Giọng điệu nồng nàn, ấm áp

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng (Trang 125)

2. Lịch sử vấn đề

3.3.3. Giọng điệu nồng nàn, ấm áp

Bên cạnh giọng điệu lo âu, hoài niệm, trăn trở, thương xót; giọng điệu trữ tình suy tư, trầm lắng; còn xuất hiện giọng điệu nồng nàn, ấm áp khi các nhà thơ thể hiện những tình cảm cá nhân. Đó là tình cảm dành cho con, cho chồng, cho người tình.

Khi viết về con, giọng thơ Dư Thị Hoàn lại dịu ngọt, nồng ấm và đậm chất thiên tính nữ. Ngày con còn bé, tình mẹ là sự vun vén, chăm sóc, dõi theo từng bước đi con, giọng thơ ấy ngọt ngào như trải dài tình thương yêu:

Bao nhiêu tháng năm mẹ rong ruổi Theo nét mặt nhỏ xíu buồn vui Theo những cơn mưa bóng mây

Chỉ mong mỏi một ngày như buổi chiều nay Con mê mải với bầu trời xanh thẳm

Như cánh diều cao vút khỏi vòng tay

Lần đầu tiên mẹ ngỡ đời thanh thản Nhìn con thả diều với lũ trẻ triền sông…

(Mẹ có lỗi)

Một người mẹ trải qua bao nhiêu sự vất vả, đớn đau của cuộc đời hẳn chất chứa rất nhiều nỗi niềm, nên khi con lớn, chị xem con như một người bạn để sẻ chia tâm tư và những vui buồn, nhưng rồi chị lại lo hạnh phúc cho các con.

Mẹ lại thấy yên lòng

Trong con, tình yêu thương đang tiếp nối Như đàn chim xây tổ xà cừ ngoài ngõ Tiếng ríu rít vang đầy khung cửa

Hạnh phúc các con – Một tia sáng cuối đời mẹ Mẹ chỉ lo rồi vụt tắt đi

Một mai con lại thành xa lạ Với người đàn bà non nớt kia

(Chớ vội vàng hỡi con trai yêu)

Với một người mẹ, con là hy vọng, là hạnh phúc, là tương lai, mẹ có thể hy sinh tất cả vì con. Bởi vậy, những vần thơ viết về con là những vần thơ ấm áp và chan hòa yêu thương nhất đặc biệt là đối với Hoàng Việt Hằng, hành trình đi với những ẩn ức chập chờn về đứa con thơ ngây luôn ám ảnh trong thơ chị.

Con giúp mẹ đi hết đường văn chương không bờ bến

Mùa xuân

Mẹ neo thuyền nơi con

(Thơ viết cho con)

Ngày nhỏ mẹ là chỗ dựa cho con đi qua giông bão của cuộc đời, đến lúc con trưởng thành thì mẹ lại neo lại bên con, dựa vào con để đứng vững và tiếp tục hành trình. Hình ảnh đứa con thơ dại chưa cảm nhận được hết nỗi đau về sự ra đi của người cha, vẫn hàng ngày ngồi chờ cha về đánh cờhẳn sẽ làm nhiều người đọc rớt nước mắt thương cảm:

Chủ nhật này

Con vẫn ngồi chơi cờ một mình Nước xe đi

Chiếu tướng

Không có bố ngồi trước

(Con chơi cờ một mình)

Hoàng Việt Hằng hay đi nên trong mỗi chuyến đi chị phải xa đứa con yêu dấu, và có những lúc nỗi nhớ con da diết và cháy bỏng:

Hành trình đi và viết nuôi con Mẹ chẳng dễ dàng gì

Có nỗi nhớ con còn hơn khát nước

(Nhớ con ngoài vùng phủ sóng)

Bởi thế mà có những cơn bão lòng của con chị không thể cùng con chống đỡ và sẻ chia “Bão lòng/ mẹ không chống đỡ được cho con”. Với giọng điệu nồng nàn, ấm áp người đọc dễ dàng nhận thấy tình yêu thương vô bờ bến của những người mẹ dành cho những đứa con của mình. Hẳn thế mà tình mẫu tử luôn thành một đề tài hấp dẫn với các thi sĩ từ xưa đến nay.

