Đôi nét chính về thân thế sự nghiệp

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Trang 40)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Đôi nét chính về thân thế sự nghiệp

Trúc Khê, tên thật là Ngô Văn Triện, sinh ngày 22 - 5- 1901 trong một gia đình nông dân và tiểu thủ công ở làng Thị Cấm, xã Phương Canh, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay là Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội. Đây chính là ngôi làng nổi tiếng về Lễ hội thổi cơm thi vào ngày mồng 8 tháng giêng hằng năm. Cho đến nay, mỗi độ xuân về các đội thổi cơm thi đến từ bốn giáp trong làng Thị Cấm lại tưng bừng vào Hội thổi cơm thi. Hội thi có 3 phần chính: thi kéo lửa, thi chạy và thi thổi cơm. Các đội thi phải giã thóc thành gạo, sẽ có 4 cối, 4 nồi cơm chia đều cho các đội thi. Cuộc thi có nguồn gốc từ truyền thuyết Thành hoàng của làng là Phan Tây Nhạc là bộ trưởng của Tản Viên Sơn Thánh đời Hùng Vương thứ 18 thống lĩnh đội quân đi đánh giặc. Khi ngài dẫn quân qua làng, dân làng Thị Cấm đã tổ chức nấu cơm để khao quân. Một lễ hội dân gian như vậy hẳn đã âm vang vào tâm hồn nhà văn từ những mùa xuân thưở thiếu thời. Nhất là lễ hội được tổ chức tại đình làng Thị Cấm, mà gia đình Trúc Khê sống gần với ngôi đình. Quê hương có truyền thống văn hóa như thế hẳn đã có những ảnh hưởng quý với nhà văn.

Cụ thân sinh của Trúc Khê Ngô Văn Triện là ông Ngô Văn Chỉnh (biệt hiệu Tùng Khê) biết chữ Hán đủ đọc được Tam quốc, Thủy hử. Cụ là người tính cương trực, nghiêm khắc. Mẹ của nhà văn là bà Đỗ Thị Tiến. Theo những người thân trong gia đình kể lại, bà là người buôn bán tháo vát và tằn tiện, bình sinh lấy nghề buôn tơ lụa làm nghề nghiệp chính, cùng ông Ngô Văn Chỉnh hợp sức xây dựng gia đình. Năm Canh Tuất 1910, trong

xóm có bệnh dịch tả rất dữ. Bà cũng mắc bệnh và may mắn qua khỏi, nhưng sau đó bà không buôn bán được nữa, gia đình túng thiếu hơn xưa. Nhờ chuyển nghề canh nông, cấy rẽ mấy mẫu ruộng nên gia cảnh khấm khá hơn. Khi các con bắt đầu lớn, mấy chị em theo nghề thêu đăng ten. Sau đó, bà Đỗ Thị Tiến yếu mệt luôn.

Ông bà Tùng Khê có bốn người con gái và một con trai duy nhất là Trúc Khê. Ông là con thứ ba trong gia đình. Trúc Khê học chữ Nho từ năm lên sáu. Đến năm 11 tuổi vào học trường công Pháp Việt của hàng tổng. Sau đó, Trúc Khê đã đỗ Khóa sinh. Ông đồng thời học chữ Hán của thầy Tú tài ở trong làng. Đến năm 14 tuổi (năm 1915), triều đình Huế bỏ khoa thi chữ Hán, ông tiếp tục tự học. Vì gia đình Trúc Khê nuôi ông ăn học theo nghiệp Nho gia nên khi nhà nước bỏ thi cả nhà đầy luyến tiếc. Trúc Khê cũng bâng khuâng nuối tiếc Hán học và khoa cử. Một lần đến chơi Văn Miếu (Hà Nội), ông viết:

Miếu đình xây dựng trải bao đời Mốc phủ rêu trùm bốn vách vôi Gió Mỹ, mưa Âu phong hội mới Than ôi, thánh đạo sắp suy rồi. (Đề Văn Miếu) và:

Này tám mươi hai tấm thạch bi Lê triều tấn sĩ họ tên ghi

Nghìn thu để đó làm di vật Khoa cử từ đây đã bãi đi.

(Đề nhà bia tấn sĩ)

Năm 16-17 tuổi ông đi làm thợ đan đăng ten (kiểu đăng ten lưới) rồi chuyển sang làm thợ đóng sách ở nhà in Thực Nghiệp, Hà Nội. Năm 19 tuổi, bài viết đầu tay của ông: Cải lương hương tục, được đăng trên tờ Trung Bắc tân văn năm 1920. Ông sớm yêu thơ văn và lịch sử. Năm 25 tuổi, ông rời quê

hương ra Hà Nội. Gia nhập làng báo, ngoài bút danh Trúc Khê, ông còn ký Kim Phương, Ngô Sơn, Đỗ Giang, Khâm Trai và tên thật. Khoảng năm 1927, ông dự định tìm người đồng chí hướng thành lập Đảng Tân dân, chủ trương đánh đuổi thực dân Pháp.

Ông làm ở nhà in Trung Bắc Tân Văn, về sau chuyển sang viết cho Thực nghiệp Dân báo, bắt đầu viết báo và dịch sách tiểu thuyết của Trung Quốc. Năm 1928, lúc 27 tuổi, Trúc Khê mở Trúc Khê thư cục ở trên gác 196 phố Hàng Bông để tự xuất bản sách của mình. Về việc này, nhà thơ Vũ Quần Phương bình luận: “Cái thời ấy người làm văn chương kể cũng nhiều năng động” [18; 7]. Cùng năm đó, Trúc Khê gặp tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng của Nguyễn Thái Học, thấy tôn chỉ vì nước vì dân sáng rõ nên ông đã gia nhập tổ chức này. Thời đó mà đủ dũng khi đứng vào một tổ chức đảng là rất đáng trọng. Có chính kiến rõ ràng nên tham gia một thời gian, Trúc Khê thấy tổ chức Quốc dân đảng đổi đường lối không giống với ban đầu mà ông chọn theo, ông đã tự lui không tham gia vào các hoạt động bạo lực cách mạng không hề hứa hẹn thành công. Vì thế, khi thực dân Pháp tàn sát, khủng bố thì ông không bị kết án xử tử. Sau đó, bản lĩnh văn nhân đầu thế kỷ XX được thể hiện ở việc Trúc Khê vẫn giữ thái độ bất hợp tác với chính quyền thực dân. Ông chủ trương làm văn hóa để nhắn nhủ, nhắc nhớ nỗi đau mất nước và khơi dậy tình cảm với non sông con Lạc cháu Hồng. Năm 1929, ông bị Pháp bắt giam và đưa ra tòa xử, bị án hai năm tù treo và năm năm quản thúc ở quê hương. Ông cộng tác với Nhật Nam thư quán và nhà xuất bản Tân Dân của Vũ Đình Long. Năm 1934, hết hạn quản thúc, ông ra làm chủ bút tờ báo Thương mại, và năm sau làm chủ bút tờ báo Bắc Hà. Thời ấy chủ bút là người lo toàn bộ bài vở cho một số báo, còn chủ nhiệm là người bỏ vốn và chịu trách nhiệm trước pháp luật (chủ báo). Đây là thời kỳ Trúc Khê đi sâu vào nghiên cứu dịch thuật. Năm 1937, ông phụ trách phần văn học của Phổ thông bán nguyệt san, giữ mục “Hiệu đính cổ văn”. Nhà xuất bản Tân Dân, một nhà xuất bản lớn hồi đó, trở thành môi trường văn học có tác dụng kích thích sáng tạo nghiên cứu, dịch thuật của Trúc Khê, và bản thân ông cũng là một cây bút

chủ lực của họ. Tân Dân khi ấy còn có những cộng tác viên đắc lực như Nguyễn Công Hoan, Lưu Trọng Lư, Lan Khai, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Lê Văn Trương, Ngọc Giao và cả Vũ Trọng Phụng…

