Chỉ số Phân loại
CT
< 200 mg/dL (< 5,2 mmol/L) Tốt 200- 239 mg/Dl (5,2-6,2 mmol/L) Cao giới hạn ≥ 240 mg/dL (≥ 6,2 mmol/L) Cao
HDL-C
< 40 mg/dL (< 1 mmol/L) Thấp > 60 mg/dL (> 1,6 mmol/L) Cao
LDL-C
< 100mg/dL (< 2,6 mmol/L) Tối ưu 100- 129 mg/dL (2,6- 3,4 mmol/L) Gần tối ưu 130- 159 mg/dL (3,4- 4,2 mmol/L) Cao giới hạn 160- 189 mg/dL (4,2- 5 mmol/L) Cao ≥ 190 mg/ dL (≥ 5 mmol/L) Rất cao
TG
< 150 mg/dL (< 1,7 mmol/L) Bình thường 150- 199 mg/dL (1,7- 2,3 mmol/L) Cao giới hạn 200- 499 mg/dL (2,3- 5,7 mmol/L) Cao ≥ 500 mg/dL (≥ 5,7 mmol/L) Rất cao
2.2.1.8. Hút thuốc lá
Theo tiêu chuẩn của TCYTTG, tiền sử hút thuốc lá được tính theo đơn vị gói/năm: số gói thuốc lá hút trong ngày nhân với số năm hút thuốc chia làm 3 mức độ: <10 gói/ năm, 10-20 gói/năm và >20 gói/năm.
2.2.1.9. Đánh giá béo phì
- Tiến hành: đo chiều cao và cân nặng bằng thước đo mẫu gắn với cân bàn. Đơn vị biểu thị: Cân nặng (P) = kg, chiều cao (H) = m.
+ Tính chỉ số khối cơ thể (BMI) dựa theo công thức sau: BMI = Cân nặng/ Chiều cao2 (kg/m2).
+ Đo VB: được đo ngang qua rốn, ở cuối kỳ thở ra. Sai số đo không quá 0,5cm. Đơn vị biểu thị: cm.
Bình thường VB của nữ < 80cm và nam < 90cm.
- Đánh giá béo phì: dựa vào tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới dành cho các nước Châu Á năm 2000 [2], [124].
Bảng 2.5. Tiêu chuẩn béo phì của TCYTTG dành cho các nước Châu Á
Phân loại BMI
Gầy < 18,5 Bình thường 18,5- 22,9 Tăng cân ≥ 23 + Nguy cơ + Béo độ I + Béo độ II 23- 24,9 25- 29,9 ≥ 30
Béo phì dạng nam khi VB nam ≥ 90cm, VB nữ ≥ 80cm.
2.2.2. Phương pháp thăm dò cận lâm sàng
2.2.2.1. Định lượng hsCRP huyết thanh
- Phương tiện: Máy sinh hóa tự động AU 40001 của hãng OLYMPIC (Nhật, sản xuất 2008) của Khoa Sinh hóa - Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định.
- Nguyên tắc: CRP được định lượng theo phương pháp miễn dịch đo độ đục của Tina-Quant CRP với kít thử của OLYMPIC. Khi trong huyết thanh có CRP, CRP sẽ kết hợp với kháng CRP có sẵn trong dung dịch của kít thử. Phức hợp kháng nguyên-kháng thể CRP sẽ làm dung dịch thử đục lên. Độ đục thay đổi tuỳ theo nồng độ CRP có trong huyết thanh mẫu thử. Đo độ đục bằng máy quang phổ và quy đổi ra giá trị CRP bằng mg/L = mg/dL x 10
hoặc mg/dL = mg/L x 0,1. Nồng độ CRP bình thường của người Việt nam đã chuẩn theo máy AU 40001 là từ 0-1 mg/L.
- Tiến hành: Mẫu máu tĩnh mạch được lấy khoảng 2ml bằng cách garô không quá 2 phút. Quay ly tâm lấy huyết thanh để định lượng. Bảo quản mẫu nghiệm ở nhiệt độ 0- 40C. CRP được định lượng 2 lần: lần thứ nhất khi vào viện (hsCRP1) và lần thứ hai (hsCRP2) vào lúc 48 giờ sau khởi bệnh.
