Cấu trúc địa lý

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn quản trị chiến lược Thực thi chiến lược (Trang 36)

Một trong những lí do quan trọng tại sao các công ty tổ chức một cách địa lý là để gần gũi hơn với khách hàng của họ. Lần lượt, sự gần gũi thường khuyến khích một mức độ cao nhất của sự phân cấp, cùng với các khu vực và tiểu khu vực các nhà quản lý hưởng thụ đáng kể quyền hạn và mất thời gian để điều hành hoạt động của họ. Mặc dù những nhà quản lý cấp cao có lẽ thường yêu cầu từng khu để thực hiện lên tới một vài cấp độ. Nó thường để lại những chi tiết của hệ điều hành quản lý tới từng cơ quan đầu não khu vực.

Một trong những hạn chế của tổ chức theo địa lý đó là các nhà quản lý điều hành trong một cấu trúc địa lí thường cảm thấy ít cần thiết để phối hợp những hoạt động của họ với các nhà lãnh đạo khu vực khác. Những hạn chế đó có thể khá trầm trọng nếu các công ty cần bảo vệ một hình ảnh chất lượng ở khắp tất cả các khu vực ( như làm một chuỗi thức ăn nhanh, công ty cho thuê ô tô và các cơ quan du lịch ).

Trong thực tế, tổ chức theo khu vực địa lý mang lại cho các nhà quản lý cấp cao những quyết định lớn để phân chia hoặc để củng cố các tiểu bộ phận của một cấu trúc địa lý. Nhiều khu vực có thể được xác định như là một khu vực nhỏ, ví như cá nhân các quận hạt và tiểu bang trong vòng Liên Bang Mỹ. hoặc những tiểu bang khá lớn bao trùm toàn

bộ các quốc gia và thậm chí các lục địa trên thế giới. Các công ty thậm chí có thể tổ chức theo khu vực địa lý dựa trên những điểm tương đồng về đặc điểm thị trường, điều đó trải rộng ra khắp các khu vực và lục địa. Ví dụ, một công ty phân chia theo tiêu chí mùi vị tương đồng, thu nhập, thói quen mua sắm hoặc sự bao gồmcủa bất kì các nhu cầu trong thực tế. Do bởi các công ty đa quốc gia thường hướng về cấu trúc địa lý để phối hợp sự mở rộng và điều hành toàn cầu của họ.Ví dụ, cho tới bây giờ, Procter và Gamble đã tổ chức các hoạt động của nó vòng quanh thế giới dưới 1 dạng hình thức đã được sửa đổi của cấu trúc địa lý/ vùng miền cho những lý do tương tự nhau. Những chất tẩy rửa ( xu hướng chất lỏng, đó là ví dụ ) và dầu gội thường cần hỗn hợp pha trôn đặc biệt để chứa những điều kiện vùng, như là độ cứng của nước và độ tinh khiết, chiến dịch quảng cáo, giá linh hoạt, và sự phân chia các kênh. Khách hàng ở những vùng miền khác nhau thường yêu cầu những sự khác nhau trong thiết kế sản phẩm ( như họ làm trong hoạt động kinh doanh của xe hơi Ford và trong ngành công nghiệp sản phẩm của ABB). Nét đặc trưng thường khá là quan trọng khi chúng ta kiểm tra tác động của cấu trúc địa lý khác nhau trên toàn bộ hệ thống toàn cầu trong phần sau của chương.

Những ưu điểm của cấu trúc địa lý: các công ty sử dụng cấu trúc địa lý để phát triển những khả năng của chức năng trong mỗi vùng miền. Một cơ sở hạ tầng của cấu trúc địa lý thường có sự thích ứng kịp thời của những hoạt động của một công ty tới điều kiện vùng mà không có sự yêu cầu của các nhà quản lý tới thăm dò tài nguyên của từng khu vực đó. Tổ chức theo cấu trúc địa lý có thể là một nguồn chính của sức mạnh khi mà các công ty muốn hoà hợp thực sự với nhu cầu của khách hàng. Một chìa khoá thuận lợi của cấu trúc địa lý là đặt hoạt động của công ty gần với khách hàng của họ hoặc các nhà cung cấp. Cho các hoạt động sản xuất, điều đó có ý nghĩa là các công ty có thể phải dung nguồn nhân công giá rẻ và các nhà cung cấp khác để đạt được những thuân lợi trong cạnh tranh. Những nhà cung cấp khu vực gần có những lợi ích riêng cho sản xuất dệt may và may mặc đã xây dựng những hoạt động nguồn ở Far East và khu vực Mỹ Latinh. Ở nhiều trường hợp khác, những khách hàng ở khu vực gần có ý nghĩa hơn trong sự hồi đáp và dịch vụ. Cả FedEx và UPS đã từng tổ chức hoạt động theo khu vực địa lý của họ nhằm cải thiện dịch vụ khách hàng và những thuận lợi trong cạnh tranh.