Không chỉ viết về những đứa con mới có sự cưng nụng và yêu thương, khi viết về người tình, người chồng thì giọng điệu nồng nàn ấm áp lại được thể hiện rất sâu sắc trong thơ của các chị. Nhất là trong những trang thơ của Lam Luyến người đọc sẽ dễ dàng nhận thấy giọng điệu nồng nàn, ấm áp, thủ thỉ, yêu thương bằng cách sử dụng ngôn từ giàu tình biểu cảm như lời gọi: ơi, ạ… Chỉ một tiếng gọi “anh

ơi”, “anh à” mà ta thấy ở đó biết bao nhiêu những thiết tha, bao nhiêu những nồng

nàn, say đắm…dành cho nhân vật trữ tình:

Cầm tay anh xiết chặt: “Em thương anh nhất đời!” Những lời đó anh ơi

Cũng là lời hoa lá Chỉ lúc này anh ạ Lúc ta thương nhau rồi Lúc đợi chín chờ mười ….

Dù em nói rằng không Anh cứ tin là có!

(Nói với anh)

Cuộc sống vợ chồng cũng có lúc nảy sinh xích mích, giận nhau âu cũng là chuyện bình thường cũng phải chín bỏ làm mười mới mong giữ được hạnh phúc bền lâu. Thế nên chị lại gọi chồng hai tiếng “mình ơi’’ ngọt ngào, ấm áp: “Hãy xích

lại mình ơi/ Giận chi mà giận mãi!” (Giận chi mà giận mãi). Thế thì làm sao mà

không yêu, mà không thương được chứ. Đó phải chăng là sự khéo léo, tinh tế của Lam Luyến khi yêu.

Nhìn chung, giọng điệu trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng thấm đẫm cảm xúc của người phụ nữ Á Đông đậm chất truyền thống. Mỗi người, mỗi phong cách, mỗi giọng điệu khác nhau, muôn màu muôn vẻ đã làm nên vườn hoa văn học ngát hương và rực rỡ sắc màu, làm phong phú và độc đáo cho dòng văn học đương đại Việt Nam. Cùng với cái tôi trữ tình đa dạng và độc đáo đi từ hiện thực cuộc sống và cảm hứng sáng tác, từ việc xây dựng cho mình một tư duy thơ, hình tượng thơ cho đến sự thống nhất và đa dạng của giọng điệu thơ – các chị đã tạo cho mình một hồn thơ rất riêng và mang lại những hiệu quả thẩm mỹ cho người đọc mỗi khi đến với thơ các chị.

PHẦN KẾT LUẬN

Trong dòng chảy thi ca Việt Nam sau năm 1975 cũng như trong nền thi ca đương đại, sự xuất hiện của các cây bút nữ đã đóng góp cho nền văn chương nước nhà sự phong phú đa dạng, nhiều mầu sắc, với những cá tính sáng tạo độc đáo. Thơ của họ đã gây ấn tượng cho người đọc, được dư luận khẳng định và tạo nên những sức hút đối với các nhà nghiên cứu và phê bình trong thời gian gần đây. Chịu ảnh hưởng của nền thơ ca truyền thống, có những nét phá cách và có nhiều thể nghiệm mới mẻ; Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng đã tạo được dấu ấn sâu đậm trong nỗ lực đổi mới thi ca. Các chị luôn luôn có khát vọng bung phá, tìm tòi cho mình một hướng sáng tạo mới mẻ để làm phong phú, đa dạng hơn cho thơ ca truyền thống. Việc nghiên cứu cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng, chúng tôi muốn góp một tiếng nói, một cách nhìn nhận, đánh giá về thơ các chị để từ đó có cái nhìn bao quát hơn về những đóng góp của các nhà thơ nữ vào trong tiến trình phát triển của thơ ca Việt Nam đương đại.

Thơ nữ thời kỳ đổi mới vẫn tiếp tục khai thác hướng đề tài nói về thân phận người đàn bà, về tình yêu và lòng thủy chung son sắt, tình mẹ con, bầu bạn và những người lao động nghèo khổ,lam lũ. Những nhà thơ nữ còn đi sâu khai phá những đề tài mới đầy biến động của đời sống, những va đập của đời thường, niềm khát khao mãnh liệt hướng tới những cái mới, những chân trời khác lạ .

Về nội dung trữ tình, thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng đã mở rộng biên độ phản ánh đến mức tối đa, hòa cùng với quy luật chung của quá trình đổi mới thơ ca trong môi trường, hoàn cảnh khác trước. Các chị đã mở rộng đề tài, đề cập đến nhiều vấn đề phức tạp và mới mẻ của xã hội, nhưng trái tim nhạy cảm của các chị thường tập trung vào những nỗi đau của con người, đặc biệt quan tâm tới số phận của người phụ nữ. Xót xa và đồng cảm cho những bất hạnh mà họ phải gánh chịu. Nói về họ cũng chính là đang nói về chính mình. Đó là những khát vọng yêu đương, làm vợ, làm mẹ với những đòi hỏi chính đáng của

