Cái tôi trữ tình băn khoăn day dứt trước hiện thực đời sống

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng (Trang 38)

2. Lịch sử vấn đề

2.1.1.Cái tôi trữ tình băn khoăn day dứt trước hiện thực đời sống

Bước vào làng thơ với Lối nhỏ đã gây ấn tượng mạnh với công chúng yêu thơ đương thời. Bài thơ Lối nhỏ mở đầu tập thơ là một tuyên ngôn sống, tuyên ngôn thơ chưa rõ ràng song hết sức quyết liệt. Người phụ nữ ấy chấp nhận tất cả những

lối nhỏ”, lối đi gập ghềnh sỏi đá, lối đi rung động xốn xang…với niềm tin mãnh

liệt: “Chính lối này đưa em đến anh”. “Anh” là hiện thân cho lý tưởng sống, lý tưởng nghệ thuật người phụ nữ ấy đeo đuổi. Một bài thơ nhỏ tiết lộ một thái độ

sống, thái độ nghệ thuật hết sức thành khẩn mà điều đó được hiện thực hóa bằng toàn bộ tập thơ. Dư Thị Hoàn lặng lẽ đi vào “lối nhỏ” thơ ca: trên hành trình đó, chị được hoài nghi, từ khước, tìm kiếm và tự vấn. Cái mới của chị là tinh thần hoài nghi (về lịch sử, quá khứ, hiện tại, dân tộc, văn hóa, thơ ca…), là nhu cầu mạnh mẽ khẳng định bản sắc cái tôi và niềm tin cá nhân.

Bước vào thế giới thơ Dư Thị Hoàn, người ta bất ngờ khi gặp diện mạo một cái tôi trữ tình khiêm nhường mà cá tính: chối bỏ đám đông, sự ồn ào, những đại ngôn, để nói tiếng nói của mình. Thế giới với chị thật giản dị đó là thế giới của “em”- cái tôi trữ tình nhập thân, và cái “tôi”- trữ tình tự bộc lộ. So với Thơ mới (1930 -1945), tiếng nói cá nhân thành thực này không có gì mới mẻ. Nhưng so với quãng im lặng của cá nhân trong bản hùng ca thơ cách mạng 1945 – 1975, tiếng thơ Dư Thị Hoàn đã trở thành những tiếng gọi cá – nhân đã mất, là sự thật đã bị vùi giấu đòi lộ diện. Bởi thế, cái tôi trữ tình trong thơ chị luôn băn khoăn day dứt trước hiện thực đời sống, chị luôn tự vấn, luôn đi tìm sự thật, bản chất của nhân sinh, cuộc sống, tình yêu…

Cái tôi Dư Thị Hoàn luôn băn khoăn day dứt trước hiện thực đời sống, và luôn khát tìm những chân lý sống, vì thế luôn có xu hướng đối thoại. Nhà thơ đặt câu hỏi: đâu là sự thật trong cuộc sống này? Chị nhận thức lại những vấn đề từ lớn lao đến nhỏ bé, từ cuộc sống chung đến con người cá thể. Cái tôi của chị đối diện với tổ quốc để đối thoại về giá trị của nó:

Tôi quỳ sụp trước hai tiếng hư vô Người là ai?

Uy nghiêm trên ngai vàng tín ngưỡng Có giây phút nào người ái ngại Đất đai đóng khung vì người Tình yêu chật hẹp vì người

Đường viền của người thắt quặn trái tim tôi

(Tổ quốc)

Chị nhận thức lại về lịch sử dân tộc từ điểm nhìn của con người mang dòng máu Trung Hoa nhưng gắn bó với mảnh đất Việt:

Dải đất này chao đảo

Chẳng riêng mình chị cơi đốm lửa nhọc nhằn

Nếu bài thơ được viết

Từ ngôn ngữ của một dân tộc đau khổ

(Bức thư người Hoa)

