Nâng cao nhận thức và năng lực khai thác thông tin của người dùng tin

Một phần của tài liệu Tổ chức và khai thác tài liệu số tại thư viện Tạ Quang Bửu trường đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 95)

TVS còn cần đến các kỹ năng khác như: kỹ năng nắm bắt, tìm kiếm, xử lý, quản lý thông tin. Đây là mặt còn yếu, TV TQB cần phải thường xuyên mở các lớp học ngoại ngữ, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ xử lý TLS, phục vụ người dùng tin.

Sự phát triển của ngành TT-TV trên thế giới đang làm cho ranh giới giữa thư viện, thông tin, công nghệ thông tin ngày càng xích lại gần nhau hơn. Trước hết TV TQB cần xác định rõ, chính xác số lượng và chất lượng cán bộ thư viện có thể đáp ứng tốt các nhu cầu của đổi mới cũng như làm việc trong môi trường số. Sau đó cần đào tạo cán bộ cán bộ thư viện sớm bắt nhịp được với nhu cầu hội nhập thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn nâng cao trình độ về tin học, ngoại ngữ và chuyên môn TT-TV đặc biệt chú ý và tập trung cập nhật các kiến thức hiện đại; đặc biệt các môn học về thông tin, công nghệ thông tin, các môn học có liên quan đến thiết kế, xây dựng, tổ chức, quản lý, kỹ năng phục vụ TVS,...

Không chỉ học ở bên ngoài mà trong chính TV TQB cũng phải tổ chức các lớp học nhằm nâng cao kỹ năng sử dụng thành thạo tin học, lập trình, nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc, tổ chức các buổi họp nghiệp vụ, nghiên cứu học hỏi lẫn nhau về những nội dung mới trong xây dựng phát triển TLS, TVS.

3.4. Nâng cao nhận thức và năng lực khai thác thông tin của người dùng tin tin

Người dùng tin là yếu tố quan trọng hàng đầu, không thể thiếu, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một cơ quan TT-TV. Người dùng tin trong Trường ĐHBK HN chính là những người dùng năng động, chủ động, tích cực tham gia học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Từ khi áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ người dùng tin trong toàn Trường đều không ngừng nỗ lực học hỏi và nhu cầu sử dụng thông tin, TLS để phục vụ cho các hoạt động đặc thù. Trước những yêu cầu đó nhu cầu tin về TLS của người dùng tin cũng không ngừng tăng lên và biến đổi không ngừng. Nhằm nâng cao năng lực khai thác TLS của người dùng tin, TV TQB

94

cần chú trọng hơn nữa đào tạo người dùng tin để họ có khả năng khai thác thông tin một cách hiệu quả nhất.

Trong nhiều năm qua TV TQB đã tiến hành hoạt động đào tạo người dùng tin trong suốt năm học và theo yêu cầu của họ. Tuy nhiên, một số cách thức thực hiện đào tạo người dùng tin còn chưa thực sự phát huy hiệu quả do đó trong thời gian tới TV TQB cần đầu tư, chú trọng hơn cho hoạt động này. Thông thường vào đầu khoá học, TV TQB tổ chức những lớp tập huấn cho mọi sinh viên học viên năm thứ nhất muốn được cấp quyền sử dụng thư viện. Nội dung các khoá học này cung cấp cho người dùng tin những kiến thức cơ bản nhất về TV TQB, cách tra cứu, khai thác thông tin tài liệu tại thư viện cũng như trên Website TVS. Ngoài ra trong suốt quá trình theo học tại trường người dùng tin vi phạm hoặc không nắm được nội quy, gặp khó khăn khi sử dụng thư viện có thể đăng ký để tham gia học lại các lớp này. Các lớp hướng dẫn sử dụng thư viện miễn phí, mọi đối tượng muốn trở thành người dùng tin của TV TQB đều có thể đăng ký và tham gia học. Sau khi học xong họ phải tiến hành làm một bài kiểm tra trắc nghiệm, nếu đạt số điểm trên 50% số điểm sẽ được cấp quyền và thẻ sử dụng thư viện.

Tuy nhiên, hoạt động tập huấn còn chưa đạt được hiệu quả cao vì nhiều lý do khác nhau: ví dụ hàng năm thư viện tổ chức các lớp hướng dẫn sử dụng thư viện cho sinh viên khoá mới nhập trường trên hội trường lớn của trường. Ưu điểm là được sự hỗ trợ từ sinh viên tình nguyện, bài giảng chuẩn hoá và gửi phòng Chính trị công tác sinh viên. Tuy nhiên, khó khăn trong việc sắp lịch học, tổ chức, quản lý và chất lượng các buổi học. TV TQB cho các các lớp trưởng sinh viên năm thứ nhất chủ động đăng ký thời gian học hướng dẫn sử dụng phù hợp với lịch học. Tuy nhiên do mới nhập trường sinh viên còn nhiều bỡ ngỡ, thời gian học thể chất, sinh hoạt công dân và thay đổi lịch khiến một số lớp không tham dự học như đã đăng ký. Mặc dù có thể đăng ký lại và học bổ sung vào buổi khác tuy nhiên hội trường chỉ có số lượng ghế nhất định những buổi học cuối sinh viên thường dồn lại rất đông. Do đó gây nhiều khó khăn cho quản lý và chất lượng buổi dạy, khả năng tiếp thu của người nghe cũng bị ảnh hưởng. Mặc dù có micro giảng bài nhưng hội trường lên tới

95

trên 1.000 sinh viên, những sinh viên ở cuối phòng cũng không thể nắm vững và nhìn rõ, tiếp thu tốt bài giảng. Nếu tổ chức hướng dẫn tại TV TQB thì diện tích phòng có hạn chỉ có thể tiến hành hướng dẫn cho khoảng 02 lớp, chất lượng sẽ được nâng cao vì số lượng người tham dự trong phòng hẹp dễ quản lý, lắng nghe và tiếp thu tốt hơn. Tuy nhiên, cán bộ thư viện sẽ phải hướng dẫn cho rất nhiều lớp, trong thời gian quá gây ra mệt mỏi, hiệu quả không cao.

Đường điện, đường internet và một số thiết bị không đầy đủ đôi lúc gặp vấn đề gây ra ảnh hưởng tới chất lượng buổi tập huấn. Số lượng cán bộ tham gia giảng dạy các lớp tập huấn có trình độ, năng động, nhiệt tình còn ít do đó họ phải đảm đương một khối lượng công việc khá lớn, cường độ làm việc cao gây ra mỏi mệt cũng ảnh hưởng tới tinh thần và chất lượng giảng dạy, truyền đạt kiến thức tới người nghe. Trong thời gian tới TV TQB cần:

- Đào tạo chuyên sâu các kiến thức, kỹ năng cho cán bộ tham gia giảng dạy các lớp hướng dẫn sử dụng thư viện hiệu quả

- Không ngừng củng cố chất lượng, cập nhật nội dung các bài giảng hướng dẫn sử dụng thư viện.

- Đầu tư trang thiết bị giảng dạy hiện đại, chất lượng tốt như micro, máy tính cá nhân, sử dụng iternet tốc độ cao, đường truyền ổn định để giảng tra cứu online tạo sự sinh động, tăng khả năng tiếp thu của người nghe

- Tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tập huấn chuyên về kỹ năng tìm kiếm, khai thác thông tin hiệu quả đặc biệt nhấn mạnh đến khai thác TLS.

- TV TQB cũng mở thêm các lớp về tìm kiếm, đánh giá, chọn lọc thông tin trên Internet, các CSDL miễn phí online, giới thiệu các nguồn tin hữu ích trên ở các cơ quan TT-TV khác hữu ích với người dùng tin mà bạn đọc có thể trở thành người dùng tin nơi đó ví dụ như: Thư viện Quốc gia Việt Nam, Cục Thông tin khoa học công nghệ quốc gia,...

- Để hỗ trợ cho người dùng tin trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường ĐHBK HN, TV TQB nên tổ chức các lớp hướng dẫn tìm tài liệu phục vụ

96

cho mục đích làm đồ án tốt nghiệp, khoá luận tốt nghiệp, luận án, luận văn, nghiên cứu khoa học,... trên các CSDL được dùng thử hoặc miễn phí trên mạng.

3.5. Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu TLS

Hoạt động tuyên truyền, giới thiệu TLS đến người dùng tin được coi là rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới khai thác TLS vì số lượng TLS có lớn, chất lượng có được đảm bảo tốt mà không được người sử dụng biết đến và khai thác thì nó cũng không mang lại hiệu quả.

TLS của TV TQB đã được người dùng tin trong toàn Trường biết đến. Tuy nhiên, số lượng người thường xuyên sử dụng còn ít. Để người dùng tin cả bên ngoài Trường biết đến và khai thác hiệu quả TLS cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu TLS tới đông đảo mọi đối tượng người dùng tin. Một số biện pháp cần thực hiện nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu TLS của TVTQB như sau:

- TV TQB cần liên tục cập nhật thông tin, giới thiệu TLS mới trên trang chủ của TV TQB tại địa chỉ: http://library.hut.edu.vn cũng như trên Website TVS http://dlib.hut.edu.vn tạo các đường link từ Website của Trường ĐHBK HN, các trường đại học khác trong toàn quốc đến trang TVS của TV TQB.

