Ngôn ngữ phản ánh tư duy của người miền núi

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy nhìn từ góc độ văn hóa (Trang 92)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1Ngôn ngữ phản ánh tư duy của người miền núi

Có thể khẳng định, điều làm nên tính đặc trưng khu biệt nhất trong tác phẩm của Đỗ Bích Thúy chính là hệ thống ngôn ngữ mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc miền núi phía Bắc. Biệt tài của chị không ở chỗ phát hiện được tính đặc thù trong ngôn ngữ người dân tộc vùng cao mà còn ở khả năng sử dụng những ngôn ngữ ấy một cách thành thạo tới mức đó như lời ăn tiếng nói hàng ngày của chính bản thân tác giả. Chính biệt tài này khiến ngôn ngữ đời sống dẫu đã được nghệ thuật hóa thành ngôn ngữ văn học nhưng vẫn rất đỗi gần gũi, quen thuộc với độc giả và cả người bản xứ khi đọc sáng tác của chị.

Điều không thể phủ nhận khi nghiên cứu ngôn ngữ của các dân tộc người thiểu số Việt Nam là dù ngôn ngữ của các dân tộc có thể khác nhau những vẫn có

những đặc điểm chung trong tính chất ngôn ngữ, đó là: ngôn ngữ phản ánh nét văn hóa tập tục của người dân tộc; ngôn ngữ biểu hiện kiểu tư duy mang tính hình tượng, hình ảnh cụ thể và cách ví von độc đáo. Chính việc sử dụng nhuần nhuyễn đặc trưng ngôn ngữ này mà trong tác phẩm của Đỗ Bích Thúy ngôn ngữ được viết ra một cách tự nhiên không gò ép, cứng nhắc. Chính vì vậy, người đọc có cảm nhận rằng dường như cách cảm, nếp nghĩ của người miền núi đã thấm vào tâm hồn nhà văn.

Trước hết, ngôn ngữ của các nhân vật trong tác phẩm của Đỗ Bích Thúy là ngôn ngữ phản ánh những nét văn hóa, tập tục của người dân tộc thiểu số vùng cao. Cách nói của người dân tộc thể hiện cách nghĩ, quan niệm của họ về những sự việc đang xảy ra. Nếu như trong ngôn ngữ phổ thông (ngôn ngữ của người Kinh) khi nói đến quan niệm về sự chung thủy, nếp nghĩ về phụ nữ có con với người khác mà không phải là chồng mình có thể nói “như thế thì có chết đi trăm lần, nghìn lần cũng không hết tội”. Cũng là quan niệm ấy, người H‟Mông lại nói theo cách khác. Nhân vật Kía trong Gió không ngừng thổi với tâm trạng day dứt, tội lỗi và mơ hồ khi nghĩ về đứa con là kết quả chị bị tên chú họ bên chồng cưỡng bức mà có, đứa con chị không mong muốn, dù chị đã cố làm mọi cách để bỏ nó khi còn là bào thai nhưng vẫn không được nên vẫn phải sinh ra. Đỗ Bích Thúy đã miêu tả rất sinh động tâm trạng của Kía bằng ngôn ngữ mang đậm phong cách của người miền núi: “Hàng ngày Kía sẽ phải nhìn thấy nó, đối diện với nó, ôm ấp nó, trời ôi, thế thì có tội lớn quá, thế thì có chết khô bảy lần, chết tươi mười lần cũng không gột rửa hết” [33; 40]. Hay như trong truyện Mần tang mọc trong thung lũng, khi Liêu xin bà cô cho mấy chị em đi chợ chơi, bà cô hỏi đi chợ làm gì, Liêu bảo muốn đi để xem người bản khác mua gì bán gì và xem học có ăn tết giống mình không thì bà cô bảo: “Kệ người ta. Bếp nhà mình cháy ở nhà mình, bếp nhà họ cháy trong nhà họ…” thể hiện nếp nghĩ không tò mò, không can thiệp và cuộc sống của người khác của đồng bào dân tộc vùng cao. Với người dân tộc thiểu số nơi đây, cụ thể là người dân Tả Gia trong tác phẩm này, bếp lửa được coi là linh hồn riêng của mỗi nhà, không bao giờ được để ngọn lửa trong bếp tắt rụi, bếp lửa chính là biểu tượng của cuộc sống vẫn đang tiếp tục trong mỗi nhà. Bếp lửa còn được quan niệm là nơi cản trở tà ma hù

