Công chúng mục tiêu của VTV4

Một phần của tài liệu Kênh VTV4, báo trực tuyến trong nước và công chúng người Việt Nam ở nước ngoài (Nghiên cứu thực nghiệm tại Hàn Quốc, Nga và Mỹ năm 2010 (Trang 41)

7. Kết cấu luận văn

1.3.2.1. Công chúng mục tiêu của VTV4

Hướng tới công chúng NVNONN là một trong những mục tiêu khi xây dựng chương trình VTV4. Trong đề án Đổi mới và đẩy mạnh hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trên kênh truyền hình VTV4 [3- tr.25], Nhóm tác giả chia công chúng của VTV4 thành 3 nhóm , bao gồm: Khán giả tích cực; Khán giả tiêu cực; Khán giả nước ngoài; và Khán giả trong nước. Khán giả tích cực là những người xem VTV4 vì nhu cầu cập nhật tin tức, theo dõi sâu sát về mọi mặt diễn ra trong nước, và các thông tin có ích cho họ. Khán giả tiêu cực bao gồm các tổ chức phản động người Việt lưu vong, nhóm này theo dõi VTV4 để tìm ra kẽ hở, sơ suất trong thông tin để lợi dụng thông tin đó chống phá lại nhà nước. Khán giả nước ngoài (thực chất là khán giả người nước ngoài), chủ yếu là người nước ngoài ở Việt Nam và các nước trên thế giới.Ngoài ra làkhán giả trong nước.

Tuy nhiên, theo chúng tôi sự phân chia này chưa hoàn toàn hợp lý về mặt tiêu chí phân chia: nhóm 1 và 2 lấy mục đích xem VTV4 để phân chia khán giả, nhóm 3 và 4 lại lấy yếu tố địa lý, chủng tộc để phân chia. Chưa

kể, ngay trong nhóm người nước ngoài thì cũng sẽ có khán giả tích cực và khán giả tiêu cực.

Xét về cơ cấu chương trình VTV4 phần lớn là chương trình bằng tiếng Việt, có một số chương trình bằng tiếng nước ngoài, gồm Tiếng Anh (xem thêm bảng 1.2), bản tin tiếng Pháp, tiếng Nga (30 phút/1 bản tin) do đó, có thể nói công chúng mục tiêu chủ yếu VTV4 vẫn là NVNONN. Trong thời gian tới, Ban đối ngoại Đài truyền hình Việt Nam dự định sẽ phát kênh VTV4 như một kênh thuần tiếng Việt, và phát thêm kênh VTV8 hoàn toàn bằng tiếng Anh dành riêng cho người nước ngoài.

Tựu chung lại, công chúng mà VTV4 mong muốn hướng tới là người nước ngoài và NVNONN. Còn trong thực tế, công chúng thực sự và chủ yếu của VTV4 có phải là nhóm (mặc định) nêu trên không, thì lại cần phải có những dữ liệu khoa học trên cơ sở các cuộc điều tra khảo sát trên phạm vi toàn cầu, trong đó không loại trừ khán giả cũng chính là người Việt Nam ở trong nước – những khán giả không thuộc nhóm công chúng mục tiêu của VTV4. Thông qua việc nghiên cứu khán giả VTV4 ở chương 2 sẽ cho thấy rõ điều đó.

3.2.3 Nhịp cầu kết nối thông tin

Sau gần 10 năm phát sóng, VTV4 đã thực hiện sứ mệnh như một cây cầu kết nối người Việt trong và ngoài nước. Có thể thấy điều đó qua một số chiến dịch truyền thông, như chiến dịch truyền thông Cuộc sống vẫn tươi đẹp do VTV4 kết hợp với tổ chức Đông – Tây hội ngộ thực hiện. Biểu hiện cụ thể của sự kết nối đó là, chỉ chưa đầy một năm phát sóng chuyên mục hàng tuần Cuộc sống vẫn tươi đẹp, chiến dịch đã quyên góp được 6 tỷ đồng, ¾ số đó là của kiều bào từ Nga, Ukraine, Mỹ Pháp, Bỉ, Australia hỗ trợ cho người khuyết tật trong nước. VTV4 còn trực tiếp tổ chức các chuyến đi cứu trợ nhân đạo cho kiều bào về nước, như chuyến cứu trợ bão lụt tại miền Trung tháng 10-11/2010. Hàng ngày, Hộp thư với khán giả

