7. Kết cấu luận văn
2.3.2. Nội dung quan tâm
Những lĩnh vực, nội dung thông tin mà công chúng quan tâm trên các PTTTĐC phản ánh mối liên hệ giữa truyền thông với đời sống của công chúng. Thường thì, công chúng có nhu cầu được theo dõi những nội dung thông tin có tác động nhất định tới cuộc sống của họ. Một phần khác tùy thuộc vào sở thích của từng cá thể. Chẳng hạn có những người có xu hướng thích theo dõi tình hình thời sự chính trị quốc tế, có người lại yêu thích văn hóa, thể thao.
Để tì m hiểu xem công chúng NVNONN ta ̣i ba đi ̣a bàn khảo sát quan tâm tới những nô ̣i dung nào trên VTV 4 và báo trực tuyến , chúng tôi dùng thang đo v ới 5 mức đô ̣ từ (mức đô ̣ 5 - rất quan tâm ; mức đô ̣ 1- không quan tâm).
Kết quả khảo sát như sau:
Với báo trực tuyến: Thống kê cho thấy, mức độ quan tâm trung bình của độc giả báo trực tuyến đối với thông tin về Kinh tế là lớn nhất (4,20),
Thời sự chính trị (3,89), các vấn đề xã hội và dân sinh (3,67), vấn đề Pháp luật – chính sách mới (3,52) và Thiên tai di ̣ch bê ̣nh tr ong nước (3,30),
Cộng đồng người Viê ̣t là 2,77, Du li ̣ch lễ hội 2,25; Dạy tiếng Việt 1,7; và
Tìm người thân thất lạc được ít người quan tâm nhất với thang đo trung bình là 1,27.
Có 46,34% những người được hỏi rất quan tâm đến Thời sự Chính trị, và số không quan tâm chỉ chiếm 13,01%. Chỉ báo quan tâm về Kinh tế
cao hơn, tới 57,72% rất quan tâm, trong khi đó số không quan tâm chỉ có 4,88%. (xem bảng 2.8)
Bảng 2.8: Nội dung công chúng quan tâm trên báo trực tuyến
Nội dung thông tin độc giả quan tâm
Tổng chung
TB Rất quan tâm (%) Không quan tâm (%)
Chính trị 3,89 46,34 13,01
Kinh tế 4,20 57,72 4,88
Pháp luật, chính sách mới 3,52 34,15 15,85
Xã hội, dân sinh 3,67 34,55 15,04
Du lịch, lễ hội 2,25 7,32 43,50
Dạy và học tiếng Việt 1,61 5,28 69,51
Ẩm thực 2,18 12,60 51,22
Cộng đồng người Việt trên thế giới 2,77 20,33 33,33 Thiên tai dịch bệnh trong nước 3,30 31,30 25,20
Tìm người thân thất lạc 1,27 3,25 87,40
(Nguồn: Cuộc điều tháng 4/2011)
Tỷ lệ tương quan so sánh mối quan tâm giữ a công chúng 3 quốc gia, cho thấy một số khác biệt: công chúng tại Nga và Hàn Quốc quan tâm tới các tin tức thời sự chính trị trong nước hơn công chúng tại Mỹ (tỷ lệ tương đương là khoảng trên 50% với công chúng tại Nga, Hàn Quốc, và chưa đến 30% tại Mỹ chọn chỉ báo “rất quan tâm” tới nội dung này). Cả ba nhóm chọn mức độ “rất quan tâm” tới các vấn đề kinh tế ngang bằng nhau. Không có người nào ở Mỹ “không quan tâm” tới kinh tế, trong khi đó tại Hàn Quốc là 10.13% và Nga là 3,85% không quan tâm tới nội dung kinh tế.
