Cộng đồng NVNONN và chính sách của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu Kênh VTV4, báo trực tuyến trong nước và công chúng người Việt Nam ở nước ngoài (Nghiên cứu thực nghiệm tại Hàn Quốc, Nga và Mỹ năm 2010 (Trang 33)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2. Cộng đồng NVNONN và chính sách của Đảng và Nhà nước

Với hơn 4 triệu kiều bào trên thế giới, Việt Nam được xếp vào nước có số lượng kiều dân đông nhất tính theo tỷ lệ với dân số trong nước, chỉ sau Trung Quốc. Vào cuối thế kỷ 20, khi dân Trung Quốc có khoảng 1,3 tỷ thì Hoa kiều có khoảng 55 triệu, chiếm tỷ lệ 4,23%. Cùng thời gian đó VN có khoảng 68 triệu dân thì NVNONN có khoảng 2,6 triệu, chiếm 3,82%. [13].

Số người ra đi khỏi đất nước diễn ra trong những giai đoạn và hoàn cảnh lịch sử rất khác nhau, do đó suy nghĩ, tình cảm, thái độ của họ với trong nước cũng rất khác nhau. Thế kỷ 20 là thế kỷ có nhiều biến động nhất trong lịch sử, cũng là thế kỷ chứng kiến nhiều đợt di cư nhất của người Việt, mà mỗi một đợt di cư đó đều gắn liền với những biến cố trọng đại của dân tộc. Có thể kể đến 3 làn sóng di cư lớn: di cư trước năm 1954, di cư trước và sau 30/4 năm 1975, và đợt di cư những năm 1978-79 - 80.

Cụ thể, những năm 30, 40 của thế kỷ XX, ngoài một số ngưởi ra đi tự phát sang các nước láng giềng như Lào, Thái Lan, Campuchia để kiếm sống, lánh nạn, thì một phần là do bị thực dân Pháp bắt lính Đông Dương sang châu Phi tham gia vào chiến tranh thuộc địa Pháp. Một số khác đi du học, làm công chức trong chính quyền thực dân, và các nhân sĩ trí thức yêu nước đi tìm đường cứu nước hoặc do bị đàn áp khủng bố ở trong nước phải ra nước ngoài hoạt động…Tính đến năm 1945, người Việt Nam di dân chủ yếu sang các nước láng giềng Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, sang Pháp và các thuộc địa của Pháp ở châu Phi, châu Đại Dương. Sự kiện Pháp bị thất bại thảm hại tại Đông Dương và Việt Nam năm 1954 cũng kéo theo một làn sóng người Việt di cư sang Pháp và các nước khác.

Tiếp sau đó, trong chiến tranh Mỹ xâm lược Việt Nam (từ 1954-75), tại Miền Nam Việt Nam số lượng người Việt tới các nước Âu, Mỹ, Australia cũng tăng nhanh. Số người này chủ yếu là những người đi du học, đi làm ăn, kinh doanh, tránh chiến tranh, trốn quân dịch hoặc là vợ con người Việt của những người nước ngoài tham gia phục vụ chiến tranh ở miền Nam Việt Nam hết hạn về nước. Cũng bằng những con đường trên, nhiều người Việt Nam đã tới sinh sống ở nhiều nước khác ở châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương. Tại Miền Bắc, từ năm 1952, có khoảng trên 150.000 lưu học sinh và công nhân kỹ thuật được gửi đi đào tạo tại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác (một số nước Đông Âu, Trung Quốc, Bắc Triều

Tiên, Cuba. Phần lớn những người này đã trở về để phục vụ đất nước, chỉ có một số ít ở lại . Đến trước năm 1975, số lượng NVNONN vẫn chỉ vào khoảng trên dưới 20 vạn người, sinh sống ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Làn sóng người Việt Nam ra đi ồ ạt diễn từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Số người rời Việt Nam ngay trước hoặc sau ngày giải phóng vì lo sợ về “một cuộc tắm máu” lên tới khoảng 131.000 người.