Chẳng dễ dàng gì với một người như chị sống trên mảnh đất chịu quá nhiều đau khổ, nhưng với chị nó lại là ngọn nguồn nuôi dưỡng tâm hồn và cho chị những khoảnh khắc bình yên. Những vần thơ như chính tâm hồn chị lan tỏa và hòa quyện với lòng yêu nước nồng nàn mới tạo nên những tứ thơ lay động hồn người như thế. Chị còn cảm nhận được nỗi nhọc nhằn trong sự sống thường nhật của mỗi cá thể qua một chuyến tàu:

Mỗi ngày ngần ấy chuyến

Đoàn tàu chở bao nhiêu nỗi lo âu lên dốc

(Qua đèo Hải Vân)

Nhịp điệu của cuộc sống cứ hiển hiện qua từng chuyến tàu qua lại, số phận của con người cũng vậy, bộn bề lo toan của cuộc sống có khi nào hết với những người lao động nghèo khổ. Và chị dường như mắc nợ với những tiếng kêu thương muôn kiếp từ cuộc đời ấy:

Khối óc tôi tàn tật

Bởi tiếng kêu cứu dai dẳng

Từ những số phận đang thoi thóp sống Từ những số phận đang đợi chờ.

(Trước ban thờ)

Nhận thức về những vấn đề của cuộc sống, Dư Thị Hoàn đi thêm một bước xa hơn là nhận thức lại về con người trên phương diện cá thể, tất nhiên trong đó có nhận thức về bản thân mình, trong đó nhiều nhất là những bài thơ viết về đề tài tình yêu. Tình yêu là ngọn lửa tạo nên sức sống trong tâm hồn con người và nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Macxim Gorki nói: “Tình yêu đó là thơ ca cuộc đời, cuộc sống thiếu tình yêu không phải là sống mà là tồn tại. Biết rằng mình đang yêu và

đang được yêu làm cho cuộc sống có ý nghĩa, ấm áp và giàu có – điều mà ngoài tình yêu ra không gì có thể làm được”. Bởi thế mà từ xưa đến nay thơ ca viết về tình yêu rất phong phú. Mỗi người đều có số phận riêng và tình yêu của họ cũng gắn liền với số phận của cuộc đời họ. Có thứ tình đẹp, tròn đầy viên mãn, nhưng cũng có thứ tình dang dở, để lại cho người trong cuộc sự nuối tiếc, lỡ làng. Bởi khi đau khổ nhất cũng là khi con tim cất thành lời, và những áng thơ tình cũng xuất hiện từ đó.

Tiếng nói thơ tình hôm nay thực hơn, đời hơn, phức tạp hơn và cũng đau đớn hơn. Cái tôi trong thơ Dư Thị Hoàn thể hiện nhiều trạng thái, cung bậc khác nhau:

Tất cả rồi dễ qua đi, qua đi

Chúng mình sẽ thành vợ thành chồng Nếu không có một lần…

Một lần như đêm nay Sau phút giây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Êm đềm trên ghế đá

Anh không cài lại khuy áo ngực cho em

(Tan vỡ)

Cuộc tình tan vỡ một cách rất đáng tiếc chỉ vì một việc nhỏ. Chỉ vì cái tội “ đãng” mà anh – nhân vật trữ tình của chị - “mở ngăn kéo rồi anh bỏ ngỏ/ Bút viết

xong không đậy nắp bao giờ”. Chị không hề trách cứ, không lời phàn nàn…bởi có

thể là anh mải nghĩ, mải làm rồi quên đấy thôi. Ai mà chẳng có lúc lơ đãng. Hơn nữa chính sự lơ đãng nhiều khi đem lại cho cuộc sống thêm một chút lãng mạn. Và anh cũng đáng yêu hơn. Dưới mắt nhìn của chị, anh như “con nai rừng ngơ ngác” trong thơ Lưu Trọng Lư giữa đêm vàng hư ảo:

Ôi anh yêu, lơ đãng đến là Con nai rừng của em…

Hai câu thơ của chị Dư Thị Hoàn đẹp trong cái nhìn thi vị và thật dễ thương bởi tình yêu chân thật. Chị là con người ý tứ và cẩn trọng trong hình thức, thế mà, chị vẫn dành cho anh – nhân vật hay “lơ đãng” được nói đến trong bài thơ – một sự bao dung. Cứ ngỡ “tất cả rồi sẽ dễ qua đi, qua đi”, hai con người yêu nhau kia “sẽ

gửi đến bạn đọc lại không chỉ là sự “lơ đãng” thường tình mà lại là một vấn đề lớn hơn không thể tha thứ trong tình yêu. Những câu thơ đổ gãy như dự báo một tình yêu tan vỡ. Anh có thể quên đóng ngăn kéo, không đậy nắp bút và gì gì đi chăng nữa nhưng đừng bao giờ “lơ đãng” kiểu đó. Dư Thị Hoàn không đòi hỏi sự viên mãn trong tình yêu thế nhưng khó chấp nhận một sự thật phũ phàng đến thế. Vẫn biết, ai cũng có lúc thiếu cẩn trọng trong việc làm, nhưng tình yêu lại không cho phép điều đó vì nó vốn mong manh, dễ vỡ.

Cũng giống như Lê Thị Mây, Đoàn Thị Lam Luyến, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phạm Thị Ngọc Liên khi nói về tình yêu họ cũng nói đến những chia ly, mất mát, những giây phút chạnh lòng, có éo le nghịch lý, có cuồng nhiệt, đam mê. Nhưng, ở những nhà thơ nữ khác thì đằm thắm, dịu dàng, mang đậm chất nữ tính. Còn Dư Thị Hoàn lại khác, chị mạnh mẽ và quyết liệt, không né tránh đến sự tan vỡ trong tình yêu. Và khi tình yêu không còn:

Khi tình yêu bị đẩy vào trận Chỉ còn cách

Mượn họng súng để ngắm nhau

(Không đề)

Không có một tiếng khóc, một lời than, không có sự buồn chán hay khổ đau.

Mượn họng súng để ngắm nhau” là một cách bày tỏ thái độ rất độc đáo, trước và

nay chỉ thấy ở Dư Thị Hoàn. Không phải chị không thấy đau đớn, nhưng cách thế hiện và quan niệm về tình yêu của mỗi người một khác. Chị đã nhận thức được nghịch cảnh ngang trái trong cuộc chiến tình yêu, cũng là cuộc chiến của mỗi người với bản thân mình.

Thơ tình yêu của nữ giới sau năm 1975 là tiếng nói của cuộc sống thường nhật. Nó luôn chứa hơi thở ấm nóng của cuộc đời nên nó đời hơn và thực hơn thơ tình thuở trước. Và một điều nữa “họ nhạy cảm hơn trước những gì dễ xúc động trái tim, dễ gây ra tình thương, dễ gợi nên cảm thông, trìu mến. Họ đánh giá các hiện tượng đời sống theo một tiêu chuẩn riêng.. Thơ ca của các nhà thơ nữ có đươc điều

Dư Thị Hoàn cũng vậy, chị yêu hết mình nhưng trong tình yêu chị cũng rất giàu lý trí. Bởi thế mà chị nhận lấy khổ đau về mình dù người đàn ông kia yêu chị thật say đắm: “Anh đến thăm em”, “Anh ngắm nhìn em”, “Anh ca tụng em”, lẽ ra em thật hạnh phúc vì điều đó nhưng em lại thấy “ớn lạnh”. Vì sao vậy? Vì chị nghĩ đến người phụ nữ của anh, người vợ đáng thương đang “thẫn thờ đợi cửa”, đang “ôm

gối thở dài” và nước mắt tuôn rơi vì đau khổ. Chị cũng là phụ nữ nên chị hiểu nỗi

khổ đau của người cùng giới khi bị phụ tình, và nhận ra rằng:

Lẽ ra trên thế gian này Đừng nên có em.

