Đoàn Thị Lam Luyến – người đàn bà “dại yêu” và khát vọng sống

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng (Trang 28)

2. Lịch sử vấn đề

1.2.2.1. Đoàn Thị Lam Luyến – người đàn bà “dại yêu” và khát vọng sống

mãnh liệt.

“Lam Luyến yêu ghét không bao giờ lưng chừng, mạnh bạo, cả quyết đến liều lĩnh bản năng. Với nàng, chưa yêu là chưa sống. “Con tim em hạn hán – Tình

anh là mưa bay”. Cứ thế Lam Luyến lặng lẽ nhả hương trong bóng tối đời mình.

(Thái Doãn Hiểu- Rút trong bộ Thi Nhân Việt Nam Hiện Đại). Và có hẳn một tập thơ của Đoàn Thị Lam Luyến có tên là… “Dại yêu”, có cả một tập hợp chân dung những người đàn bà “dại yêu” trong thơ chị: xưa là Mỵ Châu, Xúy Vân, Thị Mầu, Thúy Kiều, Hồ Xuân Hương…nay là người đàn bà “lỡ chồng” với đứa con mang họ mẹ, một người bạn thơ “càng say càng gặp tình vờ”, một người em gái với đời riêng lấy “cái thất tình làm vui”…Bởi thế mà trong thơ chị nhắc đến rất nhiều những cả

tin, dại khờ, nông nổi… của chủ thể trữ tình, một người đàn bà vốn “đa tình liền với

đa đoan/ Tơ duyên đã nối lại càng nối thêm”… Thế nên, không hề quá lời khi người

ta nói rằng người đàn bà dại yêu là một hình tượng nổi bật trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến. Đấy là một cách khái quát mộc mạc, dân giã, pha chút trào lộng nhưng xác đáng về những người phụ nữ có bản năng yêu đương sôi nổi, bất chấp mọi ràng buộc cũng như thói tục thông thường, và như một tất yếu, thường có số phận lỡ làng, bi đát…Vô tình hay cố ý, những nét “đặc tả” hình tượng này khiến những ai từng biết Đoàn Thị Lam Luyến không khỏi liên tưởng tới tiểu sử của chính tác giả.

Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, cuộc sống của Đoàn Thị Lam Luyến vất vả từ nhỏ, khi bước vào đời lại gặp nhiều éo le ngang trái. Đoàn Thị Lam Luyến sinh ngày 14 – 06 – 1951 (Tân Mão), quê quán tại xã Anh Dũng, Phù Tiên, Hưng Yên. Hiện sống tại Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học (Văn học và Mỹ thuật) là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1996). Chị theo học khoa Mỹ thuật nhưng lại có đam mê với thơ. Thơ với chị không phải nghề mà là nghiệp! 1976 - 1982: Học Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Từ 1983 đến 2003: biên tập viên mỹ thuật tại Nhà xuất bản Thanh niên. Hiện chị làm giám đốc Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam .

Tác phẩm đã xuất bản:

1. Mái nhà dưới bóng cây (In chung - 1985).

2. Lỡ một thì con gái (1989). 3. Cánh của nhớ bà (1990). 4. Chồng chị chồng em (1991). 5. Châm khói (1995). 6. Dại yêu (2000). 7. Sao dẫn lối (2005)

Nhà thơ đã được nhận: Giải thưởng cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1989 - 1990. Tặng thưởng thơ của Nhà xuất bản Hội Nhà văn 1995 (tập thơ Châm khói). và 2005 (tập thơ Sao dẫn lối).

1.2.2.2. Dư Thị Hoàn – một “lối nhỏ” độc đáo trên hành trình sáng tạo thi ca.

Bốn mươi mốt tuổi mới bước vào làng thơ bằng “Lối nhỏ”, Dư Thị Hoàn dường như không có ý định làm thơ như một sự lựa chọn sinh tồn, mà thơ đến với chị như sự bù đắp những nghiêng ngả mệnh kiếp long đong. Chính chị từng tâm sự rằng “Chính là thơ, cái mà chị căm giận nhất, lại đến và cứu vớt chị”. Qua thơ chị, người đọc nhận ra chân dung một người phụ nữ đầy tình thương, bao dung và độ lượng. Có lẽ đấy còn là chân dung về người phụ nữ của một thời, của hôm qua và hôm nay mà chị ghi lại cho cuộc đời này.