Những năm 1978 – 1980, có khoảng 230.000 người Viê ̣t gốc Hoa vượt biên bằng đường biển (còn gọi là thuyền nhân – Boat People) do căng thẳng trong chiến tranh biên giới Viê ̣t – Trung. Ngoài ra, cộng với những khó khăn chồng chất của đất nước sau cuộc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm, sự xúi giục của các phần tử phản động đã khiến nhiều người hoang mang và rời bỏ đất nước.

Tại Liên Xô và các nước Đông Âu, từ đầu những năm 1980, sau khi các Hiệp định về đào tạo công nhân kỹ thuật, hợp tác giáo dục và lao động được ký kết đã có hàng chục vạn công dân Việt Nam đã được đưa sang lao động, học tập, thực tập. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đa số đã trở về nước nhưng cũng có một bộ phận ở lại làm ăn, sinh sống. Tiếp đó, cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu đã khiến một số lượng lớn người Việt Nam ở đây không có khả năng trở về. Những người ở lại định cư sau này còn làm cầu nối đưa một bà con họ hàng, bạn bè từ Việt Nam sang làm ăn, hình thành nên cộng đồng người Việt khá đông và đặc trưng ở Nga và các nước SNG. Trong thời điểm biến động ở Đông Âu, một số người Việt ở Đông Âu chuyển sang các nước Tây Âu sinh sống.

Từ năm 1990 đến nay: Người Việt Nam ra nước ngoài cư trú chủ yếu là những người được thân nhân bảo lãnh, kết hôn với người nước ngoài, lao động xuất khẩu và du học sinh, ngoài ra còn có một số chuyên

gia, người đi làm ăn, đi thăm thân, du lịch rồi ở lại, trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi.

Sau năm 1997, tình hình đất nước ta ngày càng ổn định và phát triển, chính sách xuất nhập cảnh cũng trở nên thông thoáng hơn, hàng năm đã có thêm hàng ngàn công dân của ta sang Nga, Séc, Ba Lan và một số nước Đông Âu khác theo các hình thức du học, thăm thân, du lịch rồi ở lại định cư. Trong thời gian từ năm 1998 -2005 đã có tổng cộng gần 400.000 lượt lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng tại các địa bàn Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia và ở một số quốc gia Trung đông.

Bên cạnh số lao động xuất khẩu, số phụ nữ Việt Nam lấy chồng người nước ngoài trong thời gian qua cũng tăng lên nhanh chóng. Theo thống kê, từ 1995-2007 có khoảng 180.000 người Việt Nam kết hôn với người của 60 nước, trong đó phụ nữ chiếm tới 80%. Hiện nay đã có trên 100.000 phụ nữ lấy chồng Đài Loan và khoảng 40.000 phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc [43 – tr.28]. Lượng lưu học sinh, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài trong những năm gần đây cũng ngày một tăng, đưa tổng số NVNONN cho đến nay khoảng gần 4 triệu người. Cùng với thời gian, người Việt đã dần dần ổn định cuộc sống ở nước ngoài, hòa nhập tốt với cộng đồng sở tại, và không quên hướng về đất nước.

Ra đi dưới nhiều hoàn cảnh khác nhau như vâ ̣y , suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn nhận về đất nước trong cộng đồng rất khác nhau, thái độ chính trị đối với trong nước cũng đa chiều, thậm chí rất phức tạp.

Nghị quyết 36 (NQ 36) của Bộ Chính trị ban hàng tháng 3/2004 như một bước đột phá về công tác NVNONN. Nghị quyết khẳng định “NVNONN là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước”. Ngoài ra, “công tác đối với NVNONN là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn dân” [6]. Tinh

thần của NQ 36 là củng cố và phát triển cộng đồng NVNONN với các mục tiêu: Đoàn kết, thành đạt, trở thành cộng đồng mạnh và luôn hướng về quê hương, đất nước. Đây là nội dung cơ bản và nhất quán trong chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Nghị quyết được triển khai tập trung trên 3 lĩnh vực: Thông tin tuyên truyền; Hoạch định chính sách; và Vận động cộng đồng. Như vậy, có thể thấy, công tác thông tin tuyên truyền được coi là một nhiệm vụ trọng tâm.