(Chị ấy)

Em không thể vì tình yêu của mình mà lấy đi hạnh phúc của người khác. Chị ấy đâu có tội tình gì. Phải là người có bản lĩnh, tỉnh táo và có một tấm lòng vị tha

thương người như thể thương thân” mới có thể nói với người đàn ông mến thương

của mình như vậy, để không làm tổn thương người phụ nữ khác.

Trong thơ Dư Thị Hoàn, cái tôi trữ tình luôn tự vấn, luôn đi tìm sự thật, bản chất của tình yêu. Ta gặp rất nhiều cuộc đối thoại giữa anh và em, những đối thoại ngầm đầy khẩn thiết để người này qua người kia có thể hiểu mình, biết được khuôn mặt thật của mình:

Hãy buông xuống

Đừng giơ bàn tay che ngọn đèn dầu Đừng khám phá em

Bằng đôi mắt nấp sau bóng đen Hỡi bàn tay nhân từ khôn khéo Xin hãy buông xuống

Giữa chúng ta (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hãy để ánh lửa bập bùng sáng Dù đang lúc đôi mắt anh Phóng ra mũi tên tẩm thuốc Nhằm rơi rụng trái tim em

Nhân vật trữ tình trong bài thơ yêu say đắm, và trong khi đắm say nhất, chị vẫn không để tình cảm lấn át lý trí, vẫn đưa ra những lời đề nghị, vẫn mong muốn một sự thành thực bởi tình yêu vốn rất thiêng liêng. Nó đòi hỏi cả hai bên sự chân tình. Chị muốn có một sự đàng hoàng, sòng phẳng, công khai của tình cảm. Phải là

ánh lửa bập bùng sáng” chứ không thể là “bóng đen”. Nếu có được điều ấy, chắc

chắn tình yêu sẽ bền vững. Chúng ta đừng nhầm tưởng rằng chị là người hay đòi hỏi, bởi lẽ chị hiểu rằng:

Nếu anh cũng như em Đòi nhau sự viên mãn

Thì điểm gặp nhau của chúng ta Còn thảm hại hơn hai hòn bi

(Viên mãn)

Trong tình yêu, sự viên mãn chính là điểm kết thúc, điểm chệch nhau. Nếu đòi hỏi điều ấy thì chắc chắn tình yêu sẽ có một kết thúc thảm hại vì Dư Thị Hoàn hiểu rằng, sự viên mãn của tình cảm là điều không thể có. Và chỉ có sự thành thực mới làm nên điều tốt đẹp mà thôi.

Dư Thị Hoàn là một người phụ nữ đa cảm nhưng cũng rất thẳng thắn và mạnh mẽ. Chị dám nghĩ và dám nói to lên bằng thơ những điều mà các nhà thơ khác có thể sẽ rụt rè, né tránh. Chẳng hạn:

Nụ cười em lãnh đạm Đôi mắt em lơ đãng Đâu phải cho anh Mà để tự hành hình Chớ dừng chân

Khi vô tình gặp em anh nhé Em mang bản án chung thân

Gái đã có chồng

(Tình lặng)

Người Việt Nam có câu “Gái có chồng như gông đeo cổ”. Còn Dư Thị Hoàn thì lại cao hơn một bậc. Chị đã cụ thể hóa việc có chồng bằng bản “án chung thân” và cuộc “tự hành hình”. Vì thế, nhân vật phải tự nén lòng mình với “đôi mắt lơ

đãng”, “nụ cười lãnh đạm”. Nếu người được gọi bằng anh kia có quyết tâm cao thì chắc gì đã hủy được cuộc tự hành hình và cả bản án?

