Với báo trực tuyến

Một phần của tài liệu Kênh VTV4, báo trực tuyến trong nước và công chúng người Việt Nam ở nước ngoài (Nghiên cứu thực nghiệm tại Hàn Quốc, Nga và Mỹ năm 2010 (Trang 94)

7. Kết cấu luận văn

3.2.1.2 Với báo trực tuyến

Báo trực tuyến được 43,50 % công chúng đánh giá là rất có ý nghĩa đối với họ, 49,19% đánh giá có ý nghĩa vừa phải. Như vậy, gộp cả hai tiêu chí trên, cho thấy có trên 92% công chúng NVNONN dành sự coi trọng nhất định cho loại hình truyền thông này. Công chúng tìm đến báo trực tuyến vì họ thấy cần (50,81%), vừa cần vừa yêu thích (32,11%), trong khi đó số người hờ hững với báo trực tuyến có cũng được, không có cũng được chỉ chiếm 12,60%. Số liệu này cho thấy, số đông công chúng NVNONN yêu thích đọc báo trực tuyến hơn xem VTV4.

Tuy vậy, công chúng cũng nhận xét rằng, nội dung các báo trực tuyến cứ na ná giống nhau, mà ít báo khẳng định được phong cách riêng của mình. Thông tin trùng lặp, copy lại của nhau, thông tin còn đơn điệu, chưa có nhiều bài bình luận sắc sảo, mới chỉ đưa tin là chủ yếu mà chứa chú trọng đến việc định hướng thông tin. Một số báo quá nhiều các tin giải trí vô bổ như sex, đời tư của các ngôi sao, tin bạo lực gây cảm giác bất an cho người xem. Trong các phỏng vấn sâu, một số độc giả đề xuất các báo trực tuyến cần có các mục bình luận tin tức của riêng tờ báo đó, hoặc mỗi báo xây dựng được phong cách riêng, có các bài viết độc quyền của mỗi báo...sẽ hấp dẫn và dễ dàng gây chú ý cho công chúng tới tờ báo đó hơn.

Từ các ý kiến đề xuất trên, dựa vào nghiên cứu thực tế, chúng tôi đưa ra một số giải pháp, kiến nghị với báo trực tuyến trong việc nâng cao chất lượng và thu hút sự tham gia của công chúng NVNONN như sau:

Các trang báo trực tuyến cần tạo ra bản sắc riêng và tăng hàm lượng văn hóa trong cơ cấu thông tin trên các trang báo trực tuyến có đông công chúng NVNONN. Lâu nay, nhiều tờ báo thường đồng nhất việc quảng bá văn hóa với các thông tin giải trí. Thậm chí nhiều trang báo còn xếp chung

Văn hóa (culture) và Giải trí (entertainment) làm một (rất nhiều trang có mục Văn hóa – Giải trí). Điều đó, dẫn đến việc, rất nhiều tin tức là giải trí (rẻ tiền) bị coi là văn hóa. Ở nhiều tờ báo lớn của nước ngoài, mục Văn hóa (culture news) và mục Tin giải trí (entertainment News) là hai mục tách biệt nhau. Để giúp cho việc đính hướng thông tin, định hướng các giá trị thẩm mỹ cho công chúng, các trang báo trực tuyến nên tách biệt hai yếu tố này. Cần lưu ý, một trong các yếu tố kết nối NVNONN với trong nước chính là cội nguồn về văn hóa. Hãy viết về văn hóa sao cho hay, cho đẹp, cho đúng, và thuyết phục những người đã biết, cảm hóa những người chưa biết về nguồn cội văn hóa, lịch sử của dân tộc và của chính những người con đang sống xa tổ quốc.

Cần xây dựng các trang báo có đối tượng công chúng mục tiêu là NVONN (ví dụ Quê hương online) thành những trang trực tuyến mạnh, nội dung phong phú để thu hút độc giả. Mặt khác, cần có chiến lược truyền thông về chính các trang này. Bởi vì, tâm lý chung của nhiều người là thường xem những trang quen thuộc với mình. Vậy thì, người làm truyền thông phải tự PR cho trang báo của mình để tạo thói quen “tiêu dùng” cho công chúng.

