. Sơ cấp:
VÀ TỶ LỆ SINH CON THỨ 3+
1.2.2. Nguyên tắc của chính sách Dân số-KHHGĐ
Chính sách DS-KHHGĐ nhằm bảo vệ quyền lợi, lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân và thống nhất trong nhận thức và hành động của toàn xã hội, đồng thời kết hợp giữa các biện pháp vĩ mô và vi mô, giữa biện pháp kinh tế - kỹ thuật, hành chính - tổ chức, giáo dục – tâm lý cụ thể như sau:
1.2.2.1. Bảo vệ quyền lợi và lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân
+ "Bảo vệ lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cộng đồng trong lĩnh vực dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và tồn xã hội" (khoản 1 điều 2 PLDS) là nguyên tắc của cơng tác dân số. Điều này có nghĩa là, Nhà nước và xã hội bảo vệ các quy chế, điều lệ, hương ước, quy ước của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, nhưng các quy định đó chỉ được bảo vệ nếu là lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cộng đồng.
+ "Bảo đảm việc chủ động, tự nguyện, bình đẳng của mỗi cá nhân, gia đình trong kiểm sốt sinh sản, CSSKSS, lựa chọn nơi cư trú và thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số" (khoản 2 điều 2 PLDS) là nguyên tắc của công tác dân số, nhằm bảo đảm các quyền cơ bản của công dân, quyền được bảo vệ sức khỏe, quyền sinh sản, quyền học tập, vui chơi, giải trí và phát triển tồn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần.
+ Kết hợp giữa quyền, lợi ích của cá nhân, gia đình với tổ chức, cộng đồng và tồn xã hội để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cộng đồng phù hợp với bảo đảm việc chủ động, tự nguyện, bình đẳng của mỗi cá nhân, gia đình trong việc thực hiện mục tiêu dân số. Sự kết hợp dựa vào chuẩn mực xã hội "Thực hiện quy mơ gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững" (khoản 3 điều 2 PLDS) là nguyên tắc của công tác dân số.
1.2.2.2. Thống nhất trong nhận thức và hành động của tồn xã hội
+ Về tính chất khó khăn, phức tạp và lâu dài của cơng tác dân số
Việc duy trì vững chắc mức sinh thay thế để sớm ổn định quy mô dân số trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội nước ta chưa phát triển là hết sức khó khăn, phức tạp và lâu dài. Tâm lý, tập quán, tư tưởng nho giáo của đa số nhân dân muốn có đơng con, phải có con trai cịn rất nặng nề và điều kiện thấp kém của nền kinh tế chưa đủ đảm bảo độ tin cậy cho người dân thực hiện gia đình có 1 đến 2 con. Vì vậy, phải ln qn triệt tư tưởng chống chủ quan, thỏa mãn và buông lỏng công tác dân số khi thấy mức sinh thấp, kiên trì thực hiện mục tiêu mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con.
+ Về lợi ích của gia đình ít con, bình đẳng và chất lượng dân số
Thực hiện gia đình ít con, bình đẳng giới và nâng cao chất lượng dân số mang lại lợi ích trực tiếp cho cá nhân, gia đình, tạo điều kiện cho mỗi thành viên gia đình có sức khỏe, được học tập, vui chơi, giải trí và phát triển tồn
diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Bình đẳng giới tạo điều kiện nâng cao địa vị phụ nữ, phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
Sự gia tăng dân số nhanh, quy mô dân số lớn là yếu tố cản trở mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân của nhà nước, các ngành, đoàn thể, cộng đồng và xã hội. Vì vậy, thực hiện gia đình ít con, bình đăng giới và nâng cao chất lượng dân số mang lại lợi ích cho tồn xã hội và do đó u cầu mọi cá nhân, gia đình phải tơn trọng lợi ích của nhà nước, các ngành, đồn thể, cộng đồng và xã hội.
+ Về chủ động kiểm sốt quy mơ và tăng chất lượng dân số
Tuy mức sinh của cả nước là đang tiệm cận mức sinh thay thế, nhưng chưa vững chắc, còn tiềm ẩn nhiều yếu tố khách quan, chủ quan làm tăng nhanh mức sinh và mức sinh của các khu vực, vùng miền cịn có sự khác biệt khá lớn. Kiểm sốt mức sinh và tăng chất lượng dân số có tác động trực tiếp với nhau. Vì vậy, cần có mức độ ưu tiên giải quyết mục tiêu kiểm sốt quy mơ và tăng chất lượng dân số đối với mỗi khu vực, vùng miền, địa phương.
Thống nhất trong nhận thức và hành động của toàn xã hội về chủ động kiểm sốt quy mơ và tăng chất lượng dân số phải là nguyên tắc nhất quán của chính sách, pháp luật về dân số. Nguyên tắc này được áp dụng đối với ba nhóm tỉnh: Nhóm có mức sinh thấp, nhóm có mức sinh chưa ổn định và nhóm có mức sinh cao.
1.2.2.3. Kết hợp giữa các biện pháp vĩ mô và vi mô,giữa biện pháp kinh tế, kỹ thuật, hành chính – tổ chức, giáo dục – tâm lý
Việc kiểm sốt quy mơ và tăng chất lượng dân số thông qua biện pháp vĩ mô là phát triển kinh tế - xã hội, xói đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân và thông qua việc lồng ghép vấn đề dân số vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các bộ, ngành và địa phương.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình DS - KHHGĐ ở các cấp, đặc biệt ở cấp cơ sở. Các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội phải đưa công tác dân số thành một nội dung quan trọng trong chương trình cơng tác thường kỳ và lấy kết quả thực hiện công tác dân số - KHHGĐ là một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của địa phương, đơn vị.
Các biện pháp được thực hiện bằng các công cụ trình bày trong phần 1.2.3.