dọa con người như trong truyện Đá cuội đỏ. Cũng là quan niệm ấy, ngôn ngữ phổ thông của người Kinh lại có câu “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”.

Ngôn ngữ trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy còn phản ánh những nét đẹp của văn hóa ứng xử trong cách thể hiện tình yêu nam nữ rất nhẹ nhàng nhưng không kém phần nồng cháy: “Đêm nay, May đi ngủ muộn, phần vì nhà đã vắng càng vắng – thằng Trài mang ngựa đi lấy giống, mẹ già đi xem bệnh cho trẻ con nhà Chứ - phần vì ngoài kia, sau bờ rào đá, có tiếng đàn môi tự dưng cất lên, gọi mãi. Tiếng đàn ấy, May gặp ở mấy phiên chợ rồi, lần nào cũng đuổi theo sau lưng, May đi nhanh thì theo nhanh, May đi chậm thì theo chậm, bây giờ thì dám theo về tận nhà người ta nữa. Đã mấy lần May đứng dậy, ngập ngừng định đi ra cửa mà chân cứ run lên lại ngồi xuống. Chiếc khăn thêu được vài đường đã nhầm, kim lại đâm vào ngón tay mấy lần. Sau rồi, May cũng giữ được chân mình mặc kệ tiếng đàn môi ấy, dội lửa vào gộc củi rồi vào buồng. Tiếng đàn môi còn quanh quẩn bên ngoài mãi mới chịu đi. Tiếng bước chân ngựa cũng ngập ngừng…” [33; 14 – 15] (Tiếng đàn môi sau bờ rào đá). Tình yêu của người dân tộc H‟Mông mộc mạc, từ tiếng đàn môi gọi bạn réo rắt, từ câu hát của các chàng trai, cô gái rồi theo chân người con gái mình yêu về đến nhà họ đến quên thời gian, quên đường về của các chàng trai là một nét văn hóa rất quen thuộc, đặc trưng. Phụ nữ vùng cao, đặc biệt là phụ nữ Mông có thói quen ban ngày lao động, tối về bên ngọn lửa bập bùng của nồi cám nấu cho gia súc gia cầm lại tỉ mỉ thêu khăn, thêu váy… Vẻ đẹp tinh tế của những trang phục thể hiện sự khéo léo, chăm chỉ của người tạo ra nó, cũng là một trong những đặc điểm để các chàng trai chọn người yêu, chọn vợ cho mình. Ngược lại, đối với các cô gái, họ sẽ chọn cho mình một tấm chồng ưng ý qua cả điệu múa khèn, qua sự réo rắt của tiếng đàn môi mà các chàng trai thi nhau thể hiện trong các lễ hội hay các phiên chợ.

Ngôn ngữ thể hiện kiểu tư duy mang tính hình tượng, lối nói đầy hình ảnh cũng làm nên nét đặc trưng trong ngôn ngữ của Đỗ Bích Thúy. Trong cuộc sống hàng ngày của người dân tộc, hình ảnh của những sự vật, hiện tượng thân thuộc đã đi vào trong tiềm thức của họ một cách hồn nhiên, cứ như thế, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, họ đem những sự vật ấy ra cho dễ hiểu. Người mẹ già không muốn từ bỏ

