Nhờ truyền thông để giữ gìn nguồn cội

Một phần của tài liệu Kênh VTV4, báo trực tuyến trong nước và công chúng người Việt Nam ở nước ngoài (Nghiên cứu thực nghiệm tại Hàn Quốc, Nga và Mỹ năm 2010 (Trang 88)

7. Kết cấu luận văn

3.1.3. Nhờ truyền thông để giữ gìn nguồn cội

Sống ở các quốc gia khác nhau, các thế hệ người Việt được sinh ra và lớn lên, hòa nhập vào nước sở tại. Nhưng người Việt ở đâu cũng mong muốn con cái họ lớn lên phải hiểu được nguồn cội của mình. Trong điều kiện đó, tìm đến thông tin từ PTTT ĐC là một trong những phương pháp họ thường sử dụng để có thông tin giới thiệu cho con cái của mình. Chị T.T, một bà mẹ trí thức đã sống trên 20 năm ở nước Nga, cho biết, con gái chị sinh ra và lớn lên tại Nga. Cháu nói tiếng Nga giỏi hơn tiếng mẹ đẻ, dù cả hai vợ chồng chị đã bỏ tâm sức rất nhiều để dạy con. Nhưng, thật ngạc nhiên càng ngày nói tiếng Việt, con chị lại càng phát âm theo giọng Hà Nội chứ không phải giọng Sài gòn như hai vợ chồng. Chị T.T khẳng định, vì cháu đã thường xuyên xem VTV4 mà học nói được tiếng Việt như vậy (Xem Phu lục 3, trường hợp 14).

Báo chí truyền thông, ngoài vai trò thông tin, còn có chức năng giáo dục thẩm mỹ. Thông qua báo chí, công chúng được tiếp cận với những thuần phong mỹ tục, lối sống của cộng đồng mình và các cộng đồng dân tộc khác. Do đó, công chúng tìm đến truyền thông không chỉ để có thông tin mà còn để “định vị” chính bản thân mình. Nhu cầu biết về nguồn cội, về bản sắc văn hóa của dân tộc là một nhu cầu thiêng liêng, và không gì có thể ngăn cản một con người tìm về gốc gác của mình. Truyền thông chính là cây cầu nối những cộng đồng người Việt xa xứ với Tổ quốc. Có thể minh chứng điều này qua trường hợp cộng đồng Việt Nam tại Mỹ. Mặc dù đời sống tinh thần của người Việt tại Mỹ khá phong phú, báo chí và truyền hình phủ sóng đều khắp các gia đình, nhưng số người Việt ở thế hệ thứ nhất vẫn thích đọc báo trong nước. Ông N, 67 tuổi, sinh ra tại Hà Nội, sống ở Mỹ đến nay đã gần 40 năm cho biết: “Mỗi khi về nước, tôi hay đem sang

Mỹ những tờ báo Hà Nội, nhất là báo Tết. Đọc báo Tết khiến tôi nhớ về một nét văn hóa Hà Nội. Tôi cũng thường xuyên xem báo mạng” (xem Phụ lục 3, trườnh hợp 15). Một phần vì ngôn ngữ hạn chế (theo điều tra dân số Mỹ năm 2010, trên 50% người Việt tại Mỹ từ 5 tuổi trở lên gặp hạn chết về Anh ngữ), một phần nữa đáng kể hơn là các phương tiện truyền thông chủ lưu ở Mỹ vẫn tỏ ra miễn cưỡng phản ánh về cộng đồng các sắc dân không phải da trắng. Nhà nghiên cứu truyền thông Carolyn Martinade khi nghiên cứu nội dung tờ The New York Times từ năm 1993-1994 đã khẳng định điều này. Qua nghiên cứu, bà phát hiện ra hầu hết các nhóm không phải da trắng chỉ xuất hiện loáng thoáng trên tờ báo hàng đầu nước Mỹ The New York Times. Bà kết luận “Nền báo chí chủ lưu Mỹ đã gạt ra ngoài những nhóm dân tộc thiểu số chứ không xác định chúng là một phần của xã hội Mỹ” [56 – tr. 266]. Ở một số cộng đồng khác (như người Mỹ gốc Phi và gốc La tinh), báo chí có đủ khả năng để đáp ứng các công chúng của cộng đồng của họ. Còn trong cộng đồng người Việt Nam, thì với những hao khuyết về nguồn nhân lực báo chí tiếng Việt (như đã phân tích ở chương 1), cộng với những phân biệt của dòng báo chí chủ lưu, công chúng chắc chắn sẽ tìm về báo chí trong nước.

Một phần của tài liệu Kênh VTV4, báo trực tuyến trong nước và công chúng người Việt Nam ở nước ngoài (Nghiên cứu thực nghiệm tại Hàn Quốc, Nga và Mỹ năm 2010 (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)