người phụ nữ. Các chị quan tâm tới đề tài tình yêu, thể hiện nó bằng tất cả tư duy và cảm xúc rất thật của chính mình. Tiếng nói của các chị trong thơ tình yêu mang đầy đủ những sắc màu của nó với những biến thái rất tinh vi của trái tim: có ngọt ngào, đớn đau, có hạnh phúc và tan vỡ, có đam mê và thất vọng, có tin yêu và lừa dối, có nồng ấm vui tươi và cũng có cô đơn lạnh lẽo, có nhu cầu về hạnh phúc đời thường và tình yêu trần thế… Các chị đã thể hiện chân thực những nhu cầu, ước muốn của người đàn bà về cuộc sống, về hạnh phúc, về tình yêu – đó là những tiếng nói sòng phẳng, thẳng thắn, dũng cảm phơi bày những bi kịch, nỗi đau và có những quan hệ ứng xử rất rạch ròi, rất văn hóa trong tình yêu và trong cuộc sống.

Sự ràng buộc khắt khe của tư tưởng cổ hủ, lỗi thời trước đây đã được phá bỏ, vì thế tạo điều kiện cho thơ ca hiện nay có cơ hội phát triển. “Cái tôi” trong thơ không còn xem là “ích kỷ cá nhân” mà “cái tôi” đã phát huy tác dụng của nó, gần gũi với đời sống con người hơn. Thơ ca không chấp nhận cái riêng cá nhân chủ nghĩa, cái riêng lạc lõng tăm tối, bí ẩn trong cảm xúc và suy nghĩ. Từ cái riêng của mình phải hướng đến cái chung, cái cộng đồng. Cái tôi trữ tình phong phú làm giàu bản sắc, bộc lộ năng lực cảm thụ, suy nghĩ và cảm xúc dạt dào của từng thi sĩ đã tạo nên những nét cá tính mang đậm dấu ấn cá nhân của họ.

Đối với Dư Thị Hoàn – chị đã đặt vị thế của mình vào người khác để cảm thông, chia sẻ. Chị luôn khát khao được bộc bạch, được giãi bày cái tôi bản thể trong sự đón nhận những tâm hồn đồng điệu. Cái tôi trong thơ chị đa dạng, nhiều màu sắc, có khi là cái tôi trữ tình băn khoăn day dứt trước hiện thực cuộc sống, có lúc lại là cái tôi triết lý, chiêm cảm. Còn với Đoàn Thị Lam Luyến – người đàn bà

dại yêu” cũng bộc lộ hết mình bằng những cái tôi người tình đam mê, mãnh liệt; và

cái tôi cô đơn, khắc khoải cùng những cung bậc khó lường trong tình yêu và cuộc sống. Hoàng Việt Hằng – người đàn bà sống và mưu sinh bằng thơ lại thể hiện tâm hồn mình thông qua những cái tôi cô đơn, đau khổ của một kiếp thi nhân đàn bà. Đề rồi từ đó chị tìm đến thiên nhiên – người bạn tâm giao để đồng cảm và chia sẻ những nỗi niềm chất chứa trong lòng.

Mặc dù cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng thể hiện một cách đa dạng, phong phú song cái tôi trong thơ các chị luôn khao khát tìm được sự chia sẻ chân thành, cùng hướng đến tình người, tình

đời tươi đẹp. Sức nặng trong thơ các chị không chỉ được thể hiện trên bề mặt câu chữ mà đó còn là những khoảng lặng để con người suy ngẫm.

Ở phương thức biểu hiện thơ, Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng đã chủ động đổi mới giọng điệu, thể thơ, ngôn ngữ…đó thực chất là khát vọng đổi mới thi ca, đổi mới chính mình của người cầm bút. Các chị đã sống hết mình cho cuộc đời, dám dũng cảm đi vào mõi ngõ ngách của tâm hồn mình để làm nên sức nặng trong thơ, để thơ không còn là “cái ao đời phẳng lặng” hay ngọn gió đơn điệu chỉ thổi một chiều.

Vẻ đẹp trí tuệ cùng tình cảm trong sáng, giàu tình người, tình đời, giàu chất nhân văn trong thơ của Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng đã ánh lên vẻ đẹp sâu sắc, một vẻ đẹp của những tấm lòng nhân hậu đi từ trái tim đến trái tim. Lấy con người làm trung tâm thông qua những biện pháp nghệ thuật riêng độc đáo của mình, các thi sĩ đã cho ra đời những đứa con tinh thần quý giá, đáng được nâng niu, trân trọng. Một Dư Thị Hoàn không nỡ hưởng hạnh phúc khi biết rằng mình hạnh phúc thì sẽ có một người đau khổ (Chị ấy). Một Đoàn Thị Lam Luyến khát khao yêu đến ngây ngô, khờ dại và cũng đầy chua xót, cay đắng khi trót “làm nhà trên lưng cá voi

(Trên lưng cá voi) nhưng cũng đầy cảm thông với những người trót lầm lỡ (Đứa con

mang họ mẹ). Một Hoàng Việt Hằng phải tự khâu những lặng im để khoan dung, độ

lượng chấp nhận những “nỗi đau của chồng” (Một mình khâu những lặng im). Những trái tim ấy đã làm nên những giá trị cao đẹp cho thơ, tạo nên những sức hấp dẫn khó cưỡng của những nhà thơ mang thiên tính nữ.

