Cải thiện kênh VTV4 và báo trực tuyến

Một phần của tài liệu Kênh VTV4, báo trực tuyến trong nước và công chúng người Việt Nam ở nước ngoài (Nghiên cứu thực nghiệm tại Hàn Quốc, Nga và Mỹ năm 2010 (Trang 89)

7. Kết cấu luận văn

3.2.1. Cải thiện kênh VTV4 và báo trực tuyến

+ Nhận xét chung: Hiệu quả của bất kỳ loại hình báo chí nào, dù là báo hình, báo nói, hay báo viết, là ở chỗ số lượng công chúng của nó. Với VTV4, việc thu hút khán giả thực sự là một cuộc cạnh tranh thông tin trên bình diện toàn cầu. Đối tượng công chúng mà VTV4 hướng tới luôn đứng giữa một bên là các kênh truyền hình sở tại có rất nhiều lợi thế: họ phát các chương trình gần gũi với đời sống hiện tại của họ, phong phú cả về nội dung và hình thức, lại rất thuận tiện, cứ bật TV lên là có các chương trình yêu thích, với một bên là kênh VTV4 rất non trẻ, ở nhiều nơi không thuận tiện trong việc thu tín hiệu, hoặc các yếu tố khác chi phối (như đã nói ở phần 1.1.3). Tỷ lệ xem VTV4 chưa cao như báo trực tuyến cũng là điều dễ hiểu. Mặt khác, cần thấy rằng, khán giả xem VTV4 trước tiên là do họ yêu quý nguồn cội Việt Nam của mình, quan tâm tới nơi chôn rau cắt rốn, họ có nhu cầu được biết những gì đang diễn ra trên mảnh đất quê hương thân yêu của họ. Nhiều người xem vì muốn được nghe tiếng Việt, nhìn thấy những con sông, cánh đồng thời thơ ấu nơi quê hương mà tìm đến VTV4.

Phân tích thành phần công chúng cho thấy, khán giả ở Nga phần lớn gắn bó với kinh tế, tình cảm và chính trị với Tổ quốc. Nhiều người ở Nga đến nay vẫn chưa có quốc tịch Nga, vì họ cũng không có ý định ở lại lâu dài mà sẽ quay về làm ăn trong nước. Do đó nhóm khán giả này khá gần gũi với các kênh thông tin trong nước, họ chọn VTV4 như một lẽ tất yếu. Cộng đồng người ở Hàn Quốc, hay Đài Loan và một số nước châu Á khác lại chủ yếu là công nhân lao động có thời hạn, hoặc cô dâu mới sang định cư theo diện kết hôn, hầu hết trình độ ngoại ngữ hạn chế. Do đó, họ cũng không có nhiều lựa chọn nào khác nếu muốn xem truyền hình (hiện nay, số đài truyền hình có chương trình tiếng Việt ở các địa bàn này rất ít ỏi nếu không nói là gần như không có. Ở Hàn Quốc, gần đây mới bắt đầu có chương trình có phụ đề tiếng Việt của kênh truyền hình quốc tế Arirang).

Ngược lại khán giả Mỹ và Tây Âu đa phần có khả năng sử dụng tiếng bản địa (Anh, Pháp, Đức) nên họ có nhiều lựa chọn khi xem truyền hình. Ví dụ, theo thống kê, ở Mỹ có khoảng 1.500 đài truyền hình, ¾ là đài thương mại, còn lại là đài phi thương mại [48- Tr.134], trong đó có khoảng 12 đài truyền hình bằng tiếng Việt phát trong nội địa Mỹ. Ngoài ra, Mỹ là nơi có nhiều có nhiều nhóm chính trị không thiện chí với sự phát triển trong nước, họ xem VTV4 với một thái độ dò xét tìm kẽ hở, hoặc là tẩy chay VTV4, và sử dụng truyền thông như một công cụ nhằm vào Việt Nam. Kênh truyền hình SBTN (Sài Gòn Broadcasting Television Network - thành lập năm 2000, phát hình khắp Bắc Mỹ, SBTN phát hình ở Australia năm 2006, và đang có tham vọng sẽ phủ sóng ở châu Âu nhằm chủ y ếu vào cộng đồng người Việt). SBTN phát sóng 24/24 giờ trên phạm vi toàn cầu, và họ tỏ rõ tham vọng cạnh tranh với VTV4 trên toàn cầu. Kênh Thuần Việt (Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh – chủ yếu phát phim và tin tức giải trí dành cho cộng đồng người Việt ở nước ngòao) cũng là một đối thủ cạnh tranh của VTV4. Đứng trước sự cạnh tranh sự ảnh hưởng đối với khán giả như nêu trên, VTV4 cần phải cải thiện chất lượng chương trình, đặc biệt cần xây dựng bản sắc riêng của một kênh truyền hình quốc gia.