- Giới thiệu TLS phải được lên kế hoạch, tiến hành thường xuyên, luôn cập nhật thông tin mới.

- Khi các đoàn thăm quan đến với TV TQB cần tuyên truyền, giới thiệu đầy đủ cho họ về TLS, TVS, quá trình xây dựng, phát triển, phục vụ TLS tại thư viện.

- Làm các tờ rời giới thiệu TLS đến đông đảo người dùng tin.

- Tại các lớp hướng dẫn sử dụng thư viện hiệu quả cũng cần nhấn mạnh, chú trọng tới TLS, TVS để bạn đọc biết và sử dụng TVS hiệu quả.

3.6. Đẩy mạnh hoạt động trao đổi, chia sẻ TLS

TLS là một nguồn tài liệu quan trọng, để làm giàu và phong phú tài liệu này trong tương lai TV TQB cần mở rộng hoạt động hợp tác, giao lưu thông tin, tiến hành trao đổi, chia sẻ với các cơ quan TT-TV khác. Tham gia vào các liên hiệp thư viện, các consortium TV TQB sẽ có điều kiện để học hỏi kinh nghiệm, trao đổi chia sẻ TLS. Trong năm qua TV TQB đã cùng tham gia liên hiệp thư viện các trường

97 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đại học phía Bắc, Consortium do Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia đứng ra chủ trì để cùng mua CSDL Scient Direct.

- Một số lợi ích của Consortium:

+ Các đơn vị thành viên tiết kiệm được nhiều kinh phí

+ Nhờ có sự liên kết để cùng phối hợp bổ sung và trao đổi các nguồn tin điện tử, hoạt động thông tin của các đơn vị thành viên tránh được tình trạng biệt lập và khép kín.

+ Cung cấp cho người dùng tin khả năng vươn tới các nguồn tin điện tử phong phú và đa dạng. Đó là tiền đề kích thích sự phát triển nhu cầu tin của người dùng tin ở TV TQB.

+ Consortium làm tăng sức mua và làm tăng nguồn lực thông tin cho các đơn vị thành viên

+ Tạo ra một cơ chế buộc các đơn vị thành viên phải thường xuyên nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, đổi mới công nghệ cho phù hợp với nhu cầu trao đổi các nguồn thông tin điện tử

Việc tham gia vào Consortium phối hợp bổ sung, chia sẻ nguồn lực thông tin đặc biệt TLS là một giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả của chính sách bổ sung và tạo lập TLS tại TV TQB.

Phải đẩy mạnh phối hợp, cùng tận dụng các sản phẩm số hoá của những cơ quan TT-TV khác, đặc biệt chú trọng tới các cơ quan có cùng diện chuyên đề bao quát. Trên cơ sở đó có thể tăng nhanh “nguồn tin số hoá” của cơ quan mình cũng như tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc. Các cơ quan TT-TV không chỉ sở hữu nguồn tin truyền thống mà còn thu thập, lưu trữ và phát triển rất mạnh TLS. Hiện nay có nhiều trung tâm TT-TV có nguồn TLS rất mạnh như: trung tâm TT-TV Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia,… Do đó không chỉ giới hạn trong hoạt động trao đổi, chia sẻ tài liệu truyền thống TV TQB cần đẩy mạnh hoạt động số hóa tài liệu, đầu tư mua nhiều CSDL. Nếu những CSDL có thể dùng chung dải IP hoặc mua quyền truy cập theo các consortium để tiết kiệm và mang lại hiệu quả cho tất cả các thành viên, các

98

bên tham gia thì TV TQB nên xem xét, cân nhắc và tham gia. Trong thời gian qua TV TQB đã tham gia nhiều consortium do đó thời gian tới TV TQB cần tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt động này. TLS là nguồn tài nguyên có giá trị, thu hút được đông đảo người dùng tin do đó cần thiết lập quan hệ và đưa ra những chính sách phối hợp với các đơn vị có tiềm lực mạnh về TLS hoặc các cơ quan, trung tâm TT- TV có cùng nhiều chuyên ngành đào tạo với Trường ĐHBK HN như: trường Đại học Công nghiệp, trường Đại học Điện lực Hà Nội, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Giao thông vận tải,… Trước hết có thể tiến hành trao đổi TLS trong các trường Đại học Bách Khoa ở cả nước, hệ thống các trường đại học khoa học kỹ thuật phía Bắc, sau đó là tiến tới trao đổi với các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội và trong cả nước.

