. Sơ cấp:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC CƠNG CỤ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ – KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH CỦA NGHỆ AN
2.1.1. Lịch sử công tác DS-KHHGĐ của Nghệ An
Trong quá trình phát triển Kinh tế-xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã sớm quan tâm đến vấn đề dân số và coi trọng việc hoạch định chính sách dân số. Ngay từ năm 1961, khi dân số cả nước mới khoảng 31 triệu người, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký ban hành Quyết định số 216-CP ngày 26/12/1961 “về việc sinh đẻ có hướng dẫn”. Với văn bản này, Việt Nam đã chính thức tiến hành chương trình dân số-kế hoạch hóa gia đình (DS- KHHGĐ); Theo đó, đồng loạt các địa phương trong cả nước đã tiến hành triển khai thực hiện Quyết định quan trọng và mang tầm chiến lược này;
Lịch sử công tác DS-KHHGĐ của Nghệ An trong thời gian qua được chia thành các giai đoạn gắn với các giai đoạn của công tác Dân số Việt Nam:
Giai đoạn 1961-1975: Chính sách DS-KHHGĐ được triển khai thông
qua cuộc vận động “hướng dẫn sinh đẻ” sau là “sinh đẻ có kế hoạch” với mục tiêu hướng tới quy mơ gia đình ít con, đẻ thưa, đẻ muộn nhằm bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, nuôi dạy con cái được chu đáo, bảo đảm hạnh phúc và sự hồ thuận của gia đình.
Giai đoạn 1975-1991: Chính sách DS-KHHGĐ được triển khai trong
phạm vi cả nước nhằm đẩy mạnh cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch.
“Chiến lược Dân số-KHHGĐ đến năm 2000" với mục tiêu tổng qt “Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc”.
Giai đoạn từ năm 2001: Chiến lược Dân số Việt Nam 2001- 2010 được
xác định là một bộ phận quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, là nền tảng quan trọng trong Chiến lược phát triển con người của đất nước, nhằm giải quyết những vấn đề dân số gắn với phát triển trên cơ sở những ưu tiên phát triển đất nước trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI.