Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…”[20; 134]. Giọng điệu là một yếu tố đặc
trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Nếu như trong đời sống, ta thường chỉ nghe giọng nói nhận ra con người thì trong văn học, giọng điệu giúp chúng ta nhận ra tác giả. Người đọc có thể nhận thấy tất cả các chiều sâu tư tưởng, thái độ, vị thế, phong cách, tài năng cũng như sở trường ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ thông qua giọng điệu. Nền tảng của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo của nhà văn. Trong khi trần thuật, tác giả sử dụng nhiều giọng điệu, nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo, chứ không đơn điệu. Nói chung tiểu thuyết là đa thanh, nhiều bè, nhiều giọng điệu. Tạo được giọng điệu đa dạng, phong phú là đánh dấu một bước trưởng thành trong tư duy nghệ thuật.
3.1.3.1. Giọng dửng dưng, bình thản pha chút mỉa mai, châm biếm
Giọng điệu chủ đạo ta thường nhận thấy là Giọng dửng dưng, bình thản. Ba người khác là một tác phẩm viết về vấn đề lớn của dân tộc, tuy không khai thác toàn bộ diện mạo của cuộc cải cách nhưng ông lại đi vào kể về những mặt tiêu cực, hạn chế, mặt trái của cuộc cải cách và đọc tác phẩm người ta thấy giọng của người kể chuyện rất bình tĩnh, dung dị, thản nhiên nhưng lại hết sức ám ảnh. Trước cảnh Đình bị tra tấn, mặc dù là một người cùng đội nhưng Bối kể lại rất tỉ mỉ những đau đớn Đình trải qua không một chút thương tiếc: “Đình bị trói quặt tay chân nằm còng queo dưới sàn xe, không thể cựa được (…). Nơi giam Đình ở cũi phía ngoài lô cốt. Không một lỗ cửa sổ, trên mái trống hốc mà như tối mù. Nhiều người đã bị nhốt trước ở đấy, bùn cứt thối khẳn lõng bõng ngập mắt cá chân (…). Đình phải trói đứng suốt ngày. Đêm ngủ lả đầu xuống, lưng cong như con tôm, hai tay vẫn treo lên cái vấu tre. Lúc lúc lại quờ quạng dật dờ ngọ ngoạy. (…). Một cái gộc tre xù xì đập bốp vào mồm Đình còn đương há hốc. Ba chiếc răng cửa Đình văng ra như những hòn cuội, máu tuôn lênh láng. Đình lăn ra, thở sằng sặc. Những đầu mấu tre giáng xuống như giã giò, thình thịch, vun vút, bất kể vào đầu, vào lưng. Đình trợn ngược mắt, nhuôi ra. Chiếc gậy chọc vào lưng, lay đi lay lại. Rồi gậy lại chan chát xuống, như thử biết người còn sống không. Hai bàn tay Đình duỗi như búng con quay rồi đuỗn thẳng không nhúc nhích”. Rồi trước cảnh xử bắn địa chủ Thìn, tuy là địa chủ nhưng ông ta cũng là con người và trước cảnh rùng rợn ấy người kể chuyện cứ lẳng
lặng kể,, không thể hiện thái độ gì: “Thế là địa chủ Thìn chết, chết trước cả khi tòa án phúc tra. Chẳng biết địa chủ Thìn bị xử chậm lại gặp đội sửa sai thì có được tha không, nhưng dẫu có may thế, chắc lão cũng ốm chết trước đấy lâu rồi (…). Tôi trông rõ cái đầu trên hõm cối một mớ tóc đốm nâu đốm bạc bùi nhùi rũ rượi. Đích thị là chết thật. Đội trưởng Cự vào trong vách cầm ra cái đòn gánh khều ngửa mặt người chết. Cổ đã cứng ngẳng, vạc xuống lằn máu tím đen vằn vèo như con gà bị cắt tiết”. Chính cách miêu tả chi tiết với giọng điệu bình thản, không chút biểu cảm gì đã tăng thêm hiệu quả nghệ thuật khiến người đọc cảm nhận rõ hơn về mặt trái của cuộc cải cách, thấy ghê sợ chính những con người tham gia cải cách đó.