2.2.2.2. Định lượng TroponinT
- Phương tiện: Sử dụng máy miễn dịch tự động HITACHI- Mode Cobas E 411 (Nhật, sản xuất năm 2008) của Khoa Sinh Hóa.
- Nguyên tắc: Sử dụng phương pháp thử nghiệm hoá miễn dịch huỳnh quang ECIA (Electrochemiluminescence Immuno assay), theo nguyên tắc Sandwich. Người ta sử dụng hai kháng thể đơn dòng kháng lại TroponinT tim người, một kháng thể được đánh dấu với Biotin và một kháng thể được đánh dấu với Ruthénium tạo nên phức hợp Sandwich. Sau đó một lượng phân tử Streptavidin được đưa vào mẫu thử tạo nên một sự gắn kết giữa Streptavidin và Biotin. Phức hợp này được cố định và được đưa vào máy đo. Các phân tử được cố định vào bề mặt của điện cực bằng một nam châm. Các phân tử tự do sẽ được di chuyển nhờ ProCell. Sự khác nhau về điện thế trên điện cực sẽ phát quang và được đo bằng quang phổ kế. Máy phân tích sẽ cho kết quả với sự trợ giúp của bảng định mức chuẩn hai chiều.
- Tiến hành: Lấy 2ml máu tĩnh mạch cùng lúc với xét nghiệm hsCRP gởi ngay đến Khoa sinh hoá. Hoá chất sử dụng là bộ kit chế sẵn của hãng Roche. Đo hoạt tính và xử lý số liệu, tính toán kết quả được thực hiện trên máy đo mẫu tự động HITACHI.
- Giá trị bình thường của TroponinT: 0,00 - 0,01ng/mL.
2.2.2.3. Định lượng CK-MB
- Phương tiện: Máy sinh hóa tự động AU 40001 của hãng OLYMPIC (Nhật sản xuất 2008) của Khoa Sinh hóa- Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định.
- Tiến hành: Định lượng CK-MB cùng lúc với TroponinT và hsCRP theo phương pháp ức chế miễn dịch gián tiếp. Sử dụng kít thử của hãng OLYMPIC.
- Giá trị bình thường của CK-MB đã chuẩn theo máy là: 0 - 24 U/L.
2.2.2.4. Đo tốc độ lắng máu (TĐLM)
- Phương tiện: Bằng máy LENA (Nhật, sản xuất 2008). Theo phương pháp Westegreen tại Khoa Huyết học - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.
- Tiến hành: Mẫu máu được lấy vào sáng sớm, bệnh nhân chưa ăn cùng lúc với các xét nghiệm sinh hóa.
2.2.2.5. Xét nghiệm bạch cầu
- Phương tiện: Bằng máy SYSMEX KX-21 (Nhật sản xuất 2008) của khoa Huyết học truyền máu.
- Tiến hành: Mẫu máu được lấy cùng lúc với các xét nghiệm hoá sinh. - Giá trị bình thường của bạch cầu: 5,0 - 10,0 x 109 BC/L.
2.2.2.6. Xét nghiệm Fibrinogen
- Phương tiện: Bằng máy STAGO (Nhật, sản xuất 2002) của khoa Huyết học truyền máu - Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Định.
- Tiến hành: Mẫu máu được lấy cùng lúc với các xét nghiệm TĐLM. - Giá trị bình thường của Fibrinogen: 2,5 - 4 g/L.
2.2.2.7. Định lượng lipid máu
- Phương tiện: Bằng máy sinh hóa tự động AU 40001 của hãng OLYMPIC (Nhật, sản xuất 2008) của Khoa Sinh hóa - Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định.
- Tiến hành: Mẫu máu được lấy vào sáng sớm, bệnh nhân chưa ăn. Định lượng lipid gồm: Cholesterol toàn phần (CT), Triglyceride (TG), HDL- C và LDL-C. Sử dụng phương pháp so màu enzym.
* Phương pháp định lượng cholesterol máu
Định lượng CT theo phương pháp CHOP - PAP: CT được xác định sau khi thuỷ phân và oxy hoá với enzyme. Chất chỉ thị Quinophenazon được tạo thành từ hydrogen peroxid và 4 aminophnazon với sự có mặt của phenol và peroxidase.
* Phương pháp định lượng Triglycerid
Định lượng bằng phương pháp so màu enzyme theo kỹ thuật Triglycerid GPO - PAP.