Các số liệu trên nói lên: kinh tế và chính trị luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhóm công chúng. Công cuộc Đổi mới của Việt Nam hơn 25 qua đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực kinh tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Điều đó đã có tác động mạnh mẽ tới các tầng lớp, giới trong cộng đồng NVNONN, làm gia tăng sự quan tâm của họ tới hai lĩnh vực trên trên các PTTT ĐC.
Kết quả khảo sát VTV4 cũng cho một số liệu khá tương đồng như đánh giá của độc giả báo trực tuyến ở hai chỉ số Chính trị và kinh tế. Khán giả VTV4 quan tâm nhất tới các thông tin Thời sự – chính trị, vớ i thang đo trung bình là 4,18, trong đó 57,65% rất quan tâm tới mu ̣c này, số đối tượng không quan tâm chiế m 8,82%. Thông tin đứng thứ nhì là Kinh tế – tài chính, thang trung bình là 4,05, có 51,18% người trả lời rất quan tâm và 10,59% không quan tâm. Xếp thứ ba là các chương trinh về đời sống xã hội – lịch sử, Văn hóa Việt Nam, với chỉ số 3,44 rất quan tâm. Các chương trình giải trí, chỉ số trung bình đạt 3,24.
Nhận định: Song song với các quan tâm về chính trị - kinh tế, thì nhu cầu thỏa mãn các hiểu biết về văn hóa, xã hội và giải trí cũng là mối quan tâm ở mức độ khá cao của công chúng Việt Nam tại Hàn Quốc, Nga, Mỹ.
Chỉ báo trên cho thấy, các chương trình trên sẽ luôn có khán giả nếu VTV4 có các chương trình phong phú và đặc sắc. Đây cũng có thể coi là cơ sở để chúng ta xây dựng thêm các chương trình để quảng bá cho hình ảnh văn hóa Việt Nam ra thế giới, bằng việc giới thiệu đặc sắc văn hóa Việt Nam, phim truyện, ca nhạc Việt. Hiệu quả mang lại từ sự quảng bá này nhiều khi vượt qua mọi hình thức tuyên truyền trực tiếp. Có thể lấy ví dụ từ trường hợp Hàn Quốc. Thế giới biết đến Hàn Quốc như một quốc gia của Kỳ tích sông Hàn chính là qua các sản phẩm truyền thông đại chúng, trong đó có dòng phim truyền hình đang tràn ngập trên các kênh truyền hình ở nhiều quốc gia, nhiều hơn qua các tin tức chính trị về các cuộc đàm phán chấm dứt tranh chấp và bất ổn trên bán đảo Triều Tiên kéo dài hơn nửa thế kỷ qua. Ngành công nghệ giải trí truyền hình đang đem lại một khoản doanh thu kếch sù, là 1 trong 10 ngành đóng góp cao nhất cho GDP của Hàn Quốc hàng năm.
Trong khảo sát vừa qua cho thấy ngôn ngữ là yếu tố ít được công chúng quan tâm nhất trên VTV4. Dạy tiếng Việt và các bản tin bằng tiếng nước ngoài được ít người quan tâm hơn, thang đo lần lượt là 1,73 và 1,53 trên 5. Ở nhóm chương trình này, tỷ lệ những người không quan tâm cũng rất cao: 72,94% không quan tâm tới chương trình Da ̣y tiếng Viê ̣t và 67,65% không quan tâm tới Các bản tin bằng tiếng nước ngoài (xem bảng 2.9).