VTV4 vẫn nhận được rất nhiều thư phản hồi của khán giả. Có những thư khen, có những thư góp ý về điểm này điểm kia chưa phù hợp. Dù là đóng góp về điều gì, thì sự phản hồi đó cho thấy VTV4 đã đến được với công chúng khắp năm châu, là nơi “Mang giá trị Việt ra cộng đồng quốc tế”.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của luận văn đã nêu những nét cơ bản về sự phát triển của hai loại hình TTĐC: truyền hình và báo trực tuyến, cụ thể là quá phát triển của đối tượng nghiên cứu của luận văn: bắt đầu từ nghiên cúu nguồn phát (kênh VTV4 và báo trực tuyến) và vai trò của nó đối với nhóm công chúng chuyên biệt (NVNONN). Những yếu tố có ảnh hưởng tới nhu cầu, thái độ tiếp nhận thông tin từ VTV4 và báo trực tuyến của các nhóm công chúng người Việt cũng được nêu lên một cách có hệ thống trong chương này.

Chương 1 sẽ là nền tảng cho việc nghiên cứu tác động của hai kênh thông tin đối với nhóm công chúng cụ thể. Trong chương 2 tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày sâu hơn những nội dung, tác động, ảnh hưởng của nguồn phát – kênh VTV4 và báo trực tuyến) tới 3 trong số các địa bàn có đông người Việt sinh sống là Nga, Hàn Quốc, và Mỹ.

Chƣơng 2

QUAN HỆ GIỮA KÊNH VTV4, BÁO TRỰC TUYẾN TRONG NƢỚC VÀ CÔNG CHÚNG NGƢỜI VIỆT NAM TẠI HÀN QUỐC, NGA, MỸ 2.1. Điều kiện tiếp nhận thông tin từ trong nƣớc của công chúng ngƣời Việt Nam tại Hàn Quốc, Nga, Mỹ

2.1.1 Những yếu tố chí phối sự tiếp nhận thông tin từ trong nước

2.1.1.1 Với cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc

Nói đến Hàn Quốc, người ta thường nhắc đến những hậu duệ của vua Lý đã đến định cư tại đất nước này từ thế kỷ 12-13. Tuy nhiên, cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc mới chỉ được hình thành những năm gần đây, từ 3 nhóm chính: công nhân lao động, cô dâu Việt Nam và lưu học sinh. Theo số lượng thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng gần 100.000 người Việt sinh sống tại Hàn, chủ yếu là công nhân lao động theo hợp đồng có thời hạn ký kết giữa hai chính phủ (trên 52.000 lao động Việt Nam đang làm việc) và gần 40.000 cô dâu Việt lấy chồng Hàn [43 – tr. 66]. Như vậy, trong 3 nhóm trên thì chỉ có nhóm cô dâu là sẽ định cư tại Hàn, còn lại sẽ về nước sau thời hạn nhất định. Người VN tại Hàn Quốc có độ tuổi khá trẻ, đa phần ở độ tuổi từ 20 - 35 tuổi.

Phần đông người Việt tại Hàn Quốc không nói được tiếng Hàn, hoặc chỉ sử dụng giao tiếp thông thường hàng ngày. Ngôn ngữ chính là rào cản hạn chế họ trong cơ hội tiếp cận với các phương tiên truyền thông của nước sở tại, chủ yếu bằng tiếng Hàn, có một số kênh phát tiếng Anh và ngoại ngữ khác. Nhóm công nhân thường sống tập trung trong ký túc xá của công

xưởng, giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhau và với trong nước. Nhóm cô dâu ngoài một số ít không có cơ hội tiếp cận với cộng đồng, còn lại thường được gia đình nhà chồng cho đi học tiếng tại các trung tâm dạy tiếng Hàn. Tại Seoul có nhiều trung tâm như vậy được mở ra dạy tiếng cho các cô dâu ngoại quốc trong những năm gần đây.

