Nâng cao trình độ thư viện viên

Một phần của tài liệu Tổ chức và khai thác tài liệu số tại thư viện Tạ Quang Bửu trường đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 92)

Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin, các loại hình tài liệu hiện đại, TVS ra đời và phát triển mạnh mẽ. Do đó, vai trò của người cán bộ thư viện cũng có nhiều biến đổi so với trước đây. Sau đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa cán bộ TVS và thư viện truyền thống:

Nội dung Cán bộ thư viện truyền

thống

Cán bộ thư viện số

Vai trò trong xã hội Thu thập tư liệu Phổ biến tư liệu

Chuyên gia thông tin Định hướng thông tin Môi trường làm việc Thư viện truyền thống Thư viện số

Hệ thống kiến thức Đơn lẻ Tổng hợp

Nhóm độc giả Cố định Bất cứ người dùng kết nối mạng máy tính

Cơ sở dịch vụ Bên trong toàn nhà thư viện

Trên hệ mạng máy tính

Nội dung công việc Đơn điệu Đa dạng, phong phú Cách thức phục vụ Bị động Chủ động

Đối tượng làm việc Tài liệu in Các bộ sưu tập số

Nội dung công việc Gửi giao tài liệu Định hướng thông tin, tư vấn và chuyển giao công nghệ hiện đại Trình độ làm việc Thấp (Ngoại ngữ và

CNTT)

Cao, chuyên nghiệp

Bảng 3.1: So sánh sự khác nhau giữa cán bộ thư viện số và cán bộ thư viện truyền thống

91

a/ Một số nét đặc trưng của cán bộ TVS

Nếu như trong thư viện truyền thống người cán bộ thư viện chỉ được biết đến như là người trông coi sách, có nhiệm vụ giữ sách và cho mượn sách thì trong thời đại TVS vai trò của cán bộ thư viện thay đổi hoàn toàn. Các công việc chính của cán bộ thư viện là: thu thập tài liệu, thông tin, xử lý kỹ thuật tài liệu, làm phân loại, biên mục, tổ chức các hình thức phục vụ nhưng chất của công việc đã thay đổi cơ bản. Người cán bộ thư viện được xem như là người tổ chức và chuyên gia thông tin, môi trường làm việc của họ là môi trường “số”.

b/ Nhiệm vụ của cán bộ TVS

- Nhiệm vụ của cán bộ TVS được xem xét với các góc độ sau:

+ Thu thập tư liệu: Lựa chọn, bổ sung, xử lý, bảo quản, tổ chức phục vụ các BSTS;

+ Thiết kế cấu trúc kỹ thuật cho TVS;

+ Biên mục: Mô tả nội dung TLS (siêu dữ liệu);

+ Xây dựng kế hoạch, hỗ trợ các dịch vụ số (định hướng thông tin, tư vấn chuyển giao…);

+ Tạo lập các giao diện thân thiện với người sử dụng trong hệ thống mạng; + Xây dựng các chính sánh, tiêu chuẩn liên quan đến TV;

+ Thiết kế, duy trì và chuyển giao các sản phẩm thông tin chất lượng cao với giá trị gia tăng;

+ Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với thông tin số trong môi trường mạng; + Bảo đảm an ninh thông tin.

+ Hình thức, phương thức phục vụ

- Trong TVS, thủ thư có thể cung cấp cho bạn đọc những dịch vụ đa dạng, linh hoạt bao gồm:

+ Phân tích và xử lý các loại thông tin khác nhau; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thúc đẩy và tổ chức các giá trị tiềm ẩn trong mọi thông tin;

+ Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ thông tin có giá trị đúng lúc, đúng đối tượng.

92

+ Chuyển giao thông tin đến người dùng và cung cấp các dịch vụ chuyên biệt có định hướng…

+ Yêu cầu kiến thức, năng lực

* Có kiến thức tổng hợp: để đáp ứng được yêu cầu của TVS, người cán bộ thư viện cần có những kiến thức cơ bản về các ngành khoa học thư viện, khoa học thông tin, công nghệ thông tin, ngoại ngữ và một số chuyên ngành cụ thể khác Khả năng nắm bắt thông tin cao:

* Có phản ứng nhanh nhạy với các nguồn thông tin khác nhau; * Có kỹ năng trong việc tìm kiếm thông tin;

* Có niềm đam mê trong công việc, ý thức xây dựng và cung cấp thông tin; * Có kỹ năng xử lý làm tăng giá trị của thông tin;

* Có khả năng sàng lọc và đánh giá thông tin; * Có khả năng thu thập, bổ sung;

* Có khả năng tổ chức, quản lý thông tin;

* Có khả năng phổ biến thông tin đến người sử dụng đúng lúc, đúng đối tượng;

* Năng động, sáng tạo, tinh thần đồng đội cao, có tầm nhìn chiến lược, biết xây dựng dự án.

Tuy nhiên, do vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ thư viện những năm trước đây chương trình đào tạo còn chưa phong phú, đa dạng, không cập nhật và không đào tạo thư viện viên làm việc trong bối cảnh TVS nên nhiều cán bộ hiện nay không thích ứng kịp, không thực hiện tốt những nhiệm vụ của cán bộ TVS. Chương trình nặng về lý thuyết, xa rời thực tiễn, ít thực hành, rất ít được trang bị kiến thức về thư viện hiện đại, TVS. Hệ thống giáo trình quá cũ, lạc hậu. Đa số cán bộ thư viện tại TV TQB hiện nay chỉ có thể phục vụ được ở thư viện truyền thống, chưa có đủ khả năng, năng lực phục vụ TVS. Do vậy, nâng cao trình độ cho thư viện viên tại TV TQB để có thể làm việc trong môi trường số là việc làm quan trọng và cần thiết hiện nay.

93

Vấn đề trở ngại nhất đối với đội ngũ cán bộ TT-TV là trình độ ngoại ngữ và

Một phần của tài liệu Tổ chức và khai thác tài liệu số tại thư viện Tạ Quang Bửu trường đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 92)