tim mạch Hoa Kỳ 2011.
-TroponinT tăng (> 0,1 ng/mL).
-Biến đổi điện tim với ST chênh xuống và/hoặc thay đổi sóng T: ST chênh xuống nằm ngang hoặc chênh xuống ≥ 0,05 mV ở hai chuyển đạo liên tiếp; và/ hoặc sóng T đảo ngược ≥ 0,1 mV ở hai chuyển đạo với sóng R cao hoặc R/S > 1.
-Và/hoặc lâm sàng đau thắt ngực[21], [30], [122].
* Tiêu chuẩn chẩn đoán biến đổi đoạn ST trong hội chứng mạch vành cấp
Theo khuyến cáo của Trường môn tim mạch Hoa Kỳ, Hội tim mạch Hoa Kỳ, Hội loạn nhịp Hoa kỳ năm 2009 (AHA/ACC/HRS 2009) [122]:
1. Nam > 40 tuổi ST chênh lên > 0,2 mV (2mm) tính tại điểm J trong chuyển đạo V2, V3 và 0,1 mV (1mm) trong chuyển đạo khác.
2. Nam < 40 tuổi ST chênh lên tính tại điểm J > 0,25 mV (2,5mm).
3. Nữ ST chênh lên tính tại điểm J > 0,15 mV ở chuyển đạo V2,V3 và > 0,1 mV ở các chuyển đạo khác.
4. Cả hai giới ST chênh lên tính tại J ở V3R, V4R > 0,05 mV (0,5mm) Nam < 30 tuổi ST chênh lên > 0,1 mV (1mm).
5. Cả hai giới ST chênh lên tính tại J ở V7 đến V9 > 0,05 mV (0,5mm). 6. Cả hai giới ở mọi lứa tuổi ST chênh xuống tính tại điểm J ở V2, V3 < - 0,05 mV (- 0,5mm) và - 0,1mV (- 1mm) cho các chuyển đạo khác.
2.2.1.4. Đánh giá độ nặng của NMCT lúc vào theo phân độ suy tim cấp của Killip
Chia làm 4 độ:
Độ I: không có ran ở phổi, không có T3 (tiếng ngựa phi). Độ II: ran lan lên đến giữa phế trường hoặc có T3.
Độ III: ran lan lên quá nửa phổi kèm phù phổi cấp. Độ IV: sốc tim [12].
2.2.1.5. Tăng huyết áp: Theo khuyến cáo của hội THA Việt Nam năm 2008
[9].
- Phương pháp đo
Để bệnh nhân ngồi (nằm) 5 phút trong một phòng yên tĩnh trước trước khi bắt đầu đo HA. Đo thường quy là tư thế ngồi. Đối với người già và bệnh nhân ĐTĐ, khi khám lần đầu thì nên đo cả HA tư thế đứng.
Cởi bỏ quần áo chật, cánh tay để tựa trên bàn ở mức ngang tim, thả lỏng tay và không nói chuyện trong khi đo.
Đo ít nhất hai lần cách nhau 1-2 phút, nếu hai lần đo này quá khác biệt thì tiếp tục đo thêm vài lần nữa.
Dùng băng quấn tay đạt tiêu chuẩn. Băng quấn đặt ngang mức tim dù bệnh nhân ở tư thế nào. Mép dưới băng quấn trên lằn khuỷu 2cm.
Sau khi áp lực hơi trong băng quấn làm mất mạch quay, bơm lên tiếp 30 mmHg nữa, sau đó xả băng ép từ từ (2 mm/giây). Nếu xuất hiện tiếng thổi (pha I Korotkoff) = HATT, nếu tiếng đập biến mất âm (pha V Korotkoff) = HATTr. Đo HA cả hai tay trong lần đo đầu tiên để phát hiện sự khác biệt gây
ra do bệnh lý mạch máu ngoại biên. Khi đó giá trị bên cao hơn được theo dõi sử dụng lâu dài sau này. Tính HA dựa trên số trung bình hai lần đo; nếu giữa hai lần đo đầu tiên chênh lệch > 5mm thì đo thêm nhiều lần. Không bao giờ điều trị THA khi chỉ dựa vào kết quả một lần đo HA [9].
- Dụng cụ đo
Bằng máy đo huyết áp (HA) đồng hồ hiệu ALPKA 2 (Nhật) đã được chuẩn hoá bằng máy đo huyết áp thuỷ ngân. Ghi nhận HA tâm thu, HA tâm trương và tính HA trung bình theo công thức sau:
HATB = HATTr + (HATT-HATTr) / 3.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp
- Tại phòng khám/ Bệnh viện: khi HA>140/90mmHg. Sau đo ít nhất 2 hoặc 3 lần khác nhau.
- Tại nhà: khi HA >135/85mmHg. Sau đo nhiều lần đúng phương pháp
* Phân độ tăng huyết áp: Theo khuyến cáo của hội tăng huyết áp Việt Nam năm 2008 (Dựa vào phân loại của WHO/ISH năm 2000 và ESC/ESH 2003).