Lợi thế, và cũng là điểm mạnh của VTV4 là cho đến nay, VTV4 vẫn được đánh giá là hấp dẫn và phong phú hơn tất cả các kênh truyền hình bằng tiếng Việt khác tại nước ngoài. Do đó, VTV4 vẫn thu hút được khán giả đến với chương trình. Tuy nhiên, qua sự quan sát, chúng tôi thấy, khán giả ở địa bàn nghiên cứu xem VTV4 vì họ không có nhiều lựa chọn do rào cản ngôn ngữ. Kết quả khảo sát, có 12,21% khán giả đánh giá chương trình VTV4 là “rất phong phú, hấp dẫn”, 45,93% cho rằng VTV4 “phong phú hấp dẫn vừa phải” còn lại là chất lượng trung bình, không có gì đặc sắc chiếm 33,72%. Do vậy mà có hơn một nửa (khoảng 51%) số khán giả được hỏi cho rằng, đối với họ, việc xem VTV4 “có cũng được, không có cũng

được”, chứ chưa thực sự là một nhu cầu thiết yếu. Như vậy, nếu như tiêu chí đặt ra là VTV4 phải là một kênh truyền hình mang đậm dấu ấn, như khẩu hiệu của nhà đài “mang giá trị Việt ra khắp năm châu” thì cần phải có nhiều cải tiến hơn nữa.

VTV4 có lợi thế là kênh phát miễn phí, người xem không phải trả tiền thuê bao hàng tháng như các kênh truyền hình tiếng Việt khác tại nước ngoài. Đặc biệt, từ 1/7/2009, kênh VTV4 đã được đưa vào hệ thống Mhz Networks tại Mỹ, và đã đến được 2 triệu hộ gia đình Mỹ dùng truyền hình kỹ thuật số và vào hệ thống cáp và truyền hình công cộng tại Washington DC, Maryland và Virginia [3].

+ Kiến nghị: Từ các điều kiện thuận lợi và khó khăn trên, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị như sau:

Cần nâng cao chất lượng nội dung chương trình, tăng cường các chương trình do VTV4 sản xuất để tạo dấu ấn và bản sắc riêng của một kênh truyền hình đối ngoại quốc gia. Hiện tại VTV4 vẫn chủ yếu là một kênh khai thác lại chương trình từ các đài khác (80% là chương trình khai thác, 20% là VTV4 sản xuất). Để tạo ra được phong cách, bản sắc riêng, thì bản thân VTV4 phải gia tăng sự chủ động trong việc xây dựng các chương trình của mình. VTV4 cũng cần tăng các chương trình về đời sống cộng đồng tại từng khu vực, để tạo ra sự gần gũi giữa công chúng và nội dung thông tin. Về các tin tức trong nước, dung lượng nội dung cần có sự cân đối giữa các vùng, miền trên phạm vi toàn quốc. Cần chú ý tới giọng đọc của người dẫn chương trình, cân đối giữa giọng Bắc – giọng Nam.

Xây dựng đội ngũ biên tập viên, người dẫn chương trình có trình độ, thể hiện sự chuyên nghiệp trong các chương trình phát sóng. Hiện tại, VTV4 vẫn còn bị khán giả nhận xét là người dẫn chương trình không chuyên nghiệp, tác phong, cử chỉ gượng ép khi thể hiện. Điều đó làm khán giả thấy khó chịu mỗi khi xem, thậm chí có người phải tắt kênh. VTV4 cần

sớm khắc phục những điểm chưa chuyên nghiệp này để chương trình được nâng cao chất lượng và chuyên nghiệp hơn.

VTV4 cũng cần lựa chọn các chương trình giải trí phù hợp với tâm lý của công chúng là những người đang sống ở nước ngoài. Theo ý kiến phản ánh của khán giả, họ đã có những lúc “tắt bụp TV” vì những bộ phim giải trí quá lố lăng, hoặc các hình ảnh hành hạ động vật, ăn thịt thú rừng... là những điều bị cấm kỵ ở nhiều quốc gia.

Đầu tư cơ sở vật chất tốt cho VTV4 để khắc phục các yếu tố kỹ thuật đang tồn tại như bị nhiễu sóng, mất tín hiệu. Tiếp tục đàm phán với các đối tác để đưa truyền hình VTV4 vào hệ thống truyền hình cáp ở các quốc gia có đông người Việt sinh sống. Mặt khác, áp dụng công nghệ IPTV 4để đưa chương trình VTV4 lên mạng Internet. Xem truyền hình qua Internet như chúng ta đã biết, đang là một lựa chọn hàng đầu của công chúng NVNONN.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, người Việt dù ra đi dưới hoàn cảnh nào, bất kể chính kiến ra sao, họ cũng không quay lưng lại với nguồn gốc Việt Nam, mà suy cho cùng đó chính là huyết mạch văn hóa vẫn chảy trong tâm khảm mỗi người Việt Nam ở xa tổ quốc. VTV4 đã nhận ra đặc điểm tâm lý đó, và để đến được với công chúng, VTV4 đã tăng cường các chương trình về đất nước, dân tộc dưới góc nhìn văn hoá để tiếp cận công chúng. Họ đã sản xuất hoặc hợp tác sản xuất với các tổ chức để đem lại các

