Hậu quả của việc tăng mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3+

Một phần của tài liệu hoàn thiện các công cụ chính sách ds -khhgđ của nghệ an nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 (Trang 28 - 32)

. Sơ cấp:

VÀ TỶ LỆ SINH CON THỨ 3+

1.1.2. Hậu quả của việc tăng mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3+

Mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3+ tăng dẫn tới hậu quả vô cùng to lớn và tác động xấu đến tất cả mọi mặt, như thu thập bình qn đầu người thấp, khó khăn trong giải quyết việc làm, nâng cao thu thập, đặc biệt làm trầm trọng thêm trong việc cải thiện tình trạng y tế, giáo dục, nhà ở, tệ nạn xã hội , tai nạn giao thông, đất rừng, đất ở ngày càng cạn kiệt, môi trường sống ngày càng ô nhiễm...cụ thể như sau:

- Tác động đến kinh tế:

Khi mức sinh cao, trẻ em (nhóm tuổi 0-14) chiếm tỷ trọng lớn trong dân số, dẫn đến tỷ lệ phụ thuộc cao nên khả năng đầu tư thấp, khả năng sản xuất kém, thu nhập bình qn đầu người khơng tăng hoặc tăng rất chậm. Muốn tăng thu nhập bình quân đầu người thì tốc độ tăng GDP phải cao hơn tốc độ gia tăng dân số. GDP phụ thuộc vào các yếu tố: Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động, tỷ lệ người hoạt động kinh tế; tỷ lệ người làm việc trong lĩnh vực sản xuất vật chất so với tổng số người đang làm việc.

Đối với nước đang phát triển, để tăng thu nhập bình quân đầu người thì việc hạ thấp tỷ lệ tăng dân số có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Các nước đang phát triển hiện nay ở tình trạng thiếu vốn, trình độ khoa học kỹ thuật và quản lý còn thấp, năng suất lao động thấp, số người chưa có việc làm cao là những yếu tố dẫn đến GDP theo đầu người thấp. Nếu tỷ suất sinh vẫn giữ ở mức cao thì thời gian để họ vượt qua đói nghèo càng dài.

nhu cầu tiêu dùng cao nhưng lại thiếu vốn, trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ thấp, thiếu lao động có tay nghề cao và năng lực quản lý điều hành cịn yếu kém nên sản lượng hàng hóa chưa đáp ứng được nhu cầu.

+ Tác động đến tích lũy: Dân số tăng nhanh, mức tiêu dùng lớn, nhất là những nước có tỷ lệ phụ thuộc cao. Đây là gánh nặng đối với từng gia đình cũng như xã hội, bởi tỷ lệ tiêu dùng lớn thì tỷ lệ tích lũy sẽ giảm xuống. Tích lũy giảm sẽ làm giảm khả năng đầu tư. Mặt khác, do tỷ lệ dân số phụ thuộc lớn nên phải tăng đầu tư cho y tế, giáo dục và các loại phúc lợi xã hội khác mà lượng đầu tư trực tiếp cho sản xuất giảm đi.

- Tác động đến lao động, việc làm:

Sự tái sản xuất dân số (sinh đẻ) là nguồn cung cấp hay tái sản xuất nguồn lao động cho xã hội. Vấn đề bảo đảm việc làm cho lực lượng lao động là một thách thức của bất kỳ một quốc gia nào có dân số tăng nhanh, cơ cấu trẻ và tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động ngày càng tăng lên.

Ở nước ta, do hậu quả của mức sinh cao từ nhiều thập niên trước nên không những quy mô dân số tăng lên không ngừng, mà cả " tỷ lệ dân số từ 15-59 tuổi cũng tăng lên nhanh chóng". Do vậy, số người trong độ tuổi lao động tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng dân số.

- Tác động đến an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo:

Vấn đề an ninh lương thực nước ta hiện nay đang đứng trước khó khăn và thách thức không nhỏ. Quy mô dân số vẫn còn tiếp tục tăng, số người trong độ tuổi lao động tăng lên nhưng lại thiếu việc làm nên thu nhập của người dân tăng chậm. Mặc dầu Việt nam đã đạt được những thành tựu rất ấn tượng về xóa đói giảm nghèo nhưng tỷ lệ các hộ nghèo đói vẫn cịn cao, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta không thể xem nhẹ vấn đề an ninh lương thực của quốc gia.

khoa học đã dự báo đến năm 2020 do năng suất đã đạt mực tối đa mà dân số ngày càng tăng thì Việt Nam sẽ khơng cịn khả năng xuất khẩu gạo.

Như vậy, trong thời gian tới, tốc độ tăng lương thực và tốc độ tăng dân số nước ta sẽ xấp xỉ nhau, nên lương thực bình qn đầu người sẽ khó có thể tăng như những năm trước đây. Do đó con đường tốt nhất để khắc phục nghèo đói, suy dinh dưỡng và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia là phải tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số, tiến tới ổn định quy mô dân số.

- Tác động đến y tế:

Quy mô và tốc độ gia tăng dân số nhanh ở các nước đang phát triển không những làm cho mức độ cải thiện về y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân bị chậm lại mà ngược lại có thể khơng được cải thiện, thậm chí kém đi. Nói cách khác, trong trường hợp này sự gia tăng dân số quá nhanh đã tác động tiêu cực đến sự phát triển của sự nghiệp y tế. Sự gia tăng dân số quá nhanh không phù hợp với tốc độ tăng sản xuất lương thực, thực phẩm làm cho chất lượng cuộc sống của người dân kém đi, bệnh tật tăng lên, trong khi mức độ đảm bảo y tế lại có hạn. Dân số tăng quá nhanh dẫn đến điều kiện nhà ở thêm chật chội, các điều kiện vệ sinh không đảm bảo, nhất là về nguồn nước sinh hoạt. Dinh dưỡng kém và môi trường bị ô nhiễm là những điều kiện thuận lợi cho bệnh tật tăng lên.