99

KẾT LUẬN

Thời đại bùng nổ thông tin đặc biệt là sự phát triển mạnh của công nghệ số hoá làm cho số lượng TLS không ngừng gia tăng nhanh chóng. Bên cạnh đó, phát triển TVĐT, TVS đang là xu thế tất yếu, diễn ra mạnh mẽ ở các cơ quan TT-TV. TV TQB cũng đang không ngừng nỗ lực trong nghiên cứu, triển khai để xây dựng, phấn đấu xứng đáng trở thành TVĐT, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đào tạo của Trường ĐHBKHN. TLS đóng vai trò quan trọng trong xây dựng, duy trì và phát triển TVS. Thời gian qua công tác tổ chức và khai thác TLS tại TV TQB bước đầu đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Nhà trường cùng Ban Giám đốc TV TQB luôn quan tâm, chú trọng, tạo mọi điều kiện, ưu tiên cho phát triển TVS. Tuy nhiên, TVS đang trong giai đoạn thử nghiệm còn gặp nhiều khó khăn do một số yếu tố chi phối như kinh phí, chính sách, nhân lực, trang thiết bị,… nên chưa đáp ứng tốt nhu cầu tin ngày càng cao của người dùng tin. Trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả tổ chức và khai thác TLS tại TV TQB cần thực hiện đầy đủ các giải pháp đặc biệt chú trọng đến hoàn thiện các văn bản, chính sách, tăng cường kinh phí nhằm tạo lập, đa dạng hoá TLS, nâng cao hiệu quả tổ chức khai thác TLS.

100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Công ước Bern về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật, Truy cập trang website: http://www.noip.gov.vn, cập nhật ngày 04 tháng 09 năm 2011

2. Nguyễn Thị Đào, Phan Thị Lý (2006), Nguồn tin điện tử, Thư viện Việt Nam, số 1, tr. 25-29.

3. Nguyễn Tiến Đức (2006), Bàn về tạo lập và chia sẻ nguồn tin số hoá đối với các cơ quan Thông tin Khoa học công nghệ địa phương, Thông tin và Tư liệu,

số 1, tr 11-17.

4. Nguyễn Thị Hạnh (2008), Dịch vụ tra cứu số và việc phát triển ở Việt Nam, Thư viện Việt Nam, số 1, tr. 18-23.

5. Hồ Thị Ngọc Hân, Bảo quản tài liệu số - Nhiệm vụ mới trong môi trường thư viện số, truy cập trang web: http://www.lrc.ctu.edu.vn/bantin/thuat-ngu-thu- vien/30-thuat-ngu-thu-vien/57-bo-qun-tai-liu-s-nhim-v-mi-trong-moi-trng-th-vin- s.html cập nhật ngày

6. Trịnh Thị Hiên, Nguyễn Thị Đào (2006), Phần mềm nguồn mở, Thư viện Việt Nam, số 3, tr. 34-39.

7. Nguyễn Hữu Hùng (2006), Vấn đề phát triển và chia sẻ nguồn lực thông tin số hoá tại Việt Nam, Thông tin và Tư liệu, số 1, tr.5-10.

8. Phạm Văn Hùng (2009), Nghiên cứu xây dựng và quản lý nguồn tài nguyên số nội sinh tại trung tâm Thông tin Khoa học và công nghệ quốc gia, luận văn Thạc sỹ Thông Tin - Thư viện, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.

9. Phạm Thế Khang, Lê Văn Viết (2006), Tăng cường phối hợp hoạt động giữa các cơ quan Thông Tin – Thư viện nước ta: Những hướng chủ yếu trong vài năm tới, Thư viện Việt Nam, số 3, tr. 3-8.

10. Giới thiệu phần mềm mã nguồn mở DSpace truy cập trang Web: http://thuvien.net ngày 03/04/2011

101

11. Hoàng Đức Liên, Nguyễn Hữu Ty (2008), Giải pháp xây dựng các bộ sưu tập số, truy cập trang web: http://thuvien.net ngày 05/05/2008 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Hoàng Đức Liên (2009), Xây dựng nguồn học liệu điện tử hướng tới xây

Một phần của tài liệu Tổ chức và khai thác tài liệu số tại thư viện Tạ Quang Bửu trường đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 95)