4 IPTV là viết tắt của cụm từ “Internet Protocol TV” - Truyền hình Internet. Đây là công nghệ cho phép truyền tải các chương trình truyền hình thông qua mạng Internet băng thông rộng. Thay vì nhận tín hiệu truyền hình theo kiểu truyền thống hoặc tín hiệu vệ tinh hoặc qua cáp, IPTV cho phép TV được kết nối trực tiếp vào đường mạng Internet của gia đình thu tín hiệu. Hiện có hai phương pháp chính thu tín hiệu truyền hình Internet. Thứ nhất, sử dụng máy tính kết nối với dịch vụ truyền hình IPTV để nhận tín hiệu sau đó chuyển đổi thành tín hiệu truyền hình truyền thống trên những chiếc TV chuẩn. Thứ hai, sử dụng một bộ chuyển đổi tín hiệu (set top box). Thực chất bộ chuyển đổi tín hiệu này cũng chỉ đóng vai trò như một chiếc PC như ở phương pháp thứ nhất.

chương trình chất lượng nhất cho công chúng kiều bào. Đây là một ưu điểm cần tiếp tục phát huy.

3.2.1.2.Với báo trực tuyến:

Báo trực tuyến được 43,50 % công chúng đánh giá là rất có ý nghĩa đối với họ, 49,19% đánh giá có ý nghĩa vừa phải. Như vậy, gộp cả hai tiêu chí trên, cho thấy có trên 92% công chúng NVNONN dành sự coi trọng nhất định cho loại hình truyền thông này. Công chúng tìm đến báo trực tuyến vì họ thấy cần (50,81%), vừa cần vừa yêu thích (32,11%), trong khi đó số người hờ hững với báo trực tuyến có cũng được, không có cũng được chỉ chiếm 12,60%. Số liệu này cho thấy, số đông công chúng NVNONN yêu thích đọc báo trực tuyến hơn xem VTV4.

Tuy vậy, công chúng cũng nhận xét rằng, nội dung các báo trực tuyến cứ na ná giống nhau, mà ít báo khẳng định được phong cách riêng của mình. Thông tin trùng lặp, copy lại của nhau, thông tin còn đơn điệu, chưa có nhiều bài bình luận sắc sảo, mới chỉ đưa tin là chủ yếu mà chứa chú trọng đến việc định hướng thông tin. Một số báo quá nhiều các tin giải trí vô bổ như sex, đời tư của các ngôi sao, tin bạo lực gây cảm giác bất an cho người xem. Trong các phỏng vấn sâu, một số độc giả đề xuất các báo trực tuyến cần có các mục bình luận tin tức của riêng tờ báo đó, hoặc mỗi báo xây dựng được phong cách riêng, có các bài viết độc quyền của mỗi báo...sẽ hấp dẫn và dễ dàng gây chú ý cho công chúng tới tờ báo đó hơn.

Từ các ý kiến đề xuất trên, dựa vào nghiên cứu thực tế, chúng tôi đưa ra một số giải pháp, kiến nghị với báo trực tuyến trong việc nâng cao chất lượng và thu hút sự tham gia của công chúng NVNONN như sau:

Các trang báo trực tuyến cần tạo ra bản sắc riêng và tăng hàm lượng văn hóa trong cơ cấu thông tin trên các trang báo trực tuyến có đông công chúng NVNONN. Lâu nay, nhiều tờ báo thường đồng nhất việc quảng bá văn hóa với các thông tin giải trí. Thậm chí nhiều trang báo còn xếp chung

Văn hóa (culture) và Giải trí (entertainment) làm một (rất nhiều trang có mục Văn hóa – Giải trí). Điều đó, dẫn đến việc, rất nhiều tin tức là giải trí (rẻ tiền) bị coi là văn hóa. Ở nhiều tờ báo lớn của nước ngoài, mục Văn hóa (culture news) và mục Tin giải trí (entertainment News) là hai mục tách biệt nhau. Để giúp cho việc đính hướng thông tin, định hướng các giá trị thẩm mỹ cho công chúng, các trang báo trực tuyến nên tách biệt hai yếu tố này. Cần lưu ý, một trong các yếu tố kết nối NVNONN với trong nước chính là cội nguồn về văn hóa. Hãy viết về văn hóa sao cho hay, cho đẹp, cho đúng, và thuyết phục những người đã biết, cảm hóa những người chưa biết về nguồn cội văn hóa, lịch sử của dân tộc và của chính những người con đang sống xa tổ quốc.