Dư Thị Hoàn tên thật là Vương Oanh Nhi, sinh ngày 01 – 08 – 1947, quê quán Quảng Tây – Trung Quốc. Chị sống ở Hải Phòng, làm thơ, dịch Hán học và viết phê bình văn học. Bố và mẹ chị đều là người Hoa Kiều, bố chị làm chủ bút cho một tờ báo lớn của cộng đồng người Hoa tại Hà Nội. Cuộc sống của chị trải qua những bước thăng trầm cùng lịch sử.

Dư Thị Hoàn là người Trung Quốc thuần chủng, nhưng mang gia phả bảy đời sống ở đất Việt. Chị học hết phổ thông chính quy và tương đối hệ thống trong các trường Trung văn có tiếng cả thời Tây lẫn thời Ta. Tám tuổi chị mới học đánh vần Việt ngữ, chị say mê môn tiếng Việt bắt đầu từ một lần nghe thầy giáo Việt Nam giảng Truyện Kiều hồi lớp bảy. Từ đó, chị đắm chìm trong một thế giới tiếng Việt dung dị và diệu kỳ. Rồi sau này không chút do dự, chị trao thân gửi phận cho

người thầy giáo dạy Việt văn. Chị là người Hoa nhưng lại lấy chồng Việt, chị yêu và kết hôn với thầy giáo dạy văn trong trường của người Hoa lúc chị 21 tuổi. Chồng chị là anh giáo Trọng hơn chị 9 tuổi, người đen gầy, tướng mạo xấu xí, anh mắc bệnh ho lao nhưng giảng Truyện Kiều thì hút hồn, nhờ anh mà Dư Thị Hoàn biết có một nền văn học Việt Nam.

Vào thời chiến, hiểm nguy kèm theo những khó khăn, anh giáo Trọng đổi nghề thành nhà thơ Trịnh Hoài Giang, làm việc ở Hội văn nghệ thành phố cảng Hải Phòng. Bao nhiêu khó khăn dồn dập đến với chị. Chị làm đủ nghề sau khi giấc mộng đại học không thành như: công nhân lọc dầu nhà máy cá hộp, thợ tiện nhà máy đóng tàu, chị còn là đội phó đội văn nghệ nhà máy, hay ca hát, dựng tiết mục phục vụ công nhân, tự vệ, bộ đội ở các trận địa, ụ pháo, ụ súng trong thành phố. Sau khi bị tai nạn lao động, chị phải nghỉ việc, ra buôn hàng ở chợ Sắt để nuôi sống gia đình. Chị bán từ đồ sắt, đồ kim loại cho đến hoa quả, thuốc tây, vải vóc, quần áo… Có một thời gian chị phải vào bệnh viện để điều trị tâm thần.

Công việc sinh nhai của chị cũng được hồi sinh nhờ thời đổi mới. Chị lao vào làm kinh tế. Sẵn có vốn tiếng Trung chị làm phiên dịch, làm chức phó văn phòng, đại diện cho Công ty Mee Wah Hồng Kông tại Hải Phòng. Sau đó vào năm 1995 chị thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Huệ Hoa tại Hải Phòng và giữ chức giám đốc cho đến năm 1999 thì từ giã thương trường.

Dư Thị Hoàn nghẹn ngào khi bày tỏ nỗi lòng của mình “tôi có một gia đình êm ấm, hạnh phúc như thế đấy…Giá như không có cuộc chiến 1979, giá như không xảy ra biến cố người Hoa”. Dẫu chị có một gia đình êm ấm, hạnh phúc nhưng chị không bao giờ quên được những biến cố, mất mát về người thân của chị. Chị đã viết những bài thơ đầu tay trong đau đớn, mất mát đó (Mười năm tiếng khóc, Bức thư người Hoa, Tổ quốc – trong tập “Lối nhỏ”) và bất đắc dĩ trở thành nhà thơ.

Cuộc đời chị đã trải qua bao nhiêu biến cố thăng trầm, bao lênh đênh chìm nổi. Chị tìm đến thơ như là một niềm an ủi để giải tỏa mọi bức xúc của mình. Hiện tại chị là nhà văn người Hoa duy nhất trong Hội nhà văn Việt Nam.

Ngay từ tập thơ đầu tay Lối nhỏ (Hội Văn học nghệ thuật Hải Phòng xuất bản, năm 1988), Dư Thị Hoàn đã khẳng định được tài năng của mình. Một trái tim

nhạy cảm và thâm thúy đã giúp chị cảm nhận những vấn đề đời tư, thế sự một cách đầy trách nhiệm. Với Lối nhỏ, nhà thơ Dư Thị Hoàn đã đánh dấu bước chuyển biến của thơ Việt đổi mới cùng nhiều hiện tượng thơ nữ khác như Giáng Vân, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Lê Thị Mây, Phạm Thị Ngọc Liên…Chị đại diện cho “lối thơ” trở về với cá nhân. Dư Thị Hoàn đã đi vào thơ bằng con đường riêng, bằng cách riêng không giống ai. Đó là một “Lối nhỏ” với tâm trạng phức tạp pha lẫn yêu thương, chán chường, giận dỗi, dữ dằn cùng với lo âu. Tập thơ Lối nhỏ, mỏng manh với 43 bài thơ, gây được sự chú ý của bạn đọc vì sự mới lạ của cảm xúc và cách phô diễn của nó. Người ta bắt gặp không ít những giọt nước mắt trong thơ, nhưng cũng chưa thấy mấy ai khóc thảm thiết như Dư Thị Hoàn: “Khóc cho hết hơi/ Khóc cho trời sập/ Khóc cho cột điện đổ/ Khóc cho tà – vẹt trôi/ Khóc cho còi tài câm bặt/ Khóc cho tay lái rời vô lăng/ Khóc cho đoàn tàu không dám lăn

bánh…”(Mười năm tiếng khóc). Đấy là tiếng khóc cho cuộc “sinh li” vĩnh viễn với

người mẹ của chị.

Một thời gian sau, chị cho ra đời tập thơ tiếp theo Bài mẫu giáo sáng thế

(NXB Hội Nhà Văn, 1993) khi cuộc sống của chị khá giả. Vẫn trên nền tảng giọng thơ rất riêng ấy, ta cảm nhận được rằng, tập thơ trước chị nói nhiều về những cung bậc, sắc thái của tình yêu đôi lứa, đến tập thơ này chị thể hiện nỗi lòng mình với nhiều số phận khác nhau trong cuộc đời, thông qua tình thương: thương người, thương thân và suy ngẫm về cuộc đời. Thơ chị đi sâu vào nỗi đau âm ỉ trong lòng con người, đồng thời bộc lộ khát vọng vươn tới một lý tưởng đẹp đẽ và cao thượng, khơi dậy bản chất tốt đẹp, hướng thiện của con người.

Tập thơ thứ ba Du nữ ngâm dù đã có giấy phép xuất bản nhưng chị chưa cho xuất bản. Nó chưa được lưu hành rộng rãi đến tất cả mọi người nhưng hầu hết những bài thơ trong đó đã được đăng tải rải rác trên các báo, tạp chí. Ý thức đổi mới của chị thể hiện trong Du nữ ngâm hết sức rõ rệt. Những nhan đề đã mang màu sắc tôn giáo, hình ảnh thơ hơi quái dị: cuồng nhân, du nữ, đám lửa nhảy nhót cười trên bãi tha ma…

Thơ “cứu vớt cuộc đời” của Dư Thị Hoàn, chị sống với thơ bằng một trái tim đầy tổn thương. Nói cách khác, từng nhịp đập của trái tim, từng hơi thở của cuộc

sống đã trở thành âm hưởng chính trong thơ chị “Nhịp tim chạm phải ngày đông cứng/ Trí não va vào đêm sạt lở/ Không gian chật chội quá/ Muốn chan tất cả vào

thơ” (Thi sĩ). Trái tim tổn thương, đầy trải nghiệm ấy đã cho Dư Thị Hoàn sự nhạy

cảm, tiếng nói sẻ chia trước nỗi đau thân phận những người phụ nữ bất hạnh trong tình yêu và đắng cay của đời mình. Từ đó, tạo nên trực cảm lâu bền của thơ chị. Dư Thị Hoàn luôn trân trọng, chăm chút từng biểu hiện nhỏ của cuộc sống, luôn quan tâm chia sẻ một cách chân thành với bạn bè và những người xung quanh. Bởi thế, chị là người phụ nữ của tấm lòng bao dung và độ lượng. Nhờ những trực cảm mạnh mẽ mà thơ của Dư Thị Hoàn trở thành “tiếng thốt” của trái tim chứ không phải “chuyện lựa đời mà viết” như nhiều người khác, nên thơ ấy luôn chân thật, mới mẻ và xúc động lòng người. Cái “trực cảm thơ” ấy là do số phận và sự từng trải của từng nhà thơ tạo nên, không học hỏi ở bất cứ sách vở hay trường lớp nào. Có lần Dư Thị Hoàn đã bộc bạch “Hồi bán cá ở chợ, cả vỉa hè nữa, tôi buôn vải vóc quần áo, ca cốc, thuốc men, hoa quả, ngao ốc…thượng vàng hạ cám, không thiếu thứ gì, xông xáo và tháo vát. Nhưng lại sượng sùng khi phải đi bán thơ!”. Thế mới biết cá tính Dư Thị Hoàn là vậy, quyết liệt, rõ ràng, và kiêu hãnh.

 Quan niệm nghệ thuật của Dư Thị Hoàn.

Thơ là gì? Thật khó gọi đích danh, nhưng tham vọng của con người lại đi tìm cái không thể nắm bắt được nó. Thơ ca xuất phát từ trái tim tài năng và trong sạch, từ trí tuệ minh mẫn và sự lao động kiên nhẫn bền lòng. Thơ ca không chỉ là nguồn an ủi mà là sự gột rửa tâm hồn, nó giúp cho con người vượt qua được những bi kịch nội tâm, nó đánh thức lương tri thánh thiện của mỗi con người. Bởi thế mỗi bài thơ hay là một định nghĩa cho thơ.

Với thi sĩ Dư Thị Hoàn thì thơ ca chính là sự cứu vớt cuộc đời chị. Bởi thế hơn ai hết chị ý thức rõ về công việc lao động nghệ thuật, đề cao giá trị và thiên chức của người cầm bút. Khi được hỏi về quan niệm sáng tác thơ, Dư Thị Hoàn đã trả lời: “Nếu độc giả chịu khó bóc tách từng phần ẩn dụ trong bài thơ thì quan niệm

của tác giả sẽ được biểu lộ trên mặt chữ”. Tính triết lý trong thơ chị không nằm ở

phần bề mặt của ngôn ngữ mà nằm ở phần ngôn ngữ được bóc tách ấy. Thơ là sự kết tinh những gì tinh túy nhất ẩn giấu đằng sau bề mặt nỗi của ngôn từ. Thơ phải

tìm được tiếng nói đồng cảm, sự sẻ chia chân thành từ tâm thế người đọc. Nữ thi sĩ luôn chắt lọc để đem đến cho thơ một diện mạo mới. “Đứa con ta sinh ra/ Đâu hồn đâu phách/ Diện mạo như nước chảy/ Tính tình tựa gió mây/ Ta nhận ra con/ bởi

vòng hào quang ai oán/ Một đêm với cõi/ động mùa/ sao rụng/ rơi trăng” (Nghiệp

chướng thi ca).

