2. Lịch sử vấn đề
2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến
Trong số những cây bút nữ tài hoa trong lĩnh vực thơ tình như: Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn, Đoàn Thị Lam Luyến…thì Đoàn Thị Lam Luyến có một kiểu tình yêu mạnh mẽ, bạo dạn không giống ai. Chị là người đơn phương phát động cuộc “chiến tranh tình ái”, và tình yêu của Đoàn Thị Lam Luyến có cái khao khát bản năng phóng túng, mãnh liệt và sôi nổi. Ít người có được cá tính như chị: phân cực tình cảm, yêu ghét, rạch ròi. Chị yêu “đến nơi đến chốn” và yêu ai cũng yêu một cách tận cùng. Lam Luyến đã từng nếm trải nỗi đau khổ tột độ trên bước đường kiếm tìm hạnh phúc – bến đỗ của tình yêu. Tình yêu là chủ đề lớn và chiếm đa số trong sáng tác của Đoàn Thị Lam Luyến, thơ chị bộc lộ hầu hết những cung bậc, với những nỗi khát khao về một tình yêu trọn vẹn, đủ đầy. Với chị tình yêu không chỉ đơn giản chỉ là tình yêu mà nó còn là những cái cao đẹp, thánh thiện của con người. Bởi tình yêu là sự sống. Nơi nào có tình yêu, nơi ấy còn sinh sôi, nảy nở. “Chất thơ” trong cuộc sống bắt nguồn từ tình yêu. Cơn khát tình yêu không thỏa nên thi sĩ luôn khao khát tìm kiếm: “Sống mà không có tình yêu/ Thà cùng chết
để sớm chiều bên nhau” (Người xưa).Chính vì thế nên cái tôi trữ tình trong thơ
Đoàn Thị Lam Luyến cũng gắn liền mới mảng thơ tình – nỗi niềm khao khát suốt đời của một trái tim đa cảm. Cái tôi – người tình đam mê, mãnh liệt hay cái tôi – cô
đơn, khắc khoải đều xuất phát từ cái tôi của chính nhà thơ. Đó chính là khát khao cháy bỏng trong tình yêu với một cái tôi cá tính đặc biệt của Đoàn Thị Lam Luyến.