Tăng cường các trang báo, chương trình mang tính chỉ dẫn, tư

Một phần của tài liệu Kênh VTV4, báo trực tuyến trong nước và công chúng người Việt Nam ở nước ngoài (Nghiên cứu thực nghiệm tại Hàn Quốc, Nga và Mỹ năm 2010 (Trang 97)

7. Kết cấu luận văn

3.2.3. Tăng cường các trang báo, chương trình mang tính chỉ dẫn, tư

theo các Thông báo của Bộ Chính trị số 188 – TB/TƯ về công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới (1998), Chỉ thị của Ban bí thư về “Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới” (2008) đều nhấn mạnh đến việc truyền thông dành cho kiều bào ở nước ngoài. Tuy vậy, cho đến nay, mặc dù chúng ta đã xây dựng nhiều chương trình hướng tới nhóm công chúng này, các kênh truyền hình, các trang báo cũng nhiều hơn, nhưng lại chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào để tìm hiểu về mức độ đáp đáp ứng của chính các sản phẩm truyền thông với nhu cầu của công chúng. Trong khi đó, nghiên cứu công chúng chiến lược trước khi chuẩn bị đưa ra thông điệp sẽ giúp cho nhà truyền thông đạt được hiệu quả truyền thông tối ưu nhất [61 – pg. 178]. VTV4 chưa có cuộc nghiên cứu khán giả một cách tổng thể nào từ đầu thành lập đến giờ. Còn Quê hương online thì mong muốn thực hiện một cuộc khảo sát toàn diện với công chúng ở nước ngoài nhưng chưa có kinh phí. Do đó, đây là một việc cần làm ngay trong thời gian tới.

3.2.3. Tăng cường các trang báo, chương trình mang tính chỉ dẫn, tư vấn dành cho NVNONN dành cho NVNONN

Xây dựng các kênh thông tin, các chương trình phát sóng mang tính chỉ dẫn (về mọi điều kiện ở trong nước: Luật pháp, điều kiện kinh tế, xã hội, các thủ tục, chính sách dành riêng cho NVNONN, tư vấn về các vấn đề phát sinh như hôn nhân, khai sinh, khai tử, hợp pháp hóa lãnh sự...) là một

công việc rất hữu ích. Đặc biệt, vấn đề tư vấn về pháp luật cần có sự phối hợp với các cơ quan Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.

Trong thực tế, những người Việt Nam đã ra nước ngoài lâu năm biết rất ít về luật pháp trong nước. Còn những người Việt Nam đi lao động, đi học tập ở nước ngoài lại gặp rất nhiều tình huống nảy sinh trong cuộc sống cần sự trợ giúp, chỉ dẫn về luật pháp.

Báo chí là một trong các kênh thông tin mà nhiều người nghĩ đến khi muốn được thông tin và hướng dẫn. Nghiên cứu thư công chúng gửi về cho VTV4 trong tuần trung tuần tháng 5 năm 2011 cho thấy, đa phần các ý kiến là cần trợ giúp, giải đáp về pháp luật. Tiếp theo là các yêu cầu về chỉ dẫn về du lịch, văn hóa, lịch sử, đầu tư, kinh doanh. Các thư khán giả nhờ VTV4 giải đáp đều xuất phát từ việc họ xem các chương trình của VTV4 thấy các vấn đề liên quan nên gửi thư hỏi thêm. Các vấn đề có liên quan đến thừa kế, hộ chiếu, quốc tịch... thường được hỏi nhất, và đều cần có sự tham gia của trả lời của Đại sứ quán. Vì thế một mô hình kênh truyền thông có sự kết hợp giữa Cơ quan báo chí và Đại sứ quán là một mô hình tiện ích nhất, tạo ra tiếng nói có thẩm quyền, giúp công chúng tin tưởng hơn và nguồn phát.

Hiện, các trang báo trực tuyến và kênh VTV4 đều có phần giải đáp pháp luật, tuy nhiên, phần này vẫn dang được gộp chung vào với phần giải đáp thư khán giả, bạn đọc. Nội dung trả lời cũng chung chung, và sơ sài, hoặc chủ yếu làm nhiệm vụ chuyển tiếp các ý kiến tới các cơ quan chức năng mà chưa thực sự làm nhiệm vụ tư vấn, giải đáp. Trong khi đó, công chúng tin tưởng và gửi gắm vấn đề vào các PTTTĐC, do đó, nếu làm tốt được nhiệm vụ này thì chắc chắn sẽ thu hút được đông đảo công chúng tham gia.