Bảng 2.9: Nội dung quan tâm của công chúng trên VTV4 Nội dung thông tin độc giả quan tâm
Mức độ quan tâm
TB Rất quan tâm (%) Không quan tâm (%)
Thời sự - chính trị 4.18 57.65 8.82
Kinh tế - tài chính 4.05 51.18 10.59
Xã hội, Lịch sử, Văn hoá Việt Nam 3.44 31.18 21.18 Các chương trình giải trí 3.24 36.47 32.35
Dạy tiếng Việt 1.53 2.94 72.94 Các bản tin bằng tiếng nước ngoài 1.73 5.88 67.65
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 4/2011
Về chương trình Dạy tiếng Việt, Giám đốc kênh VTV 4 Bạch Ngọc Chiến cho biết trong các chuyến đi công tác và tiếp xúc công chúng ở nước ngoài, bản thân ông cũng nhậ n được phản ánh từ khán giả rằng chương trình Dạy tiếng Việt trên VTV 4 không hấp dẫn , không phù hợp với đối tượng là người nước ngoài và NVNONN. Nhiều người cho biết , họ rất mong muốn cho con em ho ̣c tiếng Viê ̣t , nhưng do nô ̣i dung chương trình không phù hợp nên khó mà bắt con em theo ho ̣c theo chương trình này được. Ông Chiến cho biết: “Chương trình Dạy tiếng Việt phát trên VTV4 là do VTV2 sản xuất theo giáo trình đã cũ, nội dung không hấp dẫn, nhiều cảnh quay gượng ép cả dưới góc độ sử dụng ngôn ngữ và sự diễn đạt của diễn viên (trong vai các học viên). Trong tương lai , VTV4 sẽ phải nghiên cứu nhu cầu công chúng để xây du ̣ng mô ̣t chương trình Dạy tiếng mới phù hợp, do VTV4 thực hiê ̣n có sự cố vấn của các chuyên gia (xem Phụ lục 3, trường hợp 1).
Về Bản tin bằng tiếng nước ngoài, lý giải về sự không quan tâm của công chúng, qua nghiên cứu các thư phản hồi của khán giả gửi về Đài trong thời gian tháng 4 và 5/2011, cho thấy một trong những nguyên nhân mà bản tin bằng tiêng Anh, tiếng Pháp ít người theo dõi vì bản tin là dịch lại từ các bản tin tiếng Việt. Nhiều ý kiến cho rằng, giọng đọc của phát thanh viên tiếng Anh chưa tốt, do đó khán giả không muốn xem các chương trình này. VTV4 thường xuyên nhận được ý kiến góp ý của khán giả, khi thì thắc mắc “vì sao cô phát thanh viên khi nói cứ phải vung chân vung tay”, khi thì chê “giọng đọc quá nhanh, hay thậm chí quá nhiều giọng đọc miền Bắc, trong khi ít chất giọng miền Nam”. Giải pháp tháo gỡ những khó khăn này, ông Bạch Ngọc Chiến cho biết, VTV4 hy vọng sự ra đời của kênh VTV 8
bằng tiếng Anh sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khán giả truyền th ống và khán giả tiềm năng của kênh truyền hình đối ngoại Việt Nam.
Tóm lại: kết quả khảo sát nhìn chung cho thấy báo trực tuyến trong nước và VTV4 đã phần nào đáp ứng được nhu cầu, mục đích của công chúng khi họ tìm đến các nguồn tin này, đặc biệt ở hai nội dung lớn là các vấn đề thời sự chính trị và kinh tế.
Những vấn đề công chúng quan tâm không có sự khác biệt lớn giữa việc đọc báo trực tuyến hay xem truyền hình. Điều đó cho thấy, công chúng cũng không có sự phân biệt quá lớn giữa việc chọn phương tiện nào. Báo trực tuyến hay VTV4, thì mục đích của họ cũng là để biết được các nội dung cần quan tâm.
2.4. Công chú ng ngƣời VN ở Hàn Quốc , Nga, Mỹ lựa chọn đọc các trang báo và xem VTV4 nhƣ thế nào?
2.4.1 Những trang báo được yêu thích:
Số lượng công chúng đến với một phương tiện truyền thông không chỉ cho thấy rằng tờ báo hay chương trình đó được yêu thích hay không, mà còn phản ánh hiệu quả, hiệu lực của kênh phương tiện đó. Một tờ báo sống được là nhờ có công chúng. Càng có nhiều công chúng, tờ báo càng có ảnh hưởng trong xã hội. Công chúng cũng có xu hướng tin cậy những tờ báo mà họ quen thuộc, yêu thích hơn là những nguồn tin xa lạ. Nhiều trang báo trực tuyến trong nước đã chiếm lĩnh được sự ưu ái của công chúng NVNONN.
