Yếu tố dân gian dân tộc trong các tác phẩm dịch thơ

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Trang 100)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Yếu tố dân gian dân tộc trong các tác phẩm dịch thơ

Cùng với biên khảo, dịch thuật là phần thành công mạnh mẽ trong văn nghiệp của Trúc Khê. Cho dù dịch giả thời đầu thế kỷ XX, có thể những người mở đường bị quên lãng. Thơ của các tác giả Việt Nam trung đại được Trúc Khê chuyển dịch thành công. Thời Trúc Khê sống thì công việc biên dịch thơ Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát rất có ích cho công chúng. Và đó chính là những bước khai phá. Trúc Khê đã mang đến cho bạn đọc một chân dung ban đầu khá tổng quát về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi. Ông dịch Côn Sơn ca, Mộ xuân tức sự, Quá Thần Phù hải khẩu. Ông giới thiệu Dư địa chí, dịch văn xuôi Băng Hồ di sự lục, Bài văn bia ở Vĩnh Lăng, dịch Quân trung từ mệnh tập, dịch Gia huấn ca. Những lời đánh giá, bình luận về Nguyễn Trãi của Phan Phu Tiên, vua Lê Thánh Tông… đều được Trúc Khê dịch với cả một tấm lòng tri ân ngưỡng mộ với tiền nhân có công với nước. Ông đã khẳng định từ rất sớm: Ức Trai thi văn tập phải là thiên cổ bất hủ của giới văn học nước nhà” và Ức Trai tiên sinh thật là một bậc trác việt, rất đáng kính ngưỡng ở trên lịch sử nước ta”. Ông dịch Ức Trai thi tập chuyển tải được thấu tỏ hồn

thơ vì nước vang vọng kiêu hùng và lòng riêng vì dân trong Nguyễn Trãi luôn ắp đầy những trở trăn. Và bản dịch Ức Trai thi tập của ông vẫn được xếp trong những bản dịch đáng quý.

Nhờ tinh thông Hán ngữ nên Trúc Khê phân tích sâu rõ gốc Hán của từ ngữ, điển tích, điển cố hay phong tục. Nhiều nhà nghiên cứu nhận xét rằng dịch Đường thi, Trúc Khê diễn đạt sáng rõ ý tứ của thơ cổ Trung Hoa trong một ngôn ngữ Việt hiện đại, nhuần nhuyễn. Có thể nói cùng với Tản Đà, Nhượng Tống, Trúc Khê là một cánh cửa đưa đường thi vào hồn Việt. Ông dùng lục bát thanh thoát để chuyển ngũ ngôn, thất ngôn của Lý Bạch. Từ bài cổ phong:

Hoàng hà tẩu đông minh Bạch nhật lạc Tây Hải Thê xuyên dữ lưu quang Phiếu hốt bất lương đãi…

Thành:

Sông hoàng cuồn cuộn về đông Mặt trời trắng nọ sa vùng biển tây Nước trôi bóng chạy như bay

Vụt đi không một phút giây đợi người.

Trên đây là Việt hóa thành công. Đặc biệt, ở mỗi bài dịch, Trúc Khê còn chú thích xuất xứ, giải thích nội dung. Lời chú thích luôn gọn mà thấu đáo, có khi còn là một khám phá. Có bản dịch thực sự là một sáng tạo. Âm điệu bản dịch Bài hát quạ đậu từ Ô thê khúc của Lý Bạch đã làm nội dung nguyên tác thêm hay khi chuyển sang thơ Việt:

Trên đài Cô Tô đàn quạ về Trong cung vua Ngô say Tây Thi Ca Ngô múa Sở vui chưa dứt

Non xanh toan ngậm nửa vành nhật Tên bạc hồ vàng nước đã hao

Trăng chìm xuống đáy sóng sông nao Phương đông cao lên, vui thế nào.

Trúc Khê đã dịch Đường thi bằng tâm hồn một nhà thơ Việt. Trong sáng tác, Trúc Khê không dành nhiều sức cho thơ, nhân hứng hoặc thù tạc thì cất bút, nhưng ông lại khá sành trong cảm thụ. Tinh tế và tỉ mỉ, đó là những đức tính cần có của người dịch thơ.

Về dịch thơ, có thể thấy rõ tinh thần dân tộc và ý thức phổ biến thơ hay trong dân gian của Trúc Khê thể hiện