Nhu cầu chỉ dẫn về du lịch, văn hóa, lịch sử, đầu tư, kinh doanh cũng là những lĩnh vực được quan tâm. Kinh tế trong nước đang phát triển, nhu

cầu giao thương ngày càng gia tăng, với số lượng khoảng nửa triệu kiều bào về thăm quê hương đất nước hàng năm, nhu cầu về du lịch kết hợp thăm thân, đầu tư trong nước sẽ tăng lên trong các năm tới. Ở đây, rất cần có những kênh thông tin giống như một thứ cẩm nang, “gõ vào là có” mà công chúng ở xa tổ quốc đang cần.

Cần chú ý đặc biệt tới việc xây dựng các chương trình hướng tới giới trẻ: Đây là một kết luận được rút ra từ thực tế khảo sát tại ba nước Hàn Quốc, Nga, Mỹ và dựa trên dự báo về xu thế gia tăng số thanh niên và trẻ vị thành niên Việt Nam ra nước ngoài sinh sống và học tập trong các năm gần đây. Trong khảo sát cho thấy những người đọc báo trực tuyến và xem TV qua mạng Internet có độ tuổi rất trẻ, chiếm tới trên 50% có độ tuổi từ 19 – 30. Điều đó phản ánh đúng thực tế là dân số người VNONN có xu hướng trẻ hóa, vì hầu hết số người gia tăng cơ học đều là lao động đi lao động có thời hạn và lưu học sinh, cô dâu Việt. Trong các năm sắp tới, xu hướng trẻ hóa cộng đồng sẽ còn gia tăng, vì càng ngày càng có nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam đi du học, phần lớn số này là học sinh đang học cấp PTTH hoặc vừa tốt nghiệp PTTH. Nhu cầu chia sẻ, kết nối với người thân, cộng đồng trong nước của nhóm này rất cao do đa phần họ lần đầu tiên phải sống xa nhà.

Xây dựng các chương trình dạy tiếng Việt và văn hóa, văn học Việt Nam lồng ghép trong các kênh truyền hình và báo trực tuyến. Nhóm công chúng trẻ sinh ra và lớn lên tại nước ngoài là đối tượng của các chương trình này. Không biết tiếng Việt sẽ khiến người Việt trẻ ở nước ngoài đánh mất nguồn cội. “Ngôn ngữ khác nhau làm cho người ta ngăn cách và không thể hiểu nhau... Muốn am hiểu một nền văn hóa thì phản nắm vững ngôn ngữ của nó. Ý nghĩa truyền bá ngôn ngữ đối ngoại là ở chỗ này. Ngôn ngữ là xiêm áo của văn hóa, cũng là công cụ và vật chuyển tải truyền bá văn hóa” (51 – tr. 450). Bản thân các thế hệ cha mẹ người Việt ở nước ngoài đã

cố gắng truyền và nhắc nhở con em về nguồn cội. Người Việt trẻ ở nước ngoài có khát khao tìm hiểu về nguồn cội nhưng họ đang đứng trước thách thức vì khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt rất hạn chế. Do đó, xây dựng chương trình truyền thông cho nhóm này cần chú ý tới các đặc điểm kể trên để chú ý tới việc truyền dạy tiếng Việt.

Việc giữ gìn và phổ biến các giá trị văn hóa luôn là một mục tiêu đặt ra đối với bất kỳ quốc gia nào trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay. Do đó, truyền thông tới giới trẻ cũng cần chú ý tới điều này. Ngoài ra, TTĐC trong nước còn có vai trò định hướng, giáo dục thẩm mỹ, nhân sinh quan và thế giới quan lành mạnh cho giới trẻ.

KẾT LUẬN

Truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội, trong đó công chúng thực hiện các giao tiếp đại chúng thông qua phương tiện thông tin đại chúng được lựa chọn. Nhu cầu giao tiếp đại chúng là một trong ba nhu cầu giao tiếp thiết yếu của mỗi cá thể trong xã hội.

Với hơn 4 triệu kiều bào sinh sống tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Việt Nam là một trong số các quốc gia có số kiều dân vào hàng cao nhất thế giới tính theo tỷ lệ với dân số trong nước. Một mặt họ chính là những tác nhân truyền bá văn hóa Việt ra khắp năm châu, mặt khác họ là những công chúng chuyên biệt của TTĐC trong nước. Sợi dây gắn bó thiêng liêng với tổ quốc càng trở nên bền chặt hơn khi cộng đồng được thực hiện các giao tiếp đại chúng thông qua các nguồn tin từ trong nước.