Thơ đến với chị cùng lúc với bệnh tật đang hành hạ tinh thần và thể xác. Chính những ngày ở trong bệnh viện tâm thần lại giúp cho Dư Thị Hoàn có được những suy nghĩ chín chắn hơn, đồng thời cũng khởi nguồn trong dòng chảy của tâm thức nhà thơ. Đối với Dư Thị Hoàn, khi điên cũng là lúc sáng suốt nhất bởi đó là hành trình đi tìm bản ngã của mình: “Tôi sẽ khỏi bệnh/ Lại dịu dàng hát bên chiếc khung thêu ngày ấy/ Không cần bác sĩ/ Không cần những viên thuốc đắt tiền/ Chỉ

cần đôi bàn tay nào run rẩy mang đến/ Một nhành hoa dại thôi” (Trong bệnh viên

tâm thần).

Mỗi người có một quan niệm khác nhau về thơ, tùy thuộc vào thiên hướng tư duy, nhận thức và cảm xúc của họ. Với Dư Thị Hoàn, thơ còn như một cái nghiệp “ Thơ đến với tôi cùng lúc với những hoạn nạn mới mẻ và sâu sắc thì đúng hơn. Nó chấn động cuộc sống của tôi đến mức quá tải. Tôi còn chịu đựng được có nghĩa là tôi còn cơ hội để tìm hiểu tôi, giống và khác một con người ở chỗ nào? Tôi muốn mã hóa những cuộc tìm kiếm ấy. Rút cuộc, tìm kiếm lại dẫn tôi đến với những bất ngờ liên tiếp chứ không phải đáp số. Khi nào tôi gặp được đáp số thì có lẽ thoát được nghiệp chướng văn thơ”. Bởi vậy, quan niệm của Dư Thị Doàn về thơ cũng hết sức độc lập, bản lĩnh. Với chị thơ – là nơi ký thác tâm hồn với những niềm vui, nỗi buồn, đau khổ yêu thương của cái tôi cô đơn và cả những ngẫm ngợi, suy tư nhân tình thế thái. Chị viết bằng trái tim đầy mẫn cảm, ưu tư với một tâm hồn nóng bỏng, bồi hồi. Thơ Dư Thị Hoàn là tiếng nói vang lên từ tâm thức. Nhà thơ khẳng định được “cái tôi” trong thơ và sự kiếm tìm mệt mỏi trên con đường đi đến “thiên đường thơ”.

Dư Thị Hoàn đã phả hồn mình vào trong rất nhiều bài thơ của chị. Nó nặng trĩu nỗi lo, day dứt, trăn trở. Từng tiếng thơ vang lên nhẹ nhàng, man mác như tiếng thơ buồn trong đêm. Đằng sau vẻ đẹp tuyệt diệu của hoa quỳnh, trái tim đa cảm của

chị chợt dâng lên niềm xót xa cho kiếp đời ngắn ngủi của nó. Đến khi trở lại chính mình mới thấy đơn độc biết nhường nào: “Hỡi ơi! Người đến muộn sao,/ Chỉ còn

tịch mịch canh thâu đêm thừa…”(Khóc hoa quỳnh).

Nữ thi sĩ cũng dành một phần rất sâu kín trong tâm hồn để lăn lóc thân phận, sẻ chia, chua xót với nỗi đau của những cảnh đời không mấy bình yên: “Em lăn lóc kiệt sức dưới bàn chân chiến thắng/ Họ đá bật em từ phía này sang phía nọ để lưu

danh” (Tâm sự quả bóng đá).

Qua thời gian chiêm nghiệm, tinh lọc đã phát tiết ra những bài thơ mang “hơi

thở, máu thịt mình” (Dư Thị Hoàn). Bởi thế thơ của chị bàng bạc cái tôi trữ tình

triết lý, chiêm cảm là vậy. “Nếu anh cũng như em/ Đòi nhau sự viên mãn/ Thì điểm

gặp nhau của chúng ta/ Còn thảm hại hơn hai hòn bi” (Viên mãn). Thế mới biết

Một phần của tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)