* Phương pháp định lượng HDL-C máu
Định lượng bằng phương pháp so màu enzyme theo nguyên lý: Chylomicron, VLDL, LDL được kết tủa bởi acid phosphotungstic và magnesiclorid, sau đó tiếp tục định lượng giống như Cholesterol theo kỹ thuật CHOP- PAP.
* Phương pháp định lượng LDL-C máu
Nồng độ TG < 4,57 mmol/L trong nhóm bệnh và nhóm chứng do đó có thể tính LDL-C theo công thức Friedwald:
LDL-C = CT - (HDL-C) - TG/2,2.
2.2.2.8.Định lượng glucose máu
- Phương tiện: Bằng máy sinh hóa tự động AU 40001 của hãng OLYMPIC (Nhật, sản xuất 2008) của Khoa Sinh hóa-Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định theo phương pháp glucose-oxydase và sử dụng kit của hãng OLYMPIC.
- Tiến hành: Mẫu máu được lấy vào buổi sáng sớm khi bệnh nhân chưa ăn. Nồng độ glucose máu bình thường của người Việt nam đã chuẩn theo máy là 3,9 - 6,1 mmol/L.
2.2.2.9. Định lượng ure máu
Để loại trừ các bệnh nhân có suy thận làm tăng hsCRP và chống chỉ định chụp mạch vành. Định lượng theo phương pháp Neman và Jegenhorm với kỹ thuật phản ứng enzym urease.
2.2.2.10. Định lượng creatinin máu
Để loại trừ các bệnh nhân có suy thận làm tăng hsCRP và chống chỉ định chụp mạch vành. Định lượng theo phương pháp Jaffé.
Giá trị bình thường: 62 - 115 mol/L.
2.2.2.11. Điện tim
- Phương tiện: Sử dụng máy điện tim ba cần CARDIOFAX.V- 9320K của Hãng Nihon Kohden (Nhật bản, sản xuất năm 2005).
Đo tại khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Định.
- Tiến hành
+ Đo 12 chuyển đạo thông thường, nếu nghi ngờ nhồi máu ở thất phải hoặc vùng sau thì đo thêm V3R,V4R, V7 đến V9 hoặc đo cao lên một khoảng liên sườn.
+ Phân tích điện tim về nhịp, tần số, trục, các sóng. Đặc biệt chú ý đến các tiêu chuẩn chẩn đoán BMV, NMCTCSTCL và NMCTKCSTCL.
+ Đo lại mỗi ngày hoặc khi có đau thắt ngực tái phát hoặc có rối loạn nhịp.
* Đánh giá sự biến đổi đoạn ST dựa vào AHA/ACCF/HRS 2009 [122].
* Tiêu chuẩn chẩn đoán sóng Q bệnh lý
- Kinh điển: theo ESC/ACC (2000): + Q rộng ≥ 0,04s.
+ Q có biên độ ≥ 1/4 R cùng chuyển đạo [25]. - Dựa vào AHA/ACCF/HRS 2009 [122].
+ Bất kỳ sóng Q nào từ V2 đến V3 ≥ 0,02s hoặc QS ở V2 đến V3.
+ Q ≥ 0,03s và sâu > 0,1 mV hoặc QS ở I, II, aVL, aVF, hoặcV4,V5, V6 ở 2 chuyển đạo kề nhau trong cùng nhóm (I, aVL, V6, V4-V6, II, III, và aVF).
+ Sóng R ≥ 0,04 s ở V1-V2 và R/S ≥ 1 với sóng T tương ứng âm khi không có bất thường dẫn truyền [116], [122].
* Khuyến cáo đo chuyển đạo ngực phải (V3R, V4R)
- Khi ST chênh > 0,1mV ở II, II, aVF.
- ST chênh ở V1,V2,V3 kết hợp nhồi máu vùng sau dưới. - Các chuyển đạo V3R, V4R nên dùng điện cực dán vào da.
2.2.2.12. Siêu âm tim
Siêu âm tim trong HCMVC cho phép xác định bất thường vận động vùng (giảm động, vô động, rối loạn vận động), mức độ lan rộng của nhồi máu. Trong NMCT xuyên thành có thể thấy bất thường vận động vùng trong 90% trường hợp, trong NMCT không xuyên thành bất thường này khó thấy hơn. Đánh giá chức năng thất trái, phát hiện biến chứng của nhồi máu như thủng vách liên thất, thủng thành tim, hở hai lá do rối loạn chức năng cơ nhú hay đứt cơ nhú.. góp phần vào chẩn đoán cũng như tiên lượng [26].