nếp sống truyền thống cũ để xuống xã ở với cậu con trai đang làm cán bộ xã , khi nói với đứa con gái lâu ngày về thăm nhà đã so sánh sự già nua, mỏi mệt của mình bằng một hình ảnh rất đơn giản nhưng giàu ý nghĩa: “Hơn sáu mươi năm nay, tao như con suối chảy xuôi. Sắp ra đến sông rồi lớn rồi, sắp theo cha chúng mày rồi, giờ nó bắt rẽ ngang, nó bắt chảy ngược…” [33; 217] (Ngải đắng ở trên núi). Để diễn tả đắc địa sự xung đột từ trong nhận thức cái mới và cái cũ, chị viết: “Bao nhiêu năm nay, người ở trên sàn nhà, trâu, ngựa, ngan ngỗng ở dưới gầm sàn, tự dưng em mày đòi mang trâu ra ngoài vườn, con trâu mẹ ốm lên ốm xuống, cho uống bao nhiêu muối cũng không khỏi. Ngỗng đang ở yên thế lại lùa ra, sáng nào cũng phải đi tìm, con ngủ chỗ này, con ngủ chỗ khác…” [33; 217] (Ngải đắng ở trên núi).

Khi xây dựng hình tượng nhân vật, Đỗ Bích Thúy chú ý về hệ thống ngôn ngữ nhưng không phải về số lượng. Các nhân vật của chị thường không nói nhiều, và khi họ nói, họ cũng nói rất ngắn gọn, cô đọng, nội dung chuyển tải trong ngôn ngữ vì thế mà cũng trở nên súc tích hơn. Có những ví von, so sánh rất chân thực của người vùng cao chua xót, đắng cay nhưng cũng đầy triết lý. Khi nhận thấy thằng con trai mình bắt đầu manh nha lối ăn ở hai lòng, người mẹ của Dân trong truyện

Mặt trời lên quả còn rơi xuống khuyên nhủ: “Chăn nhà mình có rận thì cũng phải đắp, đắp chăn nhà người khác là thành người nhà họ, chết đi thành con ma đói ma rét nhà họ, thế là sướng hay khổ?” [33; 202]. Tấm chăn mà người mẹ nhắc đến là con người, là vợ của Dân, đó mới thuộc sở hữu của Dân, đó mới là gia đình của Dân. Dù người vợ đó có xinh đẹp hay không xinh đẹp, có tốt hay xấu cũng là người vợ mà Dân đã ưng thuận và cưới về. Dân không thể “đắp chăn nhà người khác”, thay lòng đổi dạ với một người phụ nữ khác được. Điều đó chỉ mang đến bất hạnh cho Dân mà thôi. Nhân vật mẹ già nói với May về số phận người phụ nữ không thể sinh con, nghe qua rất bình thường nhưng ẩn chứa nỗi bất hạnh, xót xa sâu kín của mẹ già, cũng như số phận chung của những người phụ nữ dân tộc thiểu số: “Con gái à, làm dâu mà không làm mẹ thì chỉ làm cục đá kê cột nhà chồng thôi. Ở hai mươi, ba mươi năm, ở đến lúc chết cũng chỉ là cục đá kê cột thôi…” [33; 30] (Tiếng đàn môi sau bờ rào đá). Nhưng suy nghĩ của May thì khác, May yêu thương người mẹ

dẫu không có công sinh nhưng có công dưỡng với chị em mình thậm chí hơn cả người mẹ đã sinh ra mình nhưng lại vứt bỏ hai chị em May. Khi mẹ già mắng May vì không nhận mẹ đẻ và khi nghe câu nói của mẹ già về thân phận của Mẹ ở nhà chồng, May rất ấm ức: “Mẹ già định trả chị em May cho mẹ Hoa như người ta mượn ngựa rồi trả ngựa hay sao?”. Cũng để mô tả số phận của người phụ nữ được coi là lép vế, không có tiếng nói trong nhà chồng, người dân tộc Tày quan niệm, con gái đi lấy chồng phải có của cải mang theo, phải có của hồi môn mang đến nhà chồng, còn người nào không có thì coi như theo không. Chính vì vậy, khi kể về người mẹ của mình khi về nhà chồng, nhân vật Din đã miêu tả: “Mẹ về làm dâu là về không, hầu như chẳng có gì vì ông ngoại mất sớm, mẹ ở với chú thím. Thế nên chỉ như con mèo nem nép bên bếp nhà chồng, từ sáng đến tối không biết ngẩng mặt lên, đến bữa không dám ăn no, đến năm mười tám tuổi mà bé quắt hơn cả lúc lấy chồng. Chị cả tôi ra đời chưa đầy tháng đã mất vì viêm phổi, mãi hơn chục năm sau mới có tôi”. [33; 219] (Ngải đắng ở trên núi).