Trong khảo sát, người viết lựa chọn các trang báo đưa vào danh sách khảo sát theo hai tiêu chí: là trang báo có số lượng truy cập đông nhất trong làng báo trực tuyến Việt Nam (như Dân trí, Vietnamnet, VNexpreess; Nhân dân, Tiền phong, Lao đô ̣ng...); thứ hai là các trang báo có tôn chỉ, mục đích nhằm hướng tới đối tượng công chúng là người VNONN (Quê hương), và là những trang chính thống, nghiêm túc về chính trị (Nhân dân, Thông tấn
xã Việt Nam ). Ngoài ra , đây cũng là những trang báo theo thống kê của Alexa, có tỷ lệ độc giả truy cập từ n ước ngoài cao nhất so với các báo khác trong nước (như đã trình bày ở chương 1).
Số liê ̣u khảo sát cho thấy kết quả khá tương đồng với thống kê của Alexa. Những trang báo có số công chúng truy câ ̣p nhiều nhất ta ̣i Viê ̣t Nam tiếp tu ̣c là những trang ưa thích và được l ựa chọn của công chúng tại địa bàn nghiên cứu . Đứng ở vị trí số 1 là VNExpress với 75,61% công chúng lựa cho ̣n , tiếp ngay sau với tỷ lê ̣ không chênh lê ̣ch đáng kể là Dân trí, 71,95%; Vị trí thứ ba là Vietnamnet 56,1%.
Điều đáng nói ở đây là trang báo ghi dấu mốc sự ra đời của báo trực tuyến Viê ̣t Nam , và là trang có tôn chỉ mục đích dành cho cộng đồng NVNONN – tạp chí Quê hương online lại được lựa chọn với tỷ lệ thấ p thứ hai, chỉ trên website Chính phủ, với 6,5% công chúng lựa cho ̣n trang báo này. Điều này nói lên mô ̣t điều: mă ̣c dù, ở những buổi đầu tiên, Quê hương đã thực hiê ̣n vai trò là cầu nối giữa cô ̣ng đồng công chúng Viê ̣t Nam với đất nước (có những thời điểm có tới 2 triê ̣u lượt truy câ ̣p website này/tháng, phần lớn từ nước ngoài ), nhưng thực tế cho thấy tờ báo c òn nhiều ha ̣n chế như nội dung chưa phong phú, tin tức kém cập nhật, do đó đã không thu hút được sự quan tâm của số đông công chúng.
Kết quả này một lần nữa cho thấy có sự khác biệt giữa việc nhà truyền thông mặc định về đối tượng công chúng của họ với việc trong thực tế công chúng có đón nhận sản phẩm của họ hay không. Dù tạp chí Quê hương là trang báo phục vụ công chúng NVNONN, nhưng khi mà tỷ lệ người đọc nó quá ít so với các tờ báo khác, thì cũng cần phải xem xét liệu tờ báo có đạt được mục tiêu đề ra? Cần nhắc la ̣i rằng , một tờ báo chỉ có hiệu lực xã hội khi nó có đạt được số lượng công chúng nhất định.
Thêm nữa, số liệu thống kê cũng nói lên rằng, những tờ báo được đầu tư chính thống, được đầu tư cả quy mô trong thực tế lại chưa đạt được
số lượng công chúng “xứng tầm”. Có thể kể đến là trrường hợp báo Nhân Dân, Thông tấn xã Viê ̣t Nam , Trang web Chính phủ . Đây là những trang báo chính thống của Việt Nam, có bề dày truyền thống, thường được đề cập đến là những tổ chức tham gia vào chương trình Đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại, thực tế là chưa đến được với công chúng như mong muốn. Điều này đáng để chúng ta phải suy ngẫm.