Ở Hàn Quốc chưa có báo chí của người Việt xuất bản tại chỗ, ngoại trừ một số trang web của đoàn thể, hội sinh viên, hay đại sứ quán, nhưng không cập nhật tin tức thường xuyên. Đây là nơi mà truyền thông trong nước vẫn chiếm vị trí độc tôn, là nguồn tin chủ yếu cho cộng đồng. Đa phần người Việt Nam tại Hàn Quốc có nhu cầu sử dụng máy tính để liên lạc với người thân trong nước, đọc báo và xem truyền hình Việt Nam.

Tóm lại, Hàn Quốc gần như là một “vùng trắng” thông tin tại chỗ (bằng tiếng Việt) đối với đại đa số người Việt Nam. Vì vậy, nhu cầu về thông tin từ trong nước là điều tất yếu, hay nói một cách khác, công chúng luôn sẵn sàng chờ đón các nguồn tin từ trong nước, như báo trực tuyến và VTV4 khi họ có điều kiện tiếp nhận (có máy tính, TV). Cộng đồng khá thuần nhất, không có quan điểm chính trị khác biệt với trong nước.

2.1.1.2 Với cộng đồng người Việt tại Nga

Cộng đồng người Việt tại Nga hình thành trong bối cảnh đặc biệt, khác hẳn với cộng đồng kiều bào ở các khu vực khác trên thế giới. Thành phần ban đầu của cộng đồng chủ yếu là trí thức, cán bộ, lưu học sinh, những người đi hợp tác lao động có thời hạn. Cuộc hủng hoảng những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 ở Đông Âu dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước liên bang Xôviết, trong bối cảnh đó, hàng ngàn sinh viên không còn học bổng, hàng chục vạn lao động không có việc làm do hiệp định lao động bị chấm dứt hoặc do các nhà máy phải đóng cửa. Một bộ phần trở về quê hương, còn lại khoảng 80% đã chọn tiếp tục ở lại Nga, tự bươn trải kiếm sống. Họ tận dụng các cơ hội để phát triển kinh tế và ổn định cuộc sống.

Cộng đồng phát triển đến nay đã tới thế hệ thứ hai, thứ ba. Cho đến thời điểm này, có khoảng 100.000 người Việt Nam đang sinh sống và học tập tại Nga. Thế hệ người Việt thứ hai, thứ ba cũng đang dần trưởng thành.

Đời sống của cộng đồng khá phong phú, phát triển cả về kinh tế và và văn hóa, tuy vẫn còn nhiều khó khăn do tình hình kinh tế chung của Nga và những chính sách thắt chặt của Nga đối với người ngoại quốc. Hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ của các doanh nhân người Việt, với hệ thống nhà hàng, siêu thị tại các thành phố lớn đã ra đời trong hơn 20 năm qua tại Nga. Tiêu biểu như Trung tâm thương mại Bến Thành, Trung tâm thương mại quốc tế KT, Trung tâm thương mại Vôi-cốp, Trung tâm thương mại Sông Hồng, Trung tâm thương mại Togi ở Mat-xcơ-va với hàng ngàn các ki ốt bán lẻ do người Việt quản lý. Đây cũng là các trung tâm thu hút hàng chục ngàn lao động người Việt Nam. Kinh doanh thương mai, dịch vụ, khách sạn nhà hàng, sản xuất hàng tiêu dùng là hoạt động chính của người Việt tại Nga.