NQ 36 ban hành công khai là một biểu hiện tư duy đổi mới của Đảng về công tác đối với NVNONN. Kể từ sau đó, các chính sách dành cho NVNONN theo hướng cởi mở hơn. Một số chính sách cụ thể cũng được ban hành, thể hiện qua các bộ Luật quốc tịch (cho phép người Việt Nam có hai quốc tịch), Luật đất đai, nhà ở, Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Pháp lệnh về ngoại hối, các quy định về miễn thị thực nhập xuất cảnh cho NVNONN, về cư trú, hồi hương… Công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ngày càng được các cơ quan chức năng ở trong nước và Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài thực hiện một cách chủ động và hiệu quả. Năm 2003, Quỹ hỗ trợ Cộng đồng do UB NVNONN điều phối đã ra đời. Năm 2008, Quỹ bảo hộ Công dân Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao được thành lập. Nếu Quỹ cộng đồng đóng góp hiệu quả cho công tác vận động NVNONN, thì mục đích của Quỹ này là bảo trợ, giúp đỡ công dân Việt Nam trong các trường hợp khẩn cấp và khó khăn (ví dụ như các sự kiện đưa lao động Việt Nam về nước từ Lebanon, từ Libya trong thời gian vừa qua).

Công tác vận động cộng đồng đã được triển khai tích cực với nhiều hoạt động mang tính đột phá, nội dung phong phú, huy động được đông đảo kiều bào tham gia vào các sự kiện chính trị, xã hội lớn của đất nước; mở rộng nhiều hình thức giao lưu văn hoá giữa cộng đồng với cội nguồn; thu hút ngày càng nhiều sự hợp tác, đóng góp của kiều bào về khoa học-

công nghệ, kinh doanh, đầu tư, từ thiện nhân đạo…Lần đầu tiên, trong nước đã tổ chức một Hội nghị dành cho đại biểu kiều bào khắp nơi trên thế giới (năm 2010). Ngoài ra, mỗi năm có hàng chục hoạt động dành cho kiều bào do UB NN về NVNONN tổ chức, như các chương trình Về nguồn, Giỗ tổ hung vương, Xuân Quê hương, Trại hè Việt Nam, các chương trình khuyến khích mời trí thức Việt kiều về làm việc trong nước... cho thấy chính sách dành cho kiều bào ngày càng thiết thực hơn. Đặc biệt, trong các cuô ̣c tiếp xúc các cấp, các đại diện kiều bào đều nhấn mạnh đến vai trò của kênh VTV 4 và báo trực tuyến trong nước , coi đây như mô ̣t nguồn đô ̣ng viên tinh thần đối với ho ̣.

Những năm gần đây số bà con ta ở nước ngoài về nước thăm thân, du lịch, về đầu tư lên gần 400.000 lượt người mỗi năm. Lượng kiều hối gửi về nước năm 2003 đạt gần 2,7 tỷ USD, tăng lên trên 3 tỷ USD trong năm 2004, và tiếp tục giữ mức tăng đều đặn trong gần 10 năm qua, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển đất nước [43- tr.41]. Đầu tư của kiều bào theo Luật đầu tư nước ngoài đạt 540 triệu USD, theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước đạt khoảng 2.500 tỷ đồng VN. Hàng trăm lượt kiều bào trí thức đã về nước đóng góp tri thức và chuyển giao công nghệ cho các tổ chức, cơ quan, Viện nghiên cứu và trường đại học trong nước .

Vượt lên trên những thành tựu kể trên, điều đáng nói là đã có một bước chuyển căn bản trong nhận thức giữa trong và ngoài nước về vấn đề NVNONN. Sự cởi mở trong – ngoài ấy đang khiến những người con xa xứ dù ra đi dưới hoàn cảnh nào cũng cảm thấy được xích lại gần với quê hương đất nước hơn, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Trong bước chuyển đó, không thể không kể đến những đóng góp mà báo chí trong nước đã làm được.

1.3. VTV4 và báo mạng trực tuyến cung cấp thông tin cho công chúng NVNONN

Một phần của tài liệu Kênh VTV4, báo trực tuyến trong nước và công chúng người Việt Nam ở nước ngoài (Nghiên cứu thực nghiệm tại Hàn Quốc, Nga và Mỹ năm 2010 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)