Đỗ Bích Thúy vẫn luôn giữ lối ví von giàu hình tượng ấy khi mô tả về vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Vẻ đẹp của họ thường được so sánh với những vẻ đẹp trong thiên nhiên gần gũi mà sinh động. Khi miêu tả vẻ đầy đặn, quyến rũ của nhân vật Kía trong Gió không ngừng thổi, Đỗ Bích Thúy viết: “Tại sao người đàn bà không đẻ được nữa lại cứ nở ra như một bông hoa chuối đỏ rực, căng mọng thế này?”. Hay khi miêu tả vẻ đẹp của cô gái Tày với nước da rắng và cái cổ cao thu hút mọi ánh nhìn được nhà văn viết: “Người con gái có đôi bờ vai rất tròn, cái cổ cao mà trắng như núi đã vỡ”. (Sau những mùa trăng). Ngay cả tiếng cười của người con gái vùng cao cũng được chị miêu tả có sức quyến rũ đến lạ kỳ: “Tiếng cười trong vắt vỡ ra giữa đôi hàm răng đều như hai hàng ngô nếp đầu mùa trắng bóng”. [33; 129] (Đêm cá nổi). Dáng vẻ và phong thái của người phụ nữ được ví von với các hình ảnh gần gũi nhưng cũng không kém phần sinh động: “Cuộc sống khó khăn thiếu thốn trăm bề ở rừng không làm Mai khô hết đi mà ngược lại, người phụ nữ một con như cây Bjoócmạ được ngâm mình trong dòng nước mát, đã nở bung ra, rực rỡ và căng đầy sức sống”. [33; 322] (Sải cánh trên cao).

Nét đặc sắc nhất trong việc vận dụng ngôn ngữ của Đỗ Bích Thúy chính là việc nhà văn giữ được độ cần thiết vừa phải, đồng thời vận dụng đúng lúc, đúng chỗ ngôn ngữ dân tộc để thể hiện chân thực không gian đậm chất núi rừng và cách cảm, cách nghĩ, cách nói giàu hình tượng của người miền núi. Chính vì vậy, sự ví von của chị luôn được sử dụng một cách sáng tạo và không lặp lại sáo rỗng mà rất phù hợp với hoàn cảnh. Đỗ Bích Thúy đã miêu tả cảnh mối mai hỏi vợ của người miền núi sinh động trong truyện Con dê bốn mắt:

“Bà mối đến nhà Thào Chá Cáy. Hai vợ chồng Cáy đang ngồi tẽ ngô giống. Thấy bà mối vào, lẳng lặng đứng dậy, không nói không rằng. Bà mối ậm ừ lấy giọng:

- Ông Cáy bà Cáy à, nhà ông Dấn túng bấn quá không biết nhờ vả đâu, nay nhờ tôi đến nói với ông chia cho ít thóc giống.

Ông Cáy:

- Thóc thì có đấy nhưng không được tốt lắm, gieo nó xuống còn phải mất công chăm bón nhiều, không dám chia cho nhà ấy đâu.

Bà mối:

- Hạt giống chưa tốt nhưng có mảnh đất tốt, có tấm lòng rộng rãi thì không sợ gì mất mùa ông ạ.