Trong những năm qua, có thể nói hầu hết các bệnh viện nhất là các bệnh viện tuyến trên, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện tuyến trung ương đều quá tải, tỷ lệ sử dụng giường ở các bệnh viện hầu hết đều vượt qua con số 100%, khơng ít trường hợp có 2 đến 3 người phải nằm chung 1 giường bệnh.

Mật độ dân số quá cao cũng gây trở ngại cho cơng tác dự phịng của y tế và công tác phục vụ của hệ thống y tế. Những nơi mật độ dân số quá cao, không đủ cán bộ và các phương tiện y tế cần thiết sẽ xẩy ra tình trạng nhiều bệnh nhân khơng được chăm sóc đầy đủ.

Như vậy, quy mơ và tốc độ gia tăng dân số tác động tới hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe ở cả hai khía cạnh: Thứ nhất, nó đặt ra nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân mà ngành y tế phải đáp ứng; thứ hai cùng với các nhân tố khác nó tạo những gánh nặng về bệnh tật đòi hỏi ngành y tế phải đáp ứng.

- Tác động đến giáo dục

Quy mô dân số, tốc độ gia tăng dân số hàng năm phản ánh nhu cầu đi học của người dân. Nếu tốc độ gia tăng dân số ổn định, số lượng trẻ em đến tuổi đi học tương đối ổn định thì việc mở rộng quy mơ giáo dục sẽ tạo điều kiện thu hút thêm nhiều trẻ em đến trường. Khi đó, tỷ lệ người đi học cao hơn, địi hỏi phải mở rộng quy mơ giáo dục với một tốc độ tướng ứng mới có thể giữ được tỷ lệ người đi học như trước, mặc dù về mặt tuyệt đối, số người đi học có tăng lên. Dân số tăng nhanh khơng những làm tăng số trẻ em đến tuổi đi học, tăng số học sinh phổ thơng mà cịn làm tăng nhu cầu học nghề và đại học. Tốc độ gia tăng dân số quá nhanh sẽ tác động tiêu cực đối với giáo dục, tăng tỷ lệ trẻ em thất học, bỏ học.

Mặt khác, khi dân số đông, tốc độ tăng dân số quá nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn tốc độ tăng dân số nên mức thu nhập bình quân thấp, khả năng đầu tư cho giáo dục thấp và do đó quy mơ giáo dục bị hạn chế, chất lượng giáo dục giảm sút. Do số trường, lớp phải mở lớn và gấp, giáo viện phải đào tạo gấp, nhu cầu trang thiết bị giảng dạy quá lớn, sản xuất không đáp ứng được cả về số lượng lẫn chất lượng...nên đã làm giảm sút chất lượng dạy và học.

- Tác động đến môi trường:

Dân số tăng dẫn đến tăng số người tiêu thụ, đòi hỏi phải khai thác tài nguyên nhiều hơn, sản xuất nhiều hơn, do vậy cũng làm môi trường ô nhiễm trầm trọng hơn. Ngược lại, việc hủy hoại mơi trường có tác động xấu đến sản xuất, đến chất lượng của cuộc sống con người.

Một hậu quả nữa của gia tăng dân số và q trình đơ thị hóa nhanh chóng là việc mất đi một cách đáng báo động của quỹ đất nông nghiệp. Tăng dân số làm nảy sinh nhu cầu sử dụng đất cho nhà ở và các mục tiêu phục vụ cuộc sống của dân cư. Sự di cư từ vùng này đến vùng khác và đặc biệt là sự di cư từ nông thôn ra thành thị cũng là một nguyên nhân quan trọng làm tăng sự ơ nhiễm mơi trường. Tốc độ đơ thị hóa diễn ra quá nhanh cũng tạo ra một mối họa khác cho môi trường. Mật độ dân số tập trung quá đông khiến vấn đề chất thải ở thành phố bị ứ đọng và môi trường sẽ bị ô nhiễm.

Dân số tăng kéo theo ba nạn đói: đói ăn, đói việc và đói chữ, khiến người dân phải sống trong cảnh nghèo khó, thiếu việc làm, dốt nát nhanh và theo đó là bất ổn trong xã hội, đó là nạn cướp bóc, khủng bố,.…Dễ thấy khi dân số tăng cao, việc kiếm được miếng ăn sẽ ngày càng trở lên khó khăn hơn, và để đảm bảo sinh tồn cho mình người ta có thể sẵn sàng làm mọi việc, kể cả phạm tội. Nghiêm trọng hơn, xuất phát từ vấn đề dân số quá nhiều dẫn tới việc thiếu đất sống, thiếu “khơng gian sinh tồn” có thể dẫn tới các cuộc xung đột, chiến tranh giữa các nhóm người, gây nên những hậu quả khơn lường.

Có thể thấy vấn đề bùng nổ dân số đối với vấn đề nghèo đói, dịch bệnh, ơ nhiễm mơi trường, khan hiếm tài nguyên đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp. Bản thân các vấn đề đó đã là các vấn đề mang tính tồn cầu, có ảnh hưởng tới sự tồn vong của nhân loại, chính vì vậy, khơng cịn gì nghi ngờ nữa, vấn đề bùng nổ dân số cũng là một vấn đề có tầm ảnh hưởng sâu sắc, rộng lớn tới tương lai của cả nhân loại.

Một phần của tài liệu hoàn thiện các công cụ chính sách ds -khhgđ của nghệ an nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 (Trang 28 - 32)