Tìm hiểu rõ về gia cảnh của Trúc Khê, chúng tôi hiểu rõ trong gia đình ông có những nỗi đau quá lớn, và sau khi chịu được qua cảnh ngộ ấy, nhà văn như từng trải hơn nhiều, và cũng từ đó mà trách nhiệm với gia đình được nâng cao hơn bao giờ hết. Ông dịch khỏe, viết nhiều và nuôi hoài bão văn chương song hành với nỗi đau kinh hoàng dồn đập mất cha mẹ trong ít ngày, sự trống vắng ám ảnh suốt đời, không sao bù đắp được. Nhà văn làm một bài văn tế khóc hai thân (thân phụ và thân mẫu) đã ghi lại sự thảng thốt kinh hoàng và buồn đến nát ruột của ông. Vừa khóc cha ba ngày, lo tang sự xong thì lại tiếp tục khóc mẹ. Cụ Văn Chỉnh qua đời, chôn cất được ba ngày, bà Đỗ cũng theo chồng. Đó là nỗi buồn thảm lớn với cả gia đình, là cảnh chia lìa “xao xác đàn chim vỡ tổ”, “biệt ly đứt ruột khách nhân gian”. Thân mẫu bệnh không nặng mà vì đau đớn thương chồng rồi theo lề thói cổ hủ tang ma lăn đường, khiến cụ bà phải cảm mà suy kiệt:

“Một nhà thảm thiết đầy trời còn dậy tiếng kêu cha Ba buổi xôn xao chuyển đất lại vang hồi khóc mẹ” (Văn tế hai thân)

Trong một số bài viết của mình nhà văn kêu gọi phá bỏ những lệ làng xưa cổ hủ gây khổ gây họa cho con người, và chính ông cùng gia đình cũng là nạn nhân của hủ tục… Ông từng làm Chủ tịch Hội truyền bá quốc ngữ miền Nhuệ Giang. Ông là nhà văn, nhà báo có cách sống nhã nhặn, khiêm nhường kiểu Nho gia nên có những mối thâm giao với các văn sĩ cùng thời. Ông đã làm được nhiều việc nhưng những ấp ủ của ông còn nhiều hơn. Cách ăn vận của ông thuộc về một thời đã qua. Nhưng sức làm việc của ông, với năng suất ấy, ông thuộc về thời hiện đại. Những nhận xét của ông về văn chương, về thời thế, về lịch sử đến nay còn nhiều ý nghĩa, còn có sức vun đắp lòng yêu nước, niềm tự tin, tự hào dân tộc, và sự tự trọng của trí thức. Ông thể hiện

khát vọng chân chính của người cầm bút: dùng ngòi bút vào sự nghiệp xây dựng xã hội, vì nước, vì dân.

Những năm tháng sống và sáng tác của Trúc Khê Ngô Văn Triện là trong khoảng thời gian nửa đầu thế kỷ XX (1901 - 1947) với biết bao sự chuyển đổi thời thế. Quê hương và hoàn cảnh gia đình ảnh hưởng quan trọng đến nhà văn. Một gia đình không mấy dư dả nhưng lại mang cách sống thanh nhã và biết tạo dựng, tự hào nếp nhà, giàu có về đời sống tinh thần. Trong “Gia cảnh nhàn ngâm”, Trúc Khê chia sẻ về một gia cảnh như thế:

Lữa lần trải mấy năm nay

Quê hương lẩn khuất tháng ngày tiêu dao Phúc xưa tu những ngày nào

Địa cầu riêng được mấy sào mở mang Này Phúc Thịnh, nọ Từ Quang

Hai vườn đua nở muôn vàn thức hoa Hoa lan, hoa trúc, hoa trà

Đào phơ phất lá, liễu tha thướt cành Ngô Sơn một ngọn chênh vênh

Trong veo Đỗ Thủy bên đình Hạo Nhiên Nước có rồng, non có tiên

Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp nhạc sĩ Ngô Hoàng Dương, tác giả ca khúc Hướng về Hà Nội năm nay (2013) đã ngoài 80 tuổi, ông là con trai thứ của nhà văn Trúc Khê. Nhạc sĩ đã kể lại rằng: "Thời đó, thầy tôi dịch cùng một lúc ba cuốn sách. Ông ngồi dịch, ba đứa con là mấy anh chị em chúng tôi cùng ghi chép lại. Thầy tôi dịch câu này đọc cho người anh, cầm quyển tiếp theo ông dịch cho người chị, và quyển nữa là cho tôi ghi. Ba chúng tôi cứ mê tơi ghi chép không kịp với việc dịch của cụ. Cuộc sống chất nhiều gánh lo lên vai ông, nhưng cha tôi vẫn rất lãng mạn. Dường như đó là nét của nhà báo xưa. Nhà báo thời trước gần văn hơn nhà báo bây giờ chăng. Cha tôi cho đào một hào nước trong vườn lấy đất đắp lên thành gò cao, trên gò trồng

hoa và cây ăn quả. Ông đặt tên là Ngô Sơn và Đỗ Thủy. Đó là họ của cha và mẹ chúng tôi. Cha là núi, mẹ là sông, bảy anh em chúng tôi lớn lên trong không gian lãng mạn rất đẹp ấy. Và cả gia đình chúng tôi sống bằng tiền làm báo, viết văn từ cây bút và trí óc của cha tôi. Những ngày đẹp trời, ông thường mời các bạn văn chương mà hầu hết đều làm báo về nhà chúng tôi ở Cầu Diễn, Hà Nội - nơi có Ngô Sơn, Đỗ Thủy để bình thơ văn, bàn luận các việc của nghề báo lúc bấy giờ khá sôi động".

Theo tìm hiểu tin cậy từ Hội đồng đặt tên phố của Hà Nội, trong Hồ sơ được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua việc đặt tên phố Trúc Khê ở quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội, Nhà văn Trúc Khê Ngô Văn Triện tham gia hoạt động chính trị trong các tổ chức yêu nước và chống lại chính quyền thực dân cho đến năm 1929, thì bị nhà cầm quyền Pháp bắt giam ở Hỏa Lò (Hà Nội). Sau đó ông phải nhận án 2 năm tù treo và 5 năm quản thúc. Ra tù, ông theo hẳn nghề báo. Điểm lại trước sau, ông đã viết cho các tờ: Thực nghiệp dân báo (1926-1928), Tạp chí văn học (1932-1933), làm chủ bút báo Bắc Hà

(1933)... Từ 1935, ông chuyên viết cho Tiểu thuyết thứ bẩy, Phổ thông bán nguyệt san, Tao đàn. Từ năm 1941, ông còn viết cho Tri tân, Nước Nam, Đông Tây, Ích hữu, Dân báo, Khuyến học, Quốc gia, Truyền bá, Thương mại, Đông phương nhật báo... Ngoài ra, ông còn tham gia sáng lập hội Uẩn hoa,

Trúc Khê thư cục (1933). Từ năm 1941 đến 1945, ông tham gia phong trào truyền bá quốc ngữ tại Hà Nội.

Năm 1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông cùng gia đình lên ở Trại Ro, xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội). Ở đây, ông Doãn Kế Thiện, biệt phái của cách mạng đến đặt vấn đề đón ông lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp, nhưng chưa kịp đi thì nhà văn lâm bệnh nặng rồi mất (26 tháng 8 năm 1947) tại nơi tản cư, hưởng dương 46 tuổi. Cuộc đời ông là hành trình của một nhà văn trong thời đại nhiều thử thách với “nghị lực văn chương”, thử thách tài năng và lòng thành với nước, với đời.