Trong nghiên cứu của chúng tôi đánh giá chức năng tâm thu thất trái dựa vào phân suất tống máu (EF) theo Hội siêu âm tim Châu Âu (2005): EF < 45% là có rối loạn chức năng tâm thu thất trái [26], [75].
- Phương tiện: Máy siêu âm tim Doppler màu NEMIO của hãng TOSHIBA (Nhật, sản xuất 2005) tại khoa Tim mạch Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, đầu dò Sector 3,5mgHzt.
- Tiến hành: trong ba ngày đầu bởi bác sỹ siêu âm tim có kinh nghiệm, đo EF ba lần qua mặt cắt hai bình diện theo phương pháp Simpson lấy trung bình cộng.
+ Cách đo: đo các chỉ số đường kính thất trái tâm thu (Ds) và đường kính thất trái tâm trương (Dd) được thực hiện trên mặt cắt dọc cạnh ức ở khoảng giữa dây chằng hoặc chỗ bờ tự do van hai lá.
+ Phân suất tống máu EF = 100 (Vd - Vs)/ Vd.
(Vd: thể tích thất trái tâm trương, Vs: thể tích thất trái tâm trương). Thể tích thất trái được tính theo công thức Teicholz
Thể tích thất trái tâm trương:
7 x Dd3 Vd =
(2,4 + Dd) Thể tích thất trái tâm thu:
7 x Ds3 Vs =
(2,4 + Ds) + Bình thường EF = 55 - 80%.
2.2.2.13. Chụp động mạch vành
- Phương tiện: Chụp ĐMV được thực hiện tại Phòng thông tim chụp mạch Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định bằng máy Siemens Artis Zee Ceilling (Nhật, sản xuất năm 2010).
Đánh giá tổn thương động mạch vành dựa vào đánh giá độ hẹp của Pujadas G [13].
* Phân loại mức độ hẹp động mạch vành theo Pujadas G: Có 6 mức độ hẹp 0: Không hẹp.
1: Thành mạch không đồng đều, nhưng không hẹp khẩu kính. 2: Hẹp không có ý nghĩa khi hẹp khẩu kính < 50%.
3: Hẹp có ý nghĩa khi hẹp khẩu kính từ 50- 75%. 4: Hẹp khít khi hẹp khẩu kính từ 75-95%.
5: Hẹp rất khít gần như toàn bộ khẩu kính từ 95-100%, kèm ứ đọng thuốc cản quang trước chổ hẹp.
6: Tắc hoàn toàn [13].
* Phân độ nặng của tổn thương mạch vành theo chỉ số Gensini
Đánh giá mức độ nặng của tổn thương ĐMV theo chỉ số Gensini bằng cách cho điểm cho từng mức độ hẹp và tính hệ số theo từng vị trí hẹp [13].
+ Cho điểm theo mức độ giảm khẩu kính. Giảm: 25% 1 điểm 50% 2 điểm 75% 4 điểm 90% 8 điểm 99% 16 điểm 100% 32 điểm
+ Hệ số: Tuỳ vào vị trí tổn thương ĐMV
- Thân chung: hệ số 5 - ĐMLTT: Đoạn gần: hệ số 2,5 Đoạn giữa: hệ số 1,5 Vùng mõm: hệ số 1 Nhánh chéo 1: hệ số 1 Nhánh chéo 2: hệ số 0,5 - Động mạch mũ: Đoạn gần: hệ số 2,5 Đoạn xa: hệ số 1 Nhánh bờ: hệ số 1 Nhánh sau dưới: hệ số 1 Nhánh sau bên: hệ số 0,5 - Động mạch vành phải: hệ số 1
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê Y học ứng dụng phần mềm SPSS 13.0 và Excel 97 - 2003.
Đối chiếu giá trị của các chỉ số giữa nhóm bệnh và nhóm so sánh được trình bày dưới dạng trung bình và độ lệch chuẩn, kiểm định sự khác biệt thống kê bằng test student (t-test).
