Nguyên nhân

Một phần của tài liệu hoàn thiện các công cụ chính sách ds -khhgđ của nghệ an nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 (Trang 64)

- Từ năm 1989 đến nay ,3 lần thay đổi tổ chức bộ máy làm công tác DSKHHGĐ, đặc biệt là việc giải thể Uỷ ban DSGĐTE từ tháng 8/2007 ở

2.4.3. Nguyên nhân

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Về phía chính quyền Trung ương:

Việc nới lỏng nhanh chóng các biện pháp hành chính, việc ban hành Pháp lệnh Dân số và một số chính sách xã hội khác thiếu chặt chẽ, đã làm cho

người dân hiểu sai về các quy định đối tượng được sinh con thứ 3+;

Bộ máy làm công tác Dân số/KHHGĐ và đội ngũ cán bộ làm công tác Dân số/KHHGĐ ở cơ sở thiếu ổn định. Từ năm 1989 đến nay, 3 lần thay đổi tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ, đặc biệt là việc giải thể Uỷ ban DS-GĐ-TE từ tháng 8/2007 ở TW, nhưng 10 tháng sau mới kiện toàn ở địa phương có ảnh hưởng trực tiếp không nhỏ tới kết quả thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ.

Đội ngũ cán bộ làm công tác dân số, nhất là ở cơ sở, những người trực tiếp làm công tác tuyên truyền vận động, chưa được ổn định, các điều kiện đảm bảo, nhất là chính sách cho cán bộ cơ sở quá thấp; cán bộ chuyên trách cấp xã còn làm việc theo chế độ hợp đồng thời vụ (chưa có các chế độ bảo hiểm), Cộng tác viên dân số chế độ phụ cấp quá thấp nên chưa thật sự gắn bó, tâm huyết, nhiệt tình với công việc được giao.

Nguồn lực đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ từ Trung ương đến cơ sở còn thấp, chưa tương xứng với các yêu cầu và mục tiêu đặt ra trong công tác DS-KHHGĐ.

+ Về phía chính quyền địa phương

Do chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lược, tính chất khó khăn, phức tạp của công tác Dân số nên một số cấp uỷ Đảng, chính quyền đã quan tâm chưa đúng mức, đã buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác Dân số; Một số địa phương có biểu hiện chủ quan thoả mãn với những thành công của công tác Dân số; Đầu tư nguồn lực cho công tác Dân số chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế.

Chưa triển khai ký cam kết không vi phạm chính sách DS-KHHGĐ trên toàn địa bàn của địa phương, chỉ có quy định về xử lý vi phạm chính sách DS-KHHGĐ nên chưa thật sự có phương pháp răn đe người dân có ý định sinh con thứ 3+.

làm giảm động lực phấn đấu ở các địa phương đồng thời hình thức xử lý vi phạm chính sách DS-KHHGĐ quá nhẹ.

Hỗ trợ kinh phí địa phương cho hoạt động DS - KHHGĐ còn quá hạn hẹp, chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ của công tác DS-KHHGĐ.

+ Về phía các Ban, ngành, đoàn thể và tổ chứcchính trị - xã hội khác

Đến nay, một số tổ chức chưa ban hành nội quy, quy chế hoặc bằng các hình thức khác để thực hiện mục tiêu chính sách dân số trong cơ quan, trong hệ thống tổ chức của mình, một số địa phương chưa cụ thể hoá một số chính sách, chế độ phù hợp với đặc điểm của địa phương để thực hiện mục tiêu chính sách dân số, các cơ quan, tổ chức nói chung chưa tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật về dân số, như xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác, tổ chức thực hiện các biện pháp phù hợp, đưa chỉ tiêu thực hiện công tác dân số vào kế hoạch hoạt động thường xuyên, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện mục tiêu, chưa đưa việc ký cam kết thực hiện tốt chính sách dân số -KHHGĐ vào đầu năm nên không có căn cứ để xử lý vi phạm.

Tác dụng tiêu cực do việc chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền Pháp lệnh Dân số của các tổ chức khác đã tác động đến nhận thức của nhân dân và cộng đồng trong việc thực hiện mục tiêu giảm sinh và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3+.

Việc bình luận thiên lệch về quyền không gắn liền với nghĩa vụ công dân đã tạo dư luận xã hội, làm cho nhân dân chỉ chú ý đến quyền do mình tự nguyện quyết định. Việc suy diễn quyền đồng nghĩa với thoải mái, tự do, không hạn chế và không bị phạt đã tạo dư luận xã hội, làm cho các cơ quan, tổ chức dao động, chần chừ trong việc ban hành chính sách khuyến khích, không khuyến khích và thực hiện các biện pháp hành chính, chưa xử lý nghiêm, triệt để cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách Dân số - KHHGĐ đang

là yếu tố thúc đấy gia tăng mức sinh, điều này đã tác động xấu đến phong trào vận động quần chúng nhân dân thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ..

Mặc dù việc suy diễn là không đúng với bản chất về quyền của công dân được quyết định tự nguyện và có trách nhiệm, với tính thống nhất của hệ thống pháp luật nước ta. Mặc dù các hành vi là cố tình hay vô ý trong phạm vi hẹp, song cũng tạo nên dư luận xã hội không thuận cho việc thực hiện mục tiêu chính sách DS-KHHGĐ trong thời gian qua. Song việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật vẫn chưa được thực hiện tốt.

+ Về phía người dân

Tư tưởng trọng nam khinh nữ, tâm lý tập quán muốn có đông con, nhiều cháu, phải có con trai để nối dõi tông đường (tư tưởng nhất nam viết hữu thập nữ viết vô, có con trai để đi vào nơi thờ tự), làm nương rẫy, chăm sóc bố mẹ khi về già. Bên cạnh đó, hiện nay ở nước ta chế độ an sinh người già chưa đảm bảo.

Đồng thời, những yếu tố kinh tế - xã hội và lối sống vẫn tạo ra nhu cầu đông con, có con trai (thực tế thời gian qua, những cặp vợ chồng có con một bề, có hai con gái đã sinh con thứ ba trở lên chiếm tỷ lệ chủ yếu).

Chẩn đoán thai nhi bất hợp pháp, đặc biệt là siêu âm loại bỏ thai nhi vì lý do giới tính,...và điều kiện kinh tế thấp là nguyên nhân khó khăn phức tạp và lâu dài trong việc thực hiện mục tiêu mỗi cặp vợ chồng có 1 hoặc 2 con, bảo đảm cân bằng giới tính và nâng cao chất lượng dân số.

Số phụ nữ bước vào chu kỳ sinh đẻ tăng đột biến ở nhóm tuổi có tỷ lệ mắn đẻ "20-29 tuổi" cao nhất, trung bình cứ một phụ nữ bước ra khỏi độ tuổi sinh đẻ thì có 2,5 phụ nữ bước vào.

Tất cả những nguyên nhân trên đã làm cho mức sinh và sinh con thứ 3+ cao và còn có xu hướng tăng nhanh.

+ Do tâm lý muốn có đông con nhiều cháu, tập quán, điều kiện kinh tế thấp, dịch vụ xã hội chưa phát triển, Đời sống của người dân thấp, số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ hàng năm lớn (cứ 1 phụ nữ bước ra khỏi độ tuổi sinh đẻ thì có 2,5 phụ nữ bước vào). Tất cả những vấn đề này đã làm cho mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3+.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu hoàn thiện các công cụ chính sách ds -khhgđ của nghệ an nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w