Dựa trên tìm hiểu đặc điểm tâm lý, thói quen của công chúng kiều bào, chúng tôi cho rằng, sở dĩ một số trang báo chưa được công chúng tiếp nhận xuất phát từ hai nguyên nhân: thứ nhất, trang báo chưa đáp ứng đúng nhu cầu về thông tin của công chúng; thứ hai, những yếu tố về chính trị cũng có thể gây “nhạy cảm”, hoặc quan niệm báo Đảng, báo “chính thống” là tuyên truyền của nhà nước nên chưa hấp dẫn công chúng. Ngay ở trong nước, thì các báo này cũng chưa thực sự đến được với công chúng “thường dân”. Ví dụ, trong số 10 trang báo được đưa ra khảo sát trong lựa chọn của công chúng Hà Nội năm 2008, tờ Nhân Dân đứng ở vị trí cuối cùng với số người thường xuyên xem báo Nhân Dân chỉ 13,8% [11 – tr.77], một kết quả khá trùng hợp với nghiên cứu của chúng tôi, khi có 11,38% công chúng NVNONN có xem báo Nhân Dân. Một số trang báo vì ra đời chưa lâu, lại không được PR đúng mức trên các kênh phương tiện khác, nên vẫn chưa được công chúng biết đến, như trường hợp Website Chính phủ (chỉ có 5,28% công chúng tại địa bàn khảo sát lựa chọn trang này).
Bảng 2.10: Tỷ lệ các trang báo đƣợc đọc nhiều nhất
Báo trực tuyến thƣờng đọc Số lƣợng Tỷ lệ %
Báo Tuổi trẻ 111 45,12
Báo Vietnamnet 138 56,10
Báo Thanh Niên 76 31,15
Báo Vnexpress 186 75,61
Báo Đất Việt 31 12,60
Báo Dân Trí 177 71,95
Trang web Chính phủ 13 5,28
Báo Nhân dân 28 11,38
Thông tấn xã Việt Nam 19 7,72
Tiền Phong 42 17,07
Báo Hà Nội mới 25 10,16
(Nguồn: Cuộc điều tra tháng 4/2011)
Tuy vậy, xét ở góc độ tương quan học vấn, tuổi tác, và địa bàn cư trú và hành vi đọc báo, cho thấy thêm những khác biệt khá thú vị:
Công chúng có học vấn cao hơn có xu hướng lựa chọn đọc các tờ báo chính thống, hoặc ít mang tính giải trí hơn. Ví dụ, tờ Nhân dân, có gần 55% người có trình độ Tiến sĩ thích đọc báo này, trong khi đó, chỉ khoảng trên dưới 8% người có trình độ phổ thông chọn Nhân Dân. Hay một ví dụ khác, Quê hương, 27,27% số người có trình độ tiến sĩ đọc trang này, cao hơn hẳn khi so sánh với các trình độ học vấn còn lại, chỉ chiếm từ 5-6,33%. Báo Vietnamet cũng được những người có học vấn từ Đại học - Tiến sĩ yêu thích lựa chọn hơn (lần lượt là 62,03%; 73,33% và 63,64% số người thuộc nhóm này) so sánh với nhóm có trình độ phổ thông (gần 40%). Tuy vậy, vẫn có những trang báo được cả 4 nhóm thuộc 4 trình độ học vấn khác nhau yêu thích: ví dụ Dân Trí. Tỷ lệ công chúng các nhóm từ phổ thông đến trình độ tiến sĩ lựa chọn trang báo này đều ở từ 65%- 81% tổng số người được hỏi.
So sánh về tuổi tác tiếp tục cho thấy, nhóm cao tuổi hơn lựa chọn các trang báo chính thống, ít mang tính giải trí hơn, so với các nhóm ít tuổi