Các tỷ lệ được trình bày dưới dạng phần trăm (%) và kiểm định sự khác nhau giữa hai nhóm bằng test chi-square 2. Trong trường hợp so sánh trung bình của nhiều nhóm sử dụng phép kiểm Fisher (F). Sự khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê khi khoảng tin cậy (CI) > 95% (p < 0,05).
Độ tương quan giữa các chỉ số được biểu thị bằng hệ số r và kiểm định bằng giá trị p. Thiết lập phương trình tương quan và vẽ biểu đồ tương quan bằng chương trình Excel 97 - 2003.
Giá trị của r chạy từ -1 đến +1, càng gần đến 0 thì mối tương quan giữa hai đại lượng càng yếu.
r: > 0,75 có mối tương quan lý tưởng giữa hai đại lượng. r: 0,5 - 0,75 có mối tương quan chặt chẽ giữa hai đại lượng. r: 0,25 - 0,5 có mối tương quan vừa phải giữa hai đại lượng. r: < 0,25 có mối tương quan không đáng kể giữa hai đại lượng. r có giá trị dương: tương quan thuận.
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU SO SÁNH CHỌN BỆNH NHÓM BỆNH (NMCTSTCL) NHÓM SO SÁNH (ĐTNKÔĐ,NMCTKSTCL) KHÁM LÂM SÀNG KHÁM LÂM SÀNG ĐIỆN TIM CK-MB,TROPONINT hsCRP1 ĐIỆN TIM CK-MB,TROPONINT hsCRP1
SIÊU ÂM TIM CHỤP MẠCH VÀNH
hsCRP2
SIÊU ÂM TIM CHỤP MẠCH VÀNH hsCRP2 KẾT LUẬN THU THẬP ĐÁNH GIÁ THU THẬP ĐÁNH GIÁ
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 56 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên so với nhóm so sánh 53 bệnh nhân (33 bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định và 20 bệnh nhân nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên) làm đối chứng, chúng tôi thu được các kết quả sau:
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm bệnh - nhóm so sánh Bảng 3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của hai nhóm
Đặc điểm Nhóm bệnh
(n=56)
Nhóm so sánh
(n=53) p
Thời gian khởi phát 15,6 ± 12,62 giờ 21,9 ± 10,94 giờ >0,05 Tuổi (năm) 63,2 ± 12,73 63,5 ± 9,33 >0,05 BMI (Kg/m²) 22,9 ± 2,44 23,1 ± 2,52 >0,05 VB (cm) 87,4 ± 7,54 87,0 ± 7,53 >0,05 HATT (mmHg) 115,0 ± 29,48 128,3 ± 26,43 >0,05 HATTr (mmHg) 70,8 ± 14,17 77,3 ± 10,21 <0,05 HATB (mmHg) 92,9 ± 21,29 102,8 ± 17,69 >0,05 CT (mmol/L) 5,6 ± 1,47 5,8 ± 1,37 >0,05 TG (mmol/L) 2,4 ± 1,86 2,7 ± 1,58 >0,05 HDL(mmol/L) 1,3 ± 0,29 1,3 ± 0,30 >0,05 LDL(mmol/L) 3,3 ± 1,26 3,3 ± 1,12 >0,05 Tỉ lệ THA (%) 55,4 44,6 >0,05 Tỉ lệ ĐTĐ (%) 16,1 20 >0,05 RLLP (%) 80,4 92,5 >0,05 Hút thuốc lá(%) 71,4 62,3 >0,05 EF (%) 50,6 ± 10,50 61,1 ± 9,26 <0,01 RLCNTTTT (%) 33,9 9,4 <0,01
Nhận xét:
-Thời gian khởi phát trung bình của nhóm bệnh là 15,6 ± 12,62 giờ sớm nhất 1 giờ, muộn nhất 45 giờ.
-Tuổi trung bình của nhóm bệnh là 63,2 ± 12,73, nhỏ nhất là 34 tuổi, lớn nhất là 85 tuổi, tập trung ở độ tuổi từ 60 - 79 chiếm tỉ lệ 57,2%. Nam chiếm tỉ lệ 78,6%.
-Không có sự khác biệt về thời gian khởi phát, tuổi, BMI, VB, HATT, HATB, mức độ hút thuốc lá giữa hai nhóm (p > 0,05).
-Trị trung bình của các thành phần lipid giữa hai nhóm tương đương. -Tỉ lệ rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, THA, béo phì, ĐTĐ giữa hai nhóm