Nói đến Trúc Khê, Lữ Huy Nguyên có lần đã bộc bạch như sau: Tôi vẫn cứ muốn tin rằng nhà văn Trúc Khê đang hiện diện giữa chúng ta, chân đi giày Gia Định, áo the khăn xếp, bộ quốc phục mà ông vẫn thường vận những ngày làm báo Tiểu thuyết thứ bảy hay Phổ thông bán nguyệt san. Con người phong nhã, lịch thiệp, nghiêm túc, đạo đức ấy không nghiện thứ gì... [54].

Trong Lời bạt in trong tập thơ Lý Bạch do Trúc Khê dịch, Lữ Huy Nguyên cũng đã viết: “Ông là người ưa thích hoạt động xã hội, tinh thần tự học rất cao và liên tục. Hồi còn đi học, ông học cả trong lúc ăn, lúc xay lúa giã gạo, đi đâu cũng mang sách theo. Ông là người có tinh thần dân tộc ngay cả trong suy nghĩ, sáng tác, nghiên cứu cũng như trong sinh hoạt, ứng xử. Một người giàu lòng hiếu khách, yêu thiên nhiên hoa cỏ.” [29; 86].

Nhận xét về Trúc Khê, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia [54] có nêu: Trúc Khê không lấy văn chương làm mục đích. Mục đích của ông là làm sao cho “ích nước lợi dân”. Ông khảo cứu, dịch thuật, biên soạn... đều nhằm mục đích ấy... Lòng yêu nước của ông là việc nâng cao dân trí. Nói sao cho dân hiểu, gợi sao cho dân tự nghĩ... để tự đứng dậy giải phóng mình. Vì lẽ đó, mặc dù ông tạ thế ở tuổi 46, nhưng cũng đã làm được nhiều việc. Những nhận xét của ông về văn chương, về thời thế, về lịch sử... đến nay vẫn còn nhiều ý nghĩa...Về nhìn nhận tình hình thế giới, thế thời các nước ông đi vào những vấn đề rất thời sự và cụ thể, qua đó thấy được nhà văn thời trước có thế giới quan khá mở. Điều ngạc nhiên là có một số cây bút thời đó và cả hôm nay khước từ quan tâm đến thời thế, đến thế giới. Họ cứ xoay xoáy trong một đề tài “tình khổ”. Trúc Khê đã lên tiếng bài xích cái “bệnh sầu vô cớ” mà thời đó có không ít người coi đấy là một biểu hiện của người có tâm hồn. Ông khuyên “luyện lấy cái chí phấn đấu mà trừ cho tuyệt hẳn căn bệnh ác liệt ấy đi, thì xã hội may lắm, nước nhà may lắm” [42]. Ông còn đả phá những tà thần mê hoặc nhân dân, tất cả những suy nghĩ ấy kết tinh từ sự gắn bó có trách nhiệm của Trúc Khê với đời sống. Và việc này ông cứ một mình làm. Những năm Đảng Cộng sản chưa ra đời, lòng yêu nước biểu hiện tự phát, đa dạng, khi ẩn, khi

hiện. Lòng yêu nước ở đây là việc nâng cao dân trí. Nói sao cho dân biết, gợi sao cho dân tự nghĩ, nghĩ từ thân phận mình đến thời vận đất nước để tự đứng dậy, vận động đổi đời. Trúc Khê đã tìm mọi cách để dùng ngòi bút tích cực góp phần vào sự nghiệp ấy. Cứ đọc tên các tập sách đã hình dung được lý tưởng của ông. Đánh giá về ông nên xem đó là một căn cứ. Các nhà nghiên cứu viết về Trúc Khê trước cách mạng tháng Tám chưa có điều kiện đánh giá về phần đóng góp này của Trúc Khê.

Từ nhận xét của nhà nghiên cứu Văn Tâm: “Một bộ phận đáng chú ý trong sự nghiệp văn học của ông là những truyện ký danh nhân. Tất nhiên, không tránh khỏi hạn chế về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật; nhưng với quan điểm tiến bộ, vốn Hán học sâu rộng, và bút pháp cũng khá nhuần nhị;

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)