Báo trực tuyến và VTV4 là hai trong số các PTTTĐC quen thuộc nhất với công chúng kiều bào. Dưới góc độ lý thuyết, báo trực tuyến và VTV4 có đầy đủ các tiêu chí để tiếp cận được với kiều bào Việt Nam ở nước ngoài (mạng Internet được sử dụng ở tất cả các quốc gia và diện phủ sóng của VTV4 đã mở ra 5 châu). Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt

Nam về NVNONN cũng khuyến khích các PTTTĐC tăng cường truyền thông tới bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc này. Kênh VTV4 hướng tới khán giả mục tiêu là kiều bào, trong khi đó, báo trực tuyến cũng dành sự quan tâm nhất định về vấn đề này. Về mặt thực tiễn, ý kiến phản hồi của một bộ phận đại biểu kiều bào trong các dịp gặp gỡ các ban ngành, cơ quan truyền thông trong nước đều bày tỏ vui mừng khi họ được tiếp cận được với báo trực tuyến và VTV4. Nhưng đó mới chỉ là những tiền đề cần và đủ để VTV4 và báo trực tuyến đến được với các đối tượng công chúng này. Để hiểu rõ hơn mức độ đáp ứng của hai kênh này, cần có các nghiên cứu thực nghiệm để lượng hóa những chỉ báo định tính đã nêu.

Hiệu quả của TTĐC được ghi nhận bằng mức độ ảnh hưởng của nó tới công chúng. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nguồn phát và công chúng sẽ giúp các nhà truyền thông hiểu rõ hơn mức độ đáp ứng của nguồn thông tin với nhu cầu của các nhóm công chúng mục tiêu của họ. Kết hợp các phương pháp nghiên cứu báo chí học, xã hội học thông qua quan sát, khảo sát và phỏng vấn sâu các nhóm công chúng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về Kênh VTV4, báo trực tuyến trong nước và công chúng người Việt Nam ở nước ngoài. Nghiên cứu chỉ rõ công chúng NVNONN tại 3 địa bàn có nhu cầu, thói quen xem VTV4 và đọc báo trực tuyến. Kết hợp nhu cầu công chúng và những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các kênh truyền thông đại chúng (kể trên) của Việt Nam đã hòa nhập vào quá trình toàn cầu hóa thông tin toàn cầu, hướng các luồng thông tin của Việt Nam ra thế giới.

Mục đích và nội dung quan tâm của công chúng tại ba địa bàn Hàn Quốc, Nga, Mỹ ngoài việc cho thấy mối quan tâm nhóm công chúng tới các vấn đề mà kênh VTV4 và báo trực tuyến trong nước phản ánh mà còn nói

lên mối liên hệ, gắn bó của cộng đồng người Việt ở ba địa bàn nói riêng và NVNONN nói chung dành cho quê hương đất nước.

Sự quan tâm ấy chỉ được thỏa mãn khi công chúng có điều kiện tiếp cận với nguồn phát. Qua nghiên cứu, cho thấy đại đa số lựa chọn đọc báo trực tuyến, trong khi đó, xem VTV4 hiện vẫn đang có những trở ngại xuất phát cả từ chủ quan (công chúng) và các yếu tố khách quan chi phối.

Để không phụ lòng tin của đối tượng công chúng đặc thù này, đứng trước sự thay đổi của tình hình trong và ngoài nước, đòi hỏi báo trực tuyến và truyền hình VTV4 phải không ngừng đổi mới cả về nội dung và hình thức để giữ chân được công chúng truyền thống và mở rộng ảnh hưởng tới các nhóm công chúng khác, cũng như thu hút họ tìm đến với trang báo của mình. Các cơ quan TTĐC này cần có một chiến lược tổng thể, trong đó đặt nhu cầu của công chúng làm trung tâm cho việc thiết kế các sản phẩm truyền thông của mình. Ở mỗi một loại hình, công chúng tìm thấy một đặc trưng khác biệt, thông qua sự nghe, nhìn, thấy, và cảm nhận về quê hương đất nước chính trên các kênh phương tiện này, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài thấy gần gũi với đất nước hơn.

Tác giả luận văn hy vọng đây là một đóng góp nhỏ tìm hiểu về một bộ phận cộng đồng dân tộc đặc biệt của Việt Nam – NVNONN và mối quan hệ với TTĐC trong nước. Những kết luận, kiến nghị rút ra từ cuộc khảo sát trên đây mới chỉ là bước đầu tìm hiểu về vấn đề này. Chúng tôi mong muốn vấn đề được các cơ quan truyền thông, các nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu sâu rộng hơn trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đức An (2003), Báo chí trực tuyến Việt Nam, Tuổi trẻ chủ nhật, số 24/2003.

