- Mục tiêu 6: Giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục; chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm
3.2.2. Các công cụ kinh tế
3.2.2.1. Đầu tư kinh phí và sử dụng kinh phí
Hoạt động của công tác DS-KHHGĐ là hoạt động mang tính chất xã hội. Chính vì vậy, việc đi kiểm tra, giám sát và chỉ đạo cơ sở là việc thường xuyên và rất cần thiết. Công tác truyền thông vận động nhân dân thực hiện tốt Chính sách DS-KHHGĐ là việc chủ đạo và xuyên suốt nên nguồn kinh phí cho những hoạt động này cũng cần được nâng cao mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
- Về định mức kinh phí thực hiện tự chủ (khoán biên chế):
+ Tại Văn phòng Chi cục: Định mức khoán hành chính bằng định mức khoán hành chính của Văn phòng Sở: 65 triệu/người/năm.
+ Tại các đơn vị trực thuộc Chi cục: Nên khoán theo vùng, miền cho phù hợp với đặc trưng khó khăn của từng vùng và định mức tương đương với định mức khoán của cán bộ Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tại nơi Trung tâm DS – KHHGĐ của địa bàn đó. Riêng Trung tâm Tư vấn Dịch vụ DS-KHHGĐ thì định mức khoán bằng với Trung tâm DS-KHHGĐ thành phố Vinh.
+ Tại các xã, phường, thị trấn: Cần phải tuyển dụng đội ngũ cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ cấp xã vào đầu năm 2013. Hiện nay có 480 cán bộ chuyên trách cấp xã, trong đó có 63 người có trình độ đại học, 33 người có trình độ cao đẳng và 384 người có trình độ trung cấp đang hưởng phụ cấp từ Nguồn KPCTMTQG là 200.000,đ/người/năm đối với những huyện miền núi và 150.000,đ/người/tháng đối với những huyện thành thị và đồng bằng, ngoài
ra thì Ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm 0,6 của mức lương tối thiểu/người/tháng. Nếu kiện toàn được đội ngũ cán bộ chuyên trách thì hàng năm số kinh phí đầu tư ít nhất cho việc chi trả lương và các khoản đóng góp là:
Bảng 3.1: Danh sách chi trả lương và các khoản đóng góp cho cán bộ chuyên trách dân số cấp xã năm 2013