Đổi mới mạnh mẽ cách thức đưa tin trên các trang báo chính thống để tạo sự hấp dẫn, thu hút công chúng. Theo Mc Luhan, phương tiện truyền thông là thông điệp5. Sự hấp dẫn của một tờ báo đối với công chúng chính là ở nội dung và cách thức đưa tin của tờ báo đó.

Báo trực tuyến cần tạo cho công chúng NVNONN sự tin tưởng thông qua cách đưa tin đa chiều, có sự phân tích một cách thấu đáo, thay vì chạy theo cách đưa tin chụp giật, câu khách, gật gân. Khác với công chúng trong nước có các trải nghiệm thực tế, và nhiều nguồn tin (liên cá nhân)

5 Mac Luchan là nhà nghiên cứu truyền thông người Canada. Ông là người đưa ra lý thuyết “phương tiện truyền thông là thông điệp” trong công trình công bố năm 1967.

khác bên cạnh các thông tin mà họ nhận được từ báo chí, công chúng Việt Nam ở nước ngoài khi nhìn về trong nước, họ phụ thuộc phần lớn vào thông tin trên truyền thông đại chúng. Công chúng khảo sát cũng cho biết, các mảng tin tức về luật pháp, chính sách mới, kinh tế, thông tin về quan hệ ngoại giao với các nước và đời sống của cộng đồng trong nước là các lĩnh vực mong muốn được thông tin nhiều hơn.

3.2.2. Nghiên cứu công chúng NVNONN

Nguồn thông tin phong phú, đa dạng không chỉ là phương tiện truyền tải tin tức, mà còn góp phần quảng bá cho các giá trị văn hóa – một thứ sức mạnh mềm (solf power) trong thời đại toàn cầu hóa. Tuy vậy, để các kênh thông tin đó đến được với công chúng thì cần phải có các nghiên cứu một về công chúng NVNONN nói chung, và công chúng tại từng địa bàn nói riêng để xây dựng các chương trình truyền thông chuyên biệt.

Ngày nay, công chúng có vẻ như đang “bội thực” với các chương trình tin tức, truyền hình dành cho đại đa số. Nhiều người tỏ ra chán nản vì không tìm thấy “bản sắc” của riêng cộng đồng hay cá nhân trong các chương trình này. Do đó, các chương trình TTĐC mang tính chuyên biệt hóa sẽ là xu hướng của tương lai.

Dựa trên kết quả điều tra nghiên cứu công chúng tổng thế, các PTTTĐC cần phải xây dựng các chương trình truyền thông có mục đích rõ ràng, cụ thể dành riêng cho từng nhóm công chúng về những lĩnh vực quan tâm chuyên biệt của họ. Tâm lý, suy nghĩ, sự hiểu biết của từng nhóm công chúng là khác nhau, do đó cách thức nội dung truyền tải thông tin cũng phải có những khác biệt cho phù hợp.

Ngoài việc phân loại các nhóm công chúng NVNONN và có các chương trình, trang báo phù hợp với từng nhóm, cần chấp nhận một thực tế là ngay trong một nhóm công chúng có độ tuổi như nhau, thì những suy nghĩ, cách tiếp cận của họ cũng khác nhau với cùng một vấn đề mà báo chí

đưa tin [61- pg. 73] . Do đó, khi xây dựng chương trình cần chú ý tới các đặc điểm khác nhau về địa bàn cư trú, vị trí pháp lý (nhóm Việt kiều định cư ở nước ngoài # nhóm ra nước ngoài lao động, học tập…).

Cần nhắc lại là, ngay từ năm 1992, trong Chỉ thị về đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương

Một phần của tài liệu Kênh VTV4, báo trực tuyến trong nước và công chúng người Việt Nam ở nước ngoài (Nghiên cứu thực nghiệm tại Hàn Quốc, Nga và Mỹ năm 2010 (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)