Các hoạt động văn hóa tinh thần cũng phát triển, trong đó hoạt động báo chí tại đây khá sôi nổi. Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng [20], báo chí tiếng Việt xuất hiện ở Nga từ khoảng đầu 1990. Lúc đầu, báo Tiếng Việt chỉ có hai nguồn. Một từ trong nước gửi sang như các tờ: Nhân dân, Lao động, Phụ nữ... Hai là tạp chí Đất Nước của Đại sứ quán. Thời điểm này người Việt ở Nga rất thiếu thốn thông tin. Những tờ dù được gửi sang muộn đến cả tháng vẫn vô cùng quý giá với cộng đồng. Đến năm 1993- 1994, tình hình đổi khác, nhiều Hiệp hội của cộng đồng như: Hội doanh nghiệp, Hội Khoa học Kỹ thuật, Hội Văn học nghệ thuật và sau này là Hội Người Việt và nhiều hội khác... ra đời kéo theo sự xuất hiện của dòng báo của các tổ chức Hội. Dòng báo này cùng với báo Đất Nước của Đại sứ quán đã trở thành dòng báo chính thống, cung cấp thông tin thiết thực, kịp thời cho cộng đồng. Tờ báo đầu tiên của cộng đồng ra đời là tờ Vạn sự, được

phát hành chủ yếu tại chợ Đôm 5. Tờ Vạn Sự dày 8 trang A4, in dưới dạng photocopy, chủ yếu thông tin thời sự, tin tức thị trường phục vụ cho những người kinh doanh tại chợ.

Sau khi Vạn Sự ra đời, dịch vụ báo chí của người Việt ở LB Nga phát triển mạnh mẽ. Các tờ báo cộng đồng tiếp theo ra đời như là Bưu Điện, For You, Nhật Báo, Thời Báo Moscow, Tin Nhanh, Phụ Nữ... Các tờ báo này ngày càng dày dặn hơn, mang tính cạnh tranh quyết liệt. Vào thời điểm thịnh vượng nhất, các tờ báo đã bán ở khắp các Ốp, số lượng phát hành của mỗi báo là khoảng 2.000 tờ với giá khoảng 1 USD. Những tờ báo in lúc này là kênh thông tin duy nhất của cộng đồng.

Ngoài 6 tờ báo in là Nhật Báo, Nhân Hòa, Ngày Mới, Tin Tức, Tin Tức Thị Trường và Tuổi Trẻ, còn có một số lượng trang tin trực tuyến cập nhật tin tức hàng ngày, như: Mekongnet.ru; hoidoanhnghiep.ru; nguoibanduong.net...

Nội dung của các tờ báo cộng đồng chủ yếu được khai thác từ Internet và các website. Các báo đều không hề có phóng viên, người đưa tin mà chỉ tuyển lựa, biên tập từ Internet và chế bản. Do đó, tin tức từ báo chí trong nước chính là nguồn sống của báo tiếng Việt tại Nga.

Với các đặc điểm về sự phát triển của cộng đồng như phân tích ở trên, cho thấy, người Việt tại Nga là những người gắn bó với quê hương đất nước. Vì vậy, mặc dù đời sống báo chí tiếng Việt tại Nga khá phát triển, nhưng đại bộ phận công chúng vẫn có nhu cầu tiếp cận trực tiếp các nguồn tin trong nước. Chưa kể, ngoài việc báo chí trong nước là nguồn tin chính cho các báo tiếng Việt tại Nga tồn tại và phát triển, người Việt tại Nga cũng có các điều kiện về kinh tế nhất định để có phương tiện (như TV, chảo vệ tinh, antenna parabol, máy tính) để tiếp cận với cả kênh VTV4 và báo trức tuyến trong nước.

Người Việt định cư chủ yếu ở Mỹ sau ngày 30/4/1975 (cuộc điều tra dân số toàn quốc Mỹ năm 1970 cho thấy thời điểm này chưa có người Việt ở đây) qua ba đợt chính: Đợt ngay sau ngày 30/4, có khoảng 134 ngàn kiều dân Việt đã tới đây; Đợt tiếp theo là những năm 78-80 của thế kỷ trước, làn hàng trăm ngàn người Việt biên qua các trại tị nạn được đưa tới Mỹ; Cuối cùng, là một bộ phận khá đông sang Mỹ định cư theotheo các chương trình ký kết giữa hai Chính phủ.