Cần xây dựng các trang báo có đối tượng công chúng mục tiêu là NVONN (ví dụ Quê hương online) thành những trang trực tuyến mạnh, nội dung phong phú để thu hút độc giả. Mặt khác, cần có chiến lược truyền thông về chính các trang này. Bởi vì, tâm lý chung của nhiều người là thường xem những trang quen thuộc với mình. Vậy thì, người làm truyền thông phải tự PR cho trang báo của mình để tạo thói quen “tiêu dùng” cho công chúng.

Đổi mới mạnh mẽ cách thức đưa tin trên các trang báo chính thống để tạo sự hấp dẫn, thu hút công chúng. Theo Mc Luhan, phương tiện truyền thông là thông điệp5. Sự hấp dẫn của một tờ báo đối với công chúng chính là ở nội dung và cách thức đưa tin của tờ báo đó.

Báo trực tuyến cần tạo cho công chúng NVNONN sự tin tưởng thông qua cách đưa tin đa chiều, có sự phân tích một cách thấu đáo, thay vì chạy theo cách đưa tin chụp giật, câu khách, gật gân. Khác với công chúng trong nước có các trải nghiệm thực tế, và nhiều nguồn tin (liên cá nhân)

5 Mac Luchan là nhà nghiên cứu truyền thông người Canada. Ông là người đưa ra lý thuyết “phương tiện truyền thông là thông điệp” trong công trình công bố năm 1967.

khác bên cạnh các thông tin mà họ nhận được từ báo chí, công chúng Việt Nam ở nước ngoài khi nhìn về trong nước, họ phụ thuộc phần lớn vào thông tin trên truyền thông đại chúng. Công chúng khảo sát cũng cho biết, các mảng tin tức về luật pháp, chính sách mới, kinh tế, thông tin về quan hệ ngoại giao với các nước và đời sống của cộng đồng trong nước là các lĩnh vực mong muốn được thông tin nhiều hơn.

3.2.2. Nghiên cứu công chúng NVNONN

Nguồn thông tin phong phú, đa dạng không chỉ là phương tiện truyền tải tin tức, mà còn góp phần quảng bá cho các giá trị văn hóa – một thứ sức mạnh mềm (solf power) trong thời đại toàn cầu hóa. Tuy vậy, để các kênh thông tin đó đến được với công chúng thì cần phải có các nghiên cứu một về công chúng NVNONN nói chung, và công chúng tại từng địa bàn nói riêng để xây dựng các chương trình truyền thông chuyên biệt.

Ngày nay, công chúng có vẻ như đang “bội thực” với các chương trình tin tức, truyền hình dành cho đại đa số. Nhiều người tỏ ra chán nản vì không tìm thấy “bản sắc” của riêng cộng đồng hay cá nhân trong các chương trình này. Do đó, các chương trình TTĐC mang tính chuyên biệt hóa sẽ là xu hướng của tương lai.

Dựa trên kết quả điều tra nghiên cứu công chúng tổng thế, các PTTTĐC cần phải xây dựng các chương trình truyền thông có mục đích rõ ràng, cụ thể dành riêng cho từng nhóm công chúng về những lĩnh vực quan tâm chuyên biệt của họ. Tâm lý, suy nghĩ, sự hiểu biết của từng nhóm công chúng là khác nhau, do đó cách thức nội dung truyền tải thông tin cũng phải có những khác biệt cho phù hợp.

Ngoài việc phân loại các nhóm công chúng NVNONN và có các chương trình, trang báo phù hợp với từng nhóm, cần chấp nhận một thực tế là ngay trong một nhóm công chúng có độ tuổi như nhau, thì những suy nghĩ, cách tiếp cận của họ cũng khác nhau với cùng một vấn đề mà báo chí

đưa tin [61- pg. 73] . Do đó, khi xây dựng chương trình cần chú ý tới các đặc điểm khác nhau về địa bàn cư trú, vị trí pháp lý (nhóm Việt kiều định cư ở nước ngoài # nhóm ra nước ngoài lao động, học tập…).

Cần nhắc lại là, ngay từ năm 1992, trong Chỉ thị về đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương tăng cường công tác thông tin tuyên truyền dành cho NVNONN [2]. Tiếp theo các Thông báo của Bộ Chính trị số 188 – TB/TƯ về công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới (1998), Chỉ thị của Ban bí thư về “Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới” (2008) đều nhấn mạnh đến việc truyền thông dành cho kiều bào ở nước

Một phần của tài liệu Kênh VTV4, báo trực tuyến trong nước và công chúng người Việt Nam ở nước ngoài (Nghiên cứu thực nghiệm tại Hàn Quốc, Nga và Mỹ năm 2010 (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)