Không chỉ bình thản trước những đau đớn về thể xác của con người, giọng điệu của người kể chuyện còn mang sắc thái mỉa mai, châm biếm chính những việc anh ta làm và đồng đội anh ta làm. Hủ hóa là việc làm vi phạm kỉ luật nặng nhất mà Bối coi như không. Kỉ luật hủ hóa phải ngồi chuồng trâu, phải đuổi về nhà mà Bối cũng chẳng sợ, đã có hẳn bài báo về kỉ luật của Nguyễn Bổn mà Bối luôn cầm trong tay nhưng anh ta vẫn hủ hóa: “Tôi vừa dăng nhện cái Đơm lại cái Duyên (…). Thằng đàn ông như cái đó vác đi đơm, thế thôi”. Bối không chỉ “vạch áo cho người xem lưng”, anh ta còn mỉa mai đội cải cách trong đó có anh ta một cách thành thực như phơi bày ra giữa thiên hạ cho mọi người chê cười: “ Nhưng ai nấy có khôn mà chẳng có ngoan. Sợi dây thừng gác bếp còn rơi ra cả tảng bồ hóng. Biết tẩy nhay cả”. Và Bối cũng tự thú thay cho cả đội: “Chúng tôi như bọn lén lút cờ bạc lận, kéo ra đây đánh xóc đĩa lột nhau giữa nơi hoang phế, đồng không mông quạnh”.
3.1.3.2. Giọng điệu trữ tình, ấm áp, vui tươi
Cùng với những trang văn khiến người đọc thấy người kể chuyện như đứng ngoài cuộc trước những cái xấu của nhân vật thì trong tác phẩm của Tô Hoài ta còn nhận ra nhịp kể chậm, mang chất trữ tình, ấm áp mà vui tươi. Người kể chuyện cứ nhẩn nha, bình thản mà kể, mà tả với nhịp điệu chậm, thong thả.
Giọng trữ tình của tác phẩm thường được biểu hiện ở những trang viết về thiên nhiên. Cảnh làng xóm thanh bình, yên ả gợi cho tâm hồn ta được thanh thản. Đó là: “Những khoang tre xanh ngắt nơi xóm làng ven con đê quai. Từng khúc đầm
nước trong veo lác đác đám lá sen già đưa mùi thơm như rơm mới” (Ba người khác). Rồi cánh đồng thôn xã trong nắng sớm: “Ngoài đồng đương lúi húi người cào cỏ. Đuôi lúa con gái ngậm rập rờn, phe phẩy mơn man trong làn gió nhẹ như sắp thấy hạt thóc mẩy đuổi bắt đi bát cám trộn”. Ở Ba người khác, đâu đâu cũng thấy cái xấu, cái bon chen, cái thô tục, không gian “vùng 200” tưởng như chìm trong gam màu u ám nhưng len lỏi trong đó ta vẫn nhìn thấy những cảnh vật nơi làng quê đẹp, và thanh bình đến vậy. Và làng bản vùng cao trong những ngày giáp tết mang vẻ đặc trưng của vùng cao Phía Bắc: “trong xóm, tối mịt. Gió thổi hun hút từ khe núi lại, phút chốc, cái xóm Bó Sa chìm vào hơi buốt đêm cuối năm” (Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ). Đó còn là cảnh nhân dân Bãi Lở an cư lạc nghiệp bên bờ sông cái: “làng xóm an cư, người ở yên tâm trồng cau, trồng mít, đắp nền nhà, tính chuyện lâu dài. Năm nào mùa màng cũng rờ rỡ, trên đồng đầy tiếng hát và tiếng sáo. Trong làng, khói bếp suốt ngày đến canh khuya” (Đảo hoang). Thôn quê vùng cao hay miền xuôi dưới con mắt của tác giả, ngôn ngữ của người kể chuyện đã tạo nên nhịp kể chậm, nhẹ nhàng, như “ru” người ta trở về với những năm tháng thơ dại khi còn bên gốc tre, giếng nước, bên khe núi, con suối. Nhờ những đoạn văn như thế mà bức tranh đời sống trong tác phẩm có phần nên thơ.