Đến năm 2000, có khoảng 1,12 triệu người Việt sống tại Mỹ. Số dân này cũng đã tăng tới 38% trong vòng 10 năm qua, lên tới 1,54 triệu người, theo kết quả điều tra dân số Mỹ năm 2010. Trong đó, người Việt không sinh ở Mỹ chiếm 50% và chưa có quốc tịch. Tỷ lệ người từ 5 tuổi trở lên gặp trở ngại về Anh ngữ là 55%, nếu chỉ tính những người lớn tuổi thì tỉ lệ bị trở ngại ngôn ngữ tăng cao hơn nhiều. Thêm vào đó , hiê ̣n ta ̣i ở Mỹ có 13.122 lưu học sinh Viê ̣t Nam (số liê ̣u năm ho ̣c 2009/2010) [49].

Những số liệu về mức độ gặp trở ngại trong sử dụng Anh ngữ của cộng đồng phần nào nói lên thực tế báo chí tiếng Việt là kênh mà công chúng tại Mỹ sẽ tìm đến khi họ có các nhu cầu về thông tin và giao tiếp đại chúng.

Bảng 2.1: Dân số gốc Việt tại Mỹ qua các cuộc điều tra dân số

1970 1980 1990 2000 2010

Chưa có 261.729 614.547 1.122.528 1.548.449

(Nguồn: Cuộc điều tra dân số toàn nước Mỹ 2010)

Nắm bắt nhu cầu đó, thị trường các sản phẩm truyền thông bằng tiếng Việt tại Mỹ khá phong phú. Các đài, báo lớn của người Việt tập trung chủ yếu tại Carlifornia, nơi có đông người Việt định cư. Riêng Carlifornia tồn tại bốn đài truyền hình: Little Saigon (quận Cam, Los Angeles, San Jose), Saigon Broadcasting Network – SBN (Garden Grove), Viên thao (San Jose) và Diễn đàn (San Francisco)...tất cả có

khoảng 10 kênh truyền hình tiếng Việt. Chắc chắn sẽ còn tiếp tục có các kênh mới ra đời vì người ta thấy có thị trường cho kênh truyền hình bằng tiếng Việt ở đây. Các chương trình này phát hàng ngày với thời lượng từ nửa tiếng tới một vài tiếng.

Tờ báo lớn nhất bằng tiếng Việt tại Mỹ là tờ “Người Việt” có trụ sở tại Wesminster (Little Saigon). Ngoài ra, còn có các đài phát thanh, báo điện tử, các trang web tin tức khác nhau bằng tiếng Việt. Các đài truyền hình, phát thanh, báo in tiếng Việt ở Mỹ đều của tư nhân hoặc tổ chức hoạt động như một đơn vị kinh doanh. Trong thực tế, báo chí tiếng Việt tại Mỹ không có nhiều cây viết, lại bị mai một đi so với thời gian, số người sử dụng thành thạo tiếng Việt (viết) ngày càng ít, nên lực lượng bổ sung cho báo chí tại đây rất ít ỏi. [43 - tr.40].

Đặt câu hỏi, công chúng người Việt Nam tại Mỹ “ứng xử” như thế nào với truyền thông trong nước, từ phân tích điều kiện tiếp nhận thông tin như trên, chúng tôi cho rằng báo chí tiếng Việt, cụ thể là Kênh VTV4 và báo trực tuyến vẫn là kênh thu hút công chúng tại đây, mặc dù người Việt tại Mỹ cũng chia thành nhiều nhóm, với thái độ chính trị rất khác nhau đối với trong nước. Tuy nhiên, vì thái độ chính trị khác nhau, nên cách thức, mức độ tiếp cận với truyền thông trong nước cũng sẽ khác nhau. Tại Mỹ, khác với tất cả các kênh truyền hình tiếng Việt công chúng phải trả tiền

Một phần của tài liệu Kênh VTV4, báo trực tuyến trong nước và công chúng người Việt Nam ở nước ngoài (Nghiên cứu thực nghiệm tại Hàn Quốc, Nga và Mỹ năm 2010 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)