Cái tôi tìm đến thiên nhiên để đồng cảm, chia sẻ

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng (Trang 85)

2. Lịch sử vấn đề

2.2.3.2. Cái tôi tìm đến thiên nhiên để đồng cảm, chia sẻ

Hoàng Việt Hằng từng chia sẻ rằng, ham muốn lớn nhất của chị là được rong ruổi, ngược xuôi, có chút tiền gom được từ nhuận bút những bài viết in trên báo, là chị lại lên đường. Tiền ít thì dọc ngang Trung – Nam – Bắc với xe máy, xe khách, xe đạp, xe thồ…giản đơn nữa là đi bộ. Tiền nhiều thì ra nước ngoài, ngắm nhìn tận hưởng những khung trời lạ của miền đất lạ. Theo ghi chép hành trình thì điểm muốn đến của chị cũng như tâm lý một bà mẹ Phương Đông là thích tìm đường đến chùa chiền, thiên nhiên để đồng cảm và chia sẻ.

Thiên nhiên là môi trường tự nhiên của xã hội. Mối quan hệ với thiên nhiên của con người không những mang tính hợp lý hết sức thực tiễn mà mang tính xúc cảm đạo đức thẩm mỹ sâu sắc. Thiên nhiên vừa biến hóa không ngừng vừa tuần hoàn vĩnh cửu, mang mọi dáng vẻ của quá trình lưu chuyển đời sống con người: vừa vận động, biến suy, vừa bất biến vô hạn. Vì vậy, coi thiên nhiên như một phân thân của con người là một cảm quan mang tính nhân loại. Trong thơ trữ tình phương Đông, thiên nhiên được coi là một vũ trụ lớn, cõi tâm linh con người là một tiểu vũ trụ, vì vậy, cách thống nhất cái hữu hạn và bản thân mình với cái vô hạn của trời đất là một cách xác định phong thái tồn tại trong vũ trụ, hiện diện của cảm quan của con người in dấu trên trời đất. Tiếp nối quan niệm truyền thống đó, con người hiện đại vẫn tìm thấy mình trong dòng chảy của tự nhiên, diễn tả thiên nhiên nhưng thực chất là diễn tả sự vận động và dáng vẻ tâm hồn. Thiên nhiên trong Hoàng Việt Hằng rất đẹp có gió, có trăng, cát, biển, có buổi chiều đông, gió mùa, có mùa hoa cải vàng trên triền sông…nhưng không đơn giản là thiên nhiên khách quan, cái vĩnh cửu của nó là chỗ dựa cho sự bình yên, là sự chở che, là điểm tựa của tâm hồn, là nguồn thôi

thúc khát vọng của cảm xúc về cái đẹp, về hạnh phúc, về tình yêu. Thiên nhiên ấy như thực, như mơ nhưng sức sống của nó, sự tuần hoàn vĩnh cửu trẻ trung và tinh khôi của nó như nói hộ bản chất nữ tính muôn đời của người phụ nữ ấy dù đã trải qua bao niềm đau đớn nhưng tâm hồn chị không trở nên chai sạn, tàn nhẫn, khắc nghiệt mà vẫn là con người dịu dàng, nhân hậu, sống hết mình, yêu hết mình.

Từ nỗi đau, nỗi mất mát của chính số phận mình, chị hướng tới cảm thông với những số phận khác, sâu sắc hơn chị hòa cùng nỗi buồn nhân thế, hòa cùng với cỏ cây hoa lá để bộc lộ những nỗi niềm sâu kín trong lòng của kiếp thi nhân – đàn bà ấy. Dưới con mắt nhạy cảm của thi sĩ, cây cũng có một sức sống tiềm ẩn như con người, biết vượt qua giông bão đế đứng vững và vươn lên:

Em mới biết đến cây còn giông gió Cây cũng lựa giông lựa bão đến bất ngờ Em chưa học cây nên tóc bạc

Thời khắc của bao người Cây vẫn tươi

(Một ngày sau đông chí)

Sức sống của cây thật mãnh liệt và khả năng chống trọi với thiên tai bất ngờ thật đáng để con người học hỏi. Đến cây còn biết lựa chọn cho mình một cuộc sống tốt đẹp huống chi là “em” – một người đàn bà bản lĩnh đã vượt qua bao nhiêu giông gió trong cuộc đời đau khổ của đời người cũng như những cơn “giông bão” đến bất ngờ nhưng cũng sẽ nhanh tan. Ý chí của “cây” trước giông bão là một tấm gương cho con người hỏi học, hình ảnh “Cây vẫn tươi” là biểu tượng cho một sức sống tiềm ẩn và mãnh liệt của sự sống của con người biết vượt qua gian nan thử thách để đứng vững trước sóng gió của cuộc đời. Và Hoàng Việt Hằng là một tấm gương như thế, có những lúc chị rơi vào hoàn cảnh trắng tay khi anh – người đàn ông của đời chị, là lẽ sống của chị bị số phận cướp mất, một mình vừa nuôi con vừa lo toan cuộc sống nhưng chị vẫn lạc quan vẫn nén những nỗi đau, những cô đơn để đi trọn hành trình mà chị lựa chọn: đi và viết nuôi con. Và với chị thì cây và gió là những người bạn tâm giao,luôn bên cạnh và an ủi chị trước giông gió của cuộc đời:

Gió sẽ lau nước mắt của ta khô Gió sẽ lau bao tủi hờn thiếu nữ Cho ta vững chãi phận đàn bà

(Dưới gốc cây sưa đỏ)

Và với chị “cây sưa đỏ” ấy cũng giống như anh – hiểu và biết chia sẻ cùng chị trước những cực nhọc của cuộc sống:

Cây sưa đỏ hiểu ta như anh vậy Rụng vô hồi lá xuống bờ vai Vịn vào cây sưa và đứng dậy Mưa xuân ủ ấm bàn tay gầy

Gán cho cây một tâm hồn để cùng tâm sự và chia sẻ - đó phải chăng là một cách để Hoàng Việt Hằng có nghị lực sống và vượt lên số phận nghiệt ngã của chính mình.

Cũng có lúc chị tự ví mình như cây “lầm lũi” sống và vươn lên:

Bắt đầu từ mùa đông hoa cúc quỳ vàng Thương đá núi nở vàng vách núi

Sang xuân

Tôi và cây lầm lũi …đi

(Sìn Hồ ở cây số không)

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng chị lại chọn cho mình lối sống và cách viết hướng về nhà quê. Hình ảnh những vạt hoa cải nở vàng ven sông, hay hoa dã quỳ bình dị ở những nẻo đường mà chị đi qua rợp ngợp trong thơ chị, đó là chất nền nã của con người Thăng Long đã ngấm vào tâm hồn của Hoàng Việt Hằng. Hãy xem chị viết về thứ hoa dân dã ở những làng quê nghèo:

Hoa cải vàng Rực rỡ

Hoa cải vàng Nở bên sông trong

Thứ hoa của rau chẳng bao giờ đem cắm vào bình, những vẫn hiện lên rực rỡ vẻ đẹp riêng của nó. Để từ đó thốt lên những niềm hoài niệm riêng khi nhìn những luống cải với màu vàng rực rỡ một nỗi buồn man mác cứ ẩn hiện theo những vạt cải vàng ven sông ấy:

Mới biết năm nào

Mùa đông hoa cải cũng nở hoa Mà thương nhớ của con người Không dễ dàng trở lại

(Hoa cải mùa đông)

Phải là người có trải nghiệm sâu sắc mới có những câu thơ triết lý về niềm thương nhớ của con người như thế, có những thứ qua rồi mới tiếc nuối và con người là thế đâu dễ dàng nhận ra những điều đang mất đi chỉ khi vụt khỏi tầm tay với mới thấy tầm quan trọng của nó. Và thương nhớ của con người cũng thế, có mấy ai đi qua thương nhớ mà quên được nhau, chỉ là tạm quên để lo toan cho cuộc sống mà thôi. Hoàng Việt Hằng cũng thế chị tạm gác nỗi đau mất chồng để sống cho con, cho thơ và cho những chuyến đi dài khi trót mắc nợ những số phận, những miền đất đã qua.

Trong thơ chị, nhiều lần từ “lữ khách” được nhắc đến. Thiên nhiên như người bạn đồng hành của chị, hình như ở đó chị tìm được sự chia sẻ, sự ký thác tâm hồn mình khi ta thấy chị:

Với bút nghiên Ngược sông Chu Độc hành cũng giá rét

(Lam Kinh)

Khi ta lại thấy chị có mặt ở một vùng thảo nguyên nước Trung Hoa với một tâm trạng “rời rợi” khi nghe tiếng hát của người chăn cừu trên vùng đất thảo nguyên bao la:

Một chiều đồng cỏ lặng im

Lạc đà nhòa cát đổ nghiêng cuối trời Người chăn cừu hát cho tôi

(Thảo nguyên) Có khi chị lại tìm đến biển để cùng bày tỏ nỗi niềm:

Chị nhìn biển – biển như thêu Ở nơi biển lặng bao nhiêu cát vàng Phận mình chẳng mới, cũ càng Chị đem ra biển và chan nỗi niềm

(Biển)

Khác với Xuân Quỳnh nhìn biển để gán với tâm hồn của người con gái đang yêu với đầy đủ những cung bậc khác nhau: dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ…Còn với Xuân Diệu – ông hoàng của thơ tình đã nói lên cảm xúc yêu đương nồng nàn từ vọng tưởng về con sóng quê hương thấm đẫm hồn thơ từ thời hoa niên. Một tình yêu mới mẻ, không còn cảm giác mong manh vì lo sợ “Tình yêu đến tình

yêu đi ai biết”; “Anh không xứng là biển xanh/ Nhưng anh muốn em là bờ cát

trắng”. Hoàng Việt Hằng đến với biển với một tâm thế khác, trái tim người thi sĩ bị

thương tổn và cần được chia sẻ, cũng là yêu đương đấy nhưng không có hạnh phúc viên mãn vẹn toàn mà là cần được xoa dịu, được đồng cảm với những nỗi niềm mà chỉ khi đứng trước biển chị mới thấy thanh thản và nhẹ nhõm. Chị “chan” cùng biển cả mênh mông những “nỗi niềm” không biết tỏ cùng ai. Những câu thơ thể hiện sự triết lý, chiêm nghiệm sâu sắc của tác giả: “Hoàng hôn nhuộm một đàn bà/ Tóc

sương dầu dãi một tà áo nâu”.

Cũng có khi chỉ là cơn gió mùa cũng khiến chị rưng rưng nỗi niềm:

Bỗng dưng trời đổ gió mùa Gió vừa gõ cửa, gió lùa sau vai Ngỡ lòng mình đã nguôi ngoai Ngỡ anh đi vắng hạn dài hơn thôi Ngỡ mưa rắc bụi trắng trời

Chứ không chán nhớ tơi bời vào tôi

(Gió mùa)

Có lẽ sự ra đi của người chồng mà Hoàng Việt Hằng hết mực yêu thương đã lại cho tâm hồn chị những tổn thương quá lớn. Để rồi mỗi khi có cơn gió mùa

tràn về như là cái cớ để thổi bùng “nỗi nhớ” tưởng như đã chôn sâu trong lòng, cứ “ngỡ” mọi chuyện theo thời gian sẽ bị chôn vùi, lãng quên, vết thương nào cũng sẽ lành, nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời cho tâm hồn bởi mỗi khi “gió mùa” về thì bao nhiêu “nỗi nhớ” lại tràn về nhức nhối, khôn nguôi. Chỉ một cơn gió tràn về bất chợt cũng gợi lên cho Hoàng Việt Hằng biết bao nhiêu nỗi niềm tưởng chừng như bị lãng quên. Đồng cảm và chia sẻ với thiên nhiên sẽ giúp cho chị có thêm nghị lực để sống và viết.

Hay đơn giản chỉ vào “một chiều cuối đông”, “em” tựa vào cây cỏ để được thỏa sức thể hiện nỗi niềm chất chứa trong lòng:

Em tựa vào nỗi cỏ cây

Tựa vào sông núi mây bay lưng đèo Tựa vào biển sóng liu riu

Em nâng ly cạn chén chiều mùa đông

(Một chiều cuối đông)

Thật ra, tìm đến thiên nhiên để đồng cảm và chia sẻ chẳng phải là mới, các thi nhân Đông – Tây – kim – cổ muôn đời vẫn tìm về thiên nhiên mà gửi gắm tâm hồn mình, mà trú ngụ. Có hơi lạ ở chỗ lữ khách này là một người đàn bà – người đàn bà đã nhìn ra “Nụ cười nàng Bayon/ Đem theo bí ẩn giấu vào rêu phong” rồi trăn trở cùng “Một bầy sếu gọi nhau ở Phía Bắc” (Cánh cửa) khi leo Vạn Lý Trường Thành, nhớ về người đàn ông của mình, cảm thấy sự cô đơn được sẻ chia. Chị đi gặp núi non, sông biển, đếm cát, ngó trăng, tìm được sự bình yên cho chính mình, thấy ảnh mình trong đó. Đó là một cách đi, một cách sống, một cách ẩn dụ. Nhưng người ta thường nhỏ bé trước thiên nhiên, trước nỗi đau lớn của thế gian, dù ta có đau đớn đến đâu, yêu thương đến đâu. Con người trở về thiên nhiên như một phút lặng, phút hồi tưởng, phút lãng quên mọi ưu tư trong nhịp sống ồn ào, vội vã của dòng chảy cuộc đời, để hướng tới cái cao đẹp, cái thanh khiết, cái chất thơ của đời sống. Đây không phải là sự thoát ly, chạy trốn mà là sự trở về với những giá trị vĩnh cửu, thân quen của thiên nhiên. Hoàng Việt Hằng là một minh chứng tiêu biểu cho điều đó.

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng (Trang 85)