Những thuận lợi khác trong tổ chức hoạt động theo khu vực địa lý đó là phát triển những nhà quản lý có kinh nghiệm khá dày dặn người mà nhận thức cái để cạnh tranh trong những khu vực nhất định. Những cấu trúc theo địa lí thúc đẩy những chuyên môn và kiến thức xuất sắc về những thị trường riêng biệt. Những nhà quản lý của các tiểu khu vực theo địa lý thường cư trú ở những khu vực mà họ quan tâm, vì vậy họ trở nên thân quen với những lao động làm việc tại khu vực địa phương, những yêu cầu của chính phủ và những định mức về văn hoá. Vì đó những các nhân này thường rất lí tưởng để giám sát các hoạt động khu vực. Những nhà quản lý ở tiểu khu vực trong hệ thống cấu trúc sản phầm và chức năng, ngược lại, thường cư trú tại trụ sở chính của công ty.

Một trong những thuận lợi cuối cùng của cấu trúc theo địa lý đó là sự linh hoạt của nó. Những nhà quản lý cấp cao có thể dễ dàng củng cố những khu vực nhỏ hơn trở thành những khu vực lớn hơn. Phản đề, nó thật dễ để chia lên thành 1 khu vực rộng lớn vào trong những chuỗi khu vực nhỏ hơn như là điều kiện thị trường thay đổi hoặc những phân đoạn.

Những đặc điểm của cấu trúc địa lý

Thuận lợi Khó khăn

- Chuyên môn cao theo nhu cầu của thị trường

- Quyền tự chủ cao từ các khu vực địa lý - Thúc đẩy một mức độ cao của sự phân cấp

- Hồi đáp nhanh với nhu cầu của thị trường

- Cấu trúc linh hoạt cao, dễ dàng tạo ra những khu vực địa lý nhỏ hơn

- Cho phép sự sử dụng và phát triển đầy đủ của những nhà quản lý vùng

- Sự hỗ trợ thông minh cho những chiến lược đa nội địa

- Sao lại những chức năng trong từng khu vực

- Đặt những sự kết nối yêu cầu trên những nhà quản lý cấp cao

- Cần sự hỗ trợ những phương thức khác để đảm bảo chất lượng cao và hình ảnh đồng bộ

- Có lẽ không hoạt động tốt trong sự thay đổi nhanh, doanh nghiệp có kĩ thuật chuyên sâu hoá hoặc công nghiệp.

Những nhược điểm của cấu trúc theo địa lý: một trong những khó khăn của cấu trúc theo địa lý đó là nó sao lại những hoạt động chức trong tất cả từng khu vực địa lý để cung cấp cho từng khu vực riêng biệt. Những hoạt động chức năng tổ chức phân đoạn

theo khu vực địa lý bằng việc phân bổ từng phần của từng khu vực địa lý khác nhau. Vì vậy sự phân đoạn làm giảm khả năng của mỗi công ty đạt được cán cân thương mại.

Một cấu trúc địa lý có lẽ sẽ làm thúc đẩy sự xung đột giữa các nhà quản lý khu vực và trụ sở chính của công ty. Bằng việc thêm vào các nhà quản lý địa lý giữa những nhà quản lý chức năng và các nhà quản lý cấp cao, cấu trúc này tháo gỡ các nhà quản lý cấp cao khỏi những sự tham gia chỉ đạo trong những hoạt động điều hành công ty. Sự phân chia này có thể là kết quả của sự bất đồng hơn mục tiêu giữa những vùng và trụ sở chính công ty.

Cuối cùng, cấu trúc địa lý có lẽ chịu một khó khăn quan trong khi nó đến thiết lập tiêu chuẩn cho chất lượng và hình ảnh ngang qua các vùng miền hoặc thị trường. Ví dụ như các hang Mc Donald, Wendy,Burger King và 7- Eleven thích tổ chức hoạt động của họ theo khu vực địa lý để phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Mặt khác, họ cũng nhấn mạnh rằng các nhà quản lý và điều hành khu vực sản xuất và phục vụ những sản phẩm của họ ở một tiêu chuẩn chất lượng là thống nhất trên toàn khu vực. Những nhà quản lý trong những công ty tổ chức theo địa lý có lẽ phải phát triển những bộ luật chuyên sâu và những quy định nhằm đảm bảo chất lượng ở tất cả các khu vực. Ví dụ như Domino’s Pizza có nhiều những luật lệ và phương pháp nhằm đảm bảo chất lượng pizza, nhiệt độ pizza và giao hàng an toàn ở tất cả các khu vực của liên bang Mỹ. ( quan sát hình 9-10 cho một bảng tóm tắt những thuận lợi và khó khăn của cấu trúc địa lý).

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn quản trị chiến lược Thực thi chiến lược (Trang 36)