Bà Cáy:

- Không dám đâu, không dám đâu. Nhờ bà về nói hộ, núi ấy cao quá, nhà này không trèo được.

Bà mối cầm chén nước, uống ực:

- Thế là ông bà chê rồi, tôi về vậy. Nhưng... tại sao chứ, chê thằng Dí bé quá hay là...” [33; 84]

Nếu như chỉ đọc độc lập đoạn trích mà không đọc cả truyện thì độc giả tưởng rằng các nhân vật đang nói chuyện vay mượn thóc giống, ngô giống. Cuối cùng sau một hồi “thương thuyết” thì vấn đề lại là chuyện hỏi cưới vợ cho con trai nhà Dấn. Các nhân vật tham gia đối thoại không nói trực diện vào vấn đề mà chỉ bóng gió đề cập, song cả hai phía đều hiểu rõ ý nhau. Nét tinh tế trong ngôn ngữ đối thoại đã được Đỗ Bích Thúy ghi lại. Từ đó, người đọc hiểu sâu sắc hơn về hệ thống ngôn

ngữ, những phong tục tập quán riêng biệt của người dân tộc thiểu số ở vùng cực bắc của Tổ quốc.

Ngoài lối nói so sánh, ví von mang đậm phong cách của người miền núi, Đỗ Bích Thúy còn khéo léo đưa vào trong sáng tác của mình cách xưng hô rất đặc trưng của con người nơi đây. Cách xưng hô của người dân tộc làm cho những ai chưa từng tiếp xúc với nền văn hóa này không khỏi bỡ ngỡ và lạ lẫm. Nhưng đây lại là điều quen thuộc trong ngôn ngữ của người dân miền núi vùng Tây Bắc. Lối xưng hô của họ mang vẻ suồng sã nhưng rất đỗi thân thiết, với các đại từ nhân xưng quen thuộc họ hay sử dụng đó là: “Tao”, “mày”, “nó”… trong mối quan hệ làng bản, bạn bè, anh em. Trong truyện Cạnh bếp có cái muôi gỗ, Mai nói chuyên với Chứ - người bạn cùng học cũng là người mà Mai có tâm ý: “Tao sắp lấy chồng rồi. Bỏ học thôi (…) Chứ à, sao không bảo bố mẹ sang nhà tao?” . Ngay cả khi những người lạ mới quen hoặc mới gặp nhau họ cũng sử dụng cách nói này. Hai người đàn ông tình cờ gặp nhau trên đường nói với nhau trong truyện Trời đâu đã sáng:

“Trai Mông Đồng Văn uống rượu hay lắm đấy. Lấy vợ cho nó chưa? Bố tôi càu nhàu:

Chưa. Muốn có con dâu quá mà chưa lấy được.

Ông già tủm tỉm: Có thích con gái Mèo Vạc không? Tao tìm cho một đứa nhé. Thế thì tốt quá, nhờ ông đấy”

Và, thân thiện, mộc mạc hơn nữa trong cách xưng hô của người vùng cao đó là thường xưng “mình” với người đang đối thoại, dù đó là người quen hay người lạ, rồi cách nói ngắn rất mộc mạc nhưng cũng lạ tai:

“Trong lớp học, Mai cúi gằm, mắt như dán vào quyển vở trên mặt bàn. Thầy giáo nhắc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đồng chí Mai, thế nào là để mắt cách xa vở hơn một gang tay? Mai bối rối, lúng búng không thành tiếng:

- Xin lỗi thầy giáo, mình… mình quên…

- Có việc ấy mà ngày nào cũng quên thì nhớ được cái gì nhỉ?

- Hôm nay nữa thôi, mình nói thật đấy, mai là không quên nữa.” [33; 319] (Sải cánh trên cao)

Trong một ngôn ngữ, cách xưng hô luôn luôn biểu lộ đặc trưng tâm lý, nếp

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy nhìn từ góc độ văn hóa (Trang 92)