2. Ban bí thư TƯ Đảng (1992), Chỉ thị số 11 CT/TW về Đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại.

3. Ban chỉ đạo thông tin đối ngoại (2008), Đề án Đổi mới và đẩy mạnh hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trên kênh tuyền hình VTV4, Bộ Thông tin & Truyền thông.

4. Ban truyền hình đối ngoại, Đài Truyền hình Việt Nam (2010), Báo cáo công tác thông tin đối ngoại của kênh VTV4 từ đại hội X đến nay.

5. Phạm Hải Bằng (2010), Hỗ trợ cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài giữ

gìn bản sắc văn hoá và duy trì tiếng Việt,

http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Uy-ban-Nha-nuoc-ve-nguoi- Viet-Nam-o-nuoc-ngoai/Bai-viet%2C-tra-loi-phong-van-

/2010/11/3C42EA65

6. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNONN .

7. Bộ Ngoại giao Việt Nam (2004), Chương trình hành động của Bộ Ngoại giao thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNONN, Ban hành kèm theo Quyết định số 1912/QĐ ngày 01 tháng 09 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

8. Bộ Ngoại giao Việt Nam (2006), Công tác thông tin đối ngoại của Bộ Ngoại giao: Thành tựu, khó khăn và kiến nghị, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.

9.Lê Thanh Bình (2008), Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội, NXB Chính trị Quốc gia.

chất lượng công tác giáo dục tuyên truyền chô cộng đồng NVNONN thông qua các chương trình của Đài truyền hình Việt Nam.

11. Trần Bá Dung (2008), Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng Hà Nội, Luận án tiến sĩ báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 12.Trần Hữu Dũng, Cảm nghỉ khi đọc báo mạng Việt Nam, . http://www.viet-studies.info/THDung_DocBaoMang.htm

13. Trần Trọng Đăng Đàn (2006), NVNONN đầu thế kỷ 21: số liệu và bình luận, http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Uy-ban-Nha-nuoc- ve-nguoi-Viet-Nam-o-nuoc-ngoai/Gioi-thieu-chung-/2006/03/23F125BB 14. Đài Truyền hình Việt Nam (2010), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009, 2010;

15. Nguyễn Thu Giang (2007), Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử, Luận văn Thạc sỹ Báo chí, ĐHKHXH&NV Hà Nội.

16. Đỗ Xuân Hà (1999), Báo chí với thông tin quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

17.Đinh Thị Thuý Hằng (2008), Báo chí thế giới và xu hướng phát triển, NXB Thông tấn.

18.Vũ Quang Hào (2005), Ngôn ngữ báo chí, NXB ĐHQG Hà Nội.

19. Đỗ Minh Hồng (2006), Báo điện tử Việt Nam và vấn đề văn hoá dân tộc, Luận văn Thạc sĩ khoa học báo chí, ĐH KHXHVNV HN.

20.Nguyễn Huy Hoàng, Báo chí tiếng Việt ở Liên bang Nga, http://www.tinmoi.vn/Bao-chi-cua-nguoi-Viet-o-LB-Nga

21. Phạm Thành Hưng (2007), Thuật ngữ Báo chí Truyền thông, NXB ĐHQG Hà Nội.

22. Mai Quỳnh Nam(1996), TTĐC & dư luận xã hội, Tạp chí Xã hội học số 1 (53),1996;

Phương pháp nghiên cứu, Tạp chí Xã hội học số 1 (49), 1995;

24. Mai Quỳnh Nam (1998), Sinh viên Hà nội trong giao tiếp đại chúng, Viện Xã hội học.

25. Mai Quỳnh Nam (1999), Về đặc điểm và tính chất của giao tiếp đại chúng, Tạp chí Xã hội học số 2

26. Mai Quỳnh Nam, Báo Thiếu nhi dân tộc và công chúng thiếu nhi dân tộc, Tạp chí Xã hội học sô 4, 2002.

27. Mai Quỳnh Nam (2005), Nghiên cứu hiệu quả của TTĐC, Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 6, NXB ĐHQG Hà Nội.

28. Mai Quỳnh Nam (2005), Truyền thông và phát triển nông thôn, tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, kỳ 2, tháng 11/2005;

29. Phan Ngọc (2006), Bản sắc Văn hóa Việt Nam, NXB Văn học.

30. Nguyễn Tri Niên (2004), Ngôn ngữ báo chí, NXB Khoa học xã hội,

Một phần của tài liệu Kênh VTV4, báo trực tuyến trong nước và công chúng người Việt Nam ở nước ngoài (Nghiên cứu thực nghiệm tại Hàn Quốc, Nga và Mỹ năm 2010 (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)