Mỗi một nhà thơ một sở trường thiên về một miền cảm xúc trữ tình riêng, về cuộc sống, về tình đời, tình người. Đó là những đóng góp quan trọng của các hồn thơ nữ vừa mềm mại, ngọt ngào lại thâm trầm, sâu sắc.

Luận văn nghiên cứu về ba tác giả nữ tiêu biểu trong thời kỳ đổi mới chắc chắn sẽ còn có mặt hạn chế và những vấn đề cần được đi sâu khai thác,khám phá kỹ hơn nữa. Song với tấm lòng yêu mến thơ của Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng và với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về cái tôi trữ tình trong thơ của các chị, chúng tôi hi vọng luận văn sẽ góp phần nhỏ trong việc đánh giá, khẳng định, những cá tính thơ vừa trữ tình vừa đằm thắm, có đóng góp trong tiến trình đổi mới thi ca Việt Nam hiện đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945 – 1975, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

2. Phạm Quốc Ca (2003), Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975 – 2000, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

3. Phạm Quốc Ca (1999), “Thơ trữ tình công dân trong nền thơ Việt Nam đổi mới”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (số 03), tr.98 -101.

4. Nguyễn Việt Chiến (2007), Thơ Việt Nam tìm tòi và cách tân 1975 – 2005

(Tuyển chọn và giới thiệu), NXB Hội nhà văn.

5. Nguyễn Văn Dân (2003), Lý luận văn học so sánh, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, NXB Văn học, Hà Nội.

8. Nguyễn Đăng Điệp (2003), “Những chuyển động của thơ Việt đương đại”, Tạp chí Văn học (số 05), tr.43 - 48.

9. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.

10. Hồ Thế Hà (1997), Thơ và thơ Việt Nam hiện đại (Chuyên đề), Trường đại học Khoa học, Huế.

11. Hồ Thế Hà (1997), Tìm trong trang viết, NXB Thuận Hóa, Huế.

12.Bùi Công Hùng (2000), Sự cách tân thơ Việt Nam hiện đại, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

13.Trần Thị Thu Hằng (2006), Tình yêu trong thơ nữ Việt Nam 1986 đến nay

nhìn từ cá tính sáng taọ mang điểm giới, Luận văn thạc sĩ Văn Học Việt

Nam, Trường Đại học Sư phạm, Đại Học Huế.

14.Hoàng Việt Hằng, Một mình khâu những lặng im, NXB Phụ nữ.

15.Hoàng Việt Hằng (1998), Vệt trăng và cánh cửa, NXB Phụ nữ.

17.Lưu Hiệp (1997) Tinh hoa lý luận cổ điển Trung Hoa, NXB Văn Hóa Thông Tin

18.Yên Khương (2009), “Đoàn Thị Lam Luyến đặt tình yêu trong tương quan đắt”, Báo Tiền Phong.

19.Nguyễn Thụy Kha (1992), “Đôi điều về thơ Dư Thị Hoàn”, Tạp chí Văn Nghệ (số 02), tr. 14.

20.Mã Giang Lân (2002), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

21. Mã Giang Lân (2007), “Nhịp điệu thơ hôm nay”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 03), tr.21 – 33.

22.Phong Lê, Vũ Văn Sỹ, Bích Thu, Lưu Khánh Thơ (2002), Thơ Việt Nam hiện đại, NXB Lao Động, Hà Nội.

23.Đoàn Thị Lam Luyến (1989), Lỡ một thì con gái, NXB Hội nhà văn.

24.Đoàn Thị Lam Luyến (1991), Chồng chị chồng em, NXB Hội nhà văn.

25.Đoàn Thị Lam Luyến (2000), Dại yêu, NXB Hội nhà văn.

26.Lê Lưu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam 1975 – 1990, NXB ĐH Sư Phạm.

27.Vũ Nho (2009), 33 gương mặt thơ nữ, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

28.Chu Văn Sơn (2001), “Thơ Dư Thị Hoàn, 15 năm nhìn lại”, Tham luận trong

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)