Tình yêu muôn đời vẫn thế. Nó là món quà quý giá nhất mà thượng đế dâng tặng cho loài người. Nó không có thời gian, không già đi, không mất đi nhưng ở những giai đoạn khác trước, ở những nhà thơ khác nhau thì tình yêu sẽ có những sắc thái riêng, có những cách thể hiện riêng. Dư Thị Hoàn không nói đến những đơn côi của những trái tim con gái đã lỡ hẹn cùng hạnh phúc sau chiến tranh như Lê Thị Mây, không có sự hờn ghen, mong nhớ đến diết da cũng như không trực tiếp bày tỏ khát khao yêu đến tột cùng. Đọng lại trong thơ tình của chị là sự thẳng thắn, bạo liệt, là những khát vọng bình dị, những triết luận sắc sảo của người trong cuộc mà ít có một nhà thơ nữ nào thể hiện được điều đó.

Với Dư Thị Hoàn tình yêu cần phải tự biết những giới hạn của nó, nhất là đối với phụ nữ:

Cho anh tiễn em tới gốc cây đa - Thôi, xin cảm ơn

- Cho anh tiễn em qua chân cầu gỗ - Thôi. Em cảm ơn lần nữa

- Anh chỉ tiễn em đến ngôi chùa đổ - Thôi mà…khi khác…em xin - Thế thì cho anh địa chỉ - Kia kìa, đằng sau cơn mưa

(Thôn quả phụ)

Nhân vật nữ trong bài thơ là một phụ nữ đã góa chồng. Và người con trai lạ đem lòng yêu mến cô đã đề nghị được tiễn đưa nhưng người con gái lần lượt từ chối. Cô đã góa chồng làm sao có thể để một người đàn ông xa lạ đưa tiễn được chứ? Phải chăng cô sợ những lời dị nghị, đàm tiếu. Hay là do tình yêu trong cô không đủ để cô có thể chấp nhận những lời đề nghị ấy? Mặc cảm về thân phận “góa

chồng” đã vô tình khép chặt trái tim yêu, hạnh phúc mà đáng lẽ cô được nhận. Cách

cô gái trả lời rất khôn khéo “Kia kìa, đằng sau cơn mưa” đó là lời từ chối tế nhị. Địa chỉ ấy vừa xác định lại vừa rất mơ hồ. Phụ nữ thời nào cũng vậy, không vượt qua được định kiến của xã hội để kiếm tìm hạnh phúc cho riêng mình. Đó phải chăng là

số kiếp của những người phụ nữ bất hạnh phảng phất trong văn chương từ kim cổ đến nay.

Chiến tranh đã chìm sâu vào quá khứ, một cuộc sống khác trở về làm thay đổi diện mạo của toàn đất nước và số phận của mỗi con người. Dư Thị Hoàn đã từng sống trong cuộc chiến và chứng kiến sự thay đổi của thời cuộc sau ngày đất nước lặng im tiếng súng. Thế nhưng, thơ chị lại ít đề cập đến thực trạng thời hậu chiến như một số nhà thơ đương thời mà lại nói nhiều về thân phận con người, nhất là thân phận của người phụ nữ. Từ thân phận của mình, chị nghĩ về thân phận của những người phụ nữ khác trong xã hội:

Đừng bắt tôi lên diễn đàn Đừng buộc tôi ra sân khấu Hãy để tôi ngồi yên trong góc tối Như cái triện đen

Giáng xuống Tờ khai sinh của tôi Thời cuộc sắp đặt tôi Gần hết một đời rồi Tôi đã quen chỗ ngồi Góc tối

(Số phận)

Đó là một số phận khổ đau, đen tối mà khi sinh ra tôi đã mang sẵn trong mình, nó đã giáng xuống “tờ khai sinh của tôi”. Vì thế người phụ nữ này mới có đề nghị: “đừng bắt tôi”, “đừng buộc tôi”. Bài thơ là sự cay đắng, chua xót về nỗi đau thân phận của những người phụ nữ bất hạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng (Trang 38)