Không chỉ có cảnh thanh bình nơi làng xóm mà thiên nhiên trong tác phẩm của Tô Hoài còn phổ rộng ra mọi cảnh. Đó là khung cảnh đẹp tuyệt khi có nắng sớm trên những vùng núi cao: “Nắng sớm cuồn cuộn vàng hoe chan hòa lên từng tảng sương tan xanh lơ, để lộ ra những mép núi long lánh sáng. Những triền đá, những cánh đồi tranh tối qua đi ngủ bây giờ trở dậy, rướn lên một làn song chàm thẫm biếc, trang nghiêm” (Miền Tây); là “Những con sóng dịu dàng đưa phù sa đắp vào chân đá, bồi thêm làn cát đỏ mịn, nổi thành bãi mới”; và thẫn thờ với cảnh sắc hút hồn trên biển: “Biển im như tờ, ánh nắng hắt màu rong rêu ở đáy nước, làm cho mặt biển đổi màu xanh ngắt. Lặng lẽ, những đợt sóng nhỏ sáng sớm của con nước thấp vừa âm thầm rút xuống, trơ lại tảng đá rêu xanh mướt. Làn mây mỏng phủ dài cuối biển. Mặt trời ủ trong mây, giữa trưa mà như chiều êm đềm”. Rồi ta như nghe được “Những ngọn gió đông từ những vùng trời xa xôi nào đến, giỡn trên những
khe đá, những hang, những vực, tiếng vờn, tiếng vui, khiến con người bỗng nhiên không còn cảm thấy ngập trong nỗi lo sợ tuyệt vọng nữa, mà thấy như đâu đây, thiên hạ đâu đâu cũng có người, tiếng vang tiếng ấm của con người từ trong bờ quê, sông quê đem đến trong tiếng gió những hy vọng khác thường (Đảo hoang). Và những đêm trăng trong sáng, đẹp vời vợi: “Những đêm đầu mùa hè mây dày từng mớ, từng lớp vàng đẫm ánh trăng ủ trên những cánh rừng tít tắp chân mây, những thung lũng làng mạc xa lạ…”(Miền Tây); “ông trăng ngoài rằm thảnh thơi tỏa ánh sáng nhạt xuống, như mỗi chiều ai chợt nhớ, lại thấy ông trăng trở lại chơi nhởn trong lùm cây và trên con đường cát mịn ngoài ngõ” (Đảo hoang).
Bên cạnh cảnh đẹp yên ả, là cảnh vui tươi, ấm áp được tạo ra bởi sự đan xen kết hợp của những âm thanh khác nhau. Không khí rộn ràng, những âm thanh tươi vui nơi làng quê “Có con chim chích chòe hót sáng sớm. Con chim cu gáy báo hiệu giờ trưa chiều. Con tu hú về mùa quả vải. Khi hoa gạo nở đỏ khé, hàng đàn sáo đã đến đậu trên cành cãi cọ vang vang” (Ba người khác). Bầu trời đêm tĩnh lặng trên vùng cao bỗng được “đánh thức” bởi âm thanh của “Tiếng nõ điếu sòng sọc rít của ông già vẫn ngồi đan lưới trong ổ lá vừa dứt, con ngựa đứng dưới gầm sàn bỗng rùng mình, hắt hơi loạn một chặp rồi im” (Miền Tây). Thiên nhiên có hình, có âm, có sắc và có cả hương: “Đồi cọ, lá già xanh biếc, lá non nõn như lụa; đồi chẩu vào hè hoa trắng; mùi dứa đương mùa thơm đến ngọt cả nắng” (Miền Tây). Thứ hương thơm của cây hồi được cảm nhận vô cùng tinh tế với phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Buổi sáng, tất cả mọi người đều đổ ra đường. Ai cũng đứng ngửng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt. Rừng hồi ngào ngạt xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng” (Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ).
Những trang miêu tả thiên nhiên của Tô Hoài luôn khiến người đọc cảm thấy thích thú. Nó là điểm nhấn tạo nên giọng điệu trữ tình, ấm áp trong tiểu thuyết của ông. Cùng với thiên nhiên, bức tranh sinh hoạt của con người cũng được tác giả chú ý miêu tả để tăng thêm chất trữ tình, đầm ấm trong những trang văn của mình. Ta bắt gặp hình ảnh sinh hoạt thường nhật nhưng rất đỗi yên bình: “Chiều chiều thường thường lúc nãy cổng đồng có người đi làm về, những con trâu bước thong
dong, đàn vịt rúc bờ ruộng chân tre, trẻ con đương vác sào ra dồn về”; “Cái bãi lau chen chúc loi thoi, đầm nước trắng đằng cuối. Những con chim đen tuyền, những đàn cò trắng không dám đậu xuống, lượn quanh trên trời với mấy con diều hâu” (Ba người khác). Khi cách mạng về, khung cảnh làng bản vùng cao trở nên vui tươi, ấm áp “Trai gái được khi thanh nhàn đợi gặt hái, từ làng xa cũng chịu khó hẹn nhau một chợ, hai chợ cùng đi. Người ham chơi đã vào rừng bẫy họa mi về chơi hội chọi chim. Người chăm việc vác cày ra làm miếng nương gần soạn sẵn đất trồng đỗ tương thu”. Và cuộc sống yên vui bắt đầu từ đây “Trạm xá Phìn Sa từ buổi sáng đã đông người tới xin thuốc, tiêm thuốc đứng quanh cả căn nhà, lạ mắt nhất có tường quét vôi trắng, có rèm vải hoa trên cửa sổ và cửa sổ mở ra bốn phía. Trên vách dán những bức tranh em bé ngủ, em bé cười, bé nào cũng bụ bẫm như quả bí ngô” (Miền Tây). Rồi những lời thủ thỉ, tâm tình của Mon dành cho hai con gấu khiến chúng ta cảm thấy yêu đời, thấy trân trọng tuổi thơ êm đẹp: “Thằng này lười hơn thằng em! Lười thưỡn lưng ra thôi! Đi vác nước đi! Lại còn vờ vờ hé mắt nhìn cái gì? Ra suối, ra đằng kia, suối đằng kia! Làm như hét cho cả trăm người nghe. Hôm ấy ba đứa đi bới măng. Các cánh rừng đều rực rỡ nắng. Lại sắp bắt đầu một mùa nắng, rừng sáng xanh lên. Sắp có sấm mới, lại đi tìm măng ngọt” (Đảo hoang).
Rõ ràng bên cạnh giọng điệu dửng dưng, tự nhiên, Tô Hoài còn có chất giọng trữ tình, ấm áp. Tô Hoài là nhà văn của con người và cuộc sống đời thường, ở đó ông bộc lộ thái độ trước muôn màu muôn vẻ của cuộc sống do đó giọng điệu trong sáng tác của ông cũng đậm chất thơ, hơi thở ấm áp, bình dị vốn có của đời sống thường nhật.
3.1.3.3. Giọng điệu dí dỏm, hài hước
Tô Hoài không tự thu lại theo một giọng điệu văn chương nào. Cùng với giọng điệu lạnh lùng, bình thản và giọng trữ tình, vui tươi, đọc tác phẩm của Tô Hoài ta còn nhận thấy giọng điệu dí dỏm, hài hước.
Ở Ba người khác chi tiết mang quạt ra quạt cho “lúa thần kì” vì “lúa đổ mồ hôi” là chi tiết người kể chuyện – anh đội Bối tự giễu cợt mình, tự mỉa mai mình ngu dốt, ngu ngơ trước kiến thức nông nghiệp và chính sự giễu cợt ấy làm người
đọc thấy trong đó một sự nực cười, hài hước. Không chỉ thế người đọc còn bật cười trước chi tiết Bối bắc loa bắt nhịp “bắt đầu cấy” như là quản ca bắt nhịp cho trẻ con hát; không chỉ dừng ở đấy, ta còn không thể không cười trước chi tiết đội trưởng Cự lên loa tuyên truyền cấy lúa, hô khẩu hiệu với hai từ “đòm bào”. Và người nông dân trong con mắt người kể chuyện vừa đói khổ, nhếch nhách, dị dạng nhưng lại cũng buồn cười ra trò: “Vách mặc áo nâu bạc, đóng cái khố đuôi lươn, đít hóp lại, hai đầu gối nhô ra như hai hòn cuội (…) có người hỏi đi mít tinh mà đóng khố à? Ấy ra đây kiếm cái quần địa chủ để mặc, phải cởi truồng sẵn cho đỡ vướng”. Chúng ta vừa đọc vừa cười một cách giễu nhại, châm biếm với những hình tượng nhân vật trên. Nhưng trong tác phẩm của Tô Hoài khi đọc ta cũng cười nhưng là nụ cười vui vẻ, hìa hước của đời thường rất đỗi dễ thương. Hãy xem cuộc vật nhau đọ sức giữa người và gấu: “Nhưng gấu vật nhau với gấu có đến nửa ngày, hai thằng cứ rầm rập chèn lên chèn xuống, cát lầm lên giữa đám bụi nắng, chẳng ai chịu thua ai. Các anh chàng này chỉ cậy có sức mà không có mẹo. Cứ đẩy nhau đến chán thì buông ra.” (Đảo hoang). Những từ “hai thằng”, “các anh chàng” làm thế giới loài vật trở nên gần gũi với con người đồng thời khiến ta cảm thấy vui vẻ, như chính nhân vật Mon trong tác phẩm. Hay cảnh đàn gấu chó trong rừng cứ đi theo Mon và anh em gấu làm Mon thấy sợ, sợ gấu sẽ bỏ theo đàn, sợ cô đơn, sợ chơ vơ giữa đảo. Và cách Mon giữ chúng lại, cách Mon nói chuyện, thuyết phục khiến chúng ta không khỏi buồn cười vì nó gấu ở đây như là anh em của Mon rồi “Mon giũi đầu bíu cả hai tay lên vai gấu. ở bên kia rừng, đàn gấu từ nãy vẫn nhìn sang. Mon giơ hai tay, nắm mõm hai con gấu, thủ thỉ nói: chúng mày nghĩ phải. Anh em ta đây, anh em mình đây cơ mà. Gấu anh và Gấu em cùng thè cái lưỡi âm ấm liếm hai bàn tay Mon. (...) Gấu ơi! ở với tao! Chúng mày ở với tao! Đừng theo chúng nó. Anh mày đây mà! Đừng bỏ tao một mình nhé” (Đảo hoang). Những chuyện hài hước, buồn cười thường bắt đầu từ những nghịch lý với đời thường. Chỉ có chuyện cơm ăn nhưng trên đường đi tìm cách mạng, nhóm người đã tranh cãi, thậm chí đánh nhau vì chia cơm không đều. Đọc đến đây, ta vừa thấy khổ và vùa thấy hài hước: “Chúng mày thổi cơm xong, chúng mày lại chia. Thế thì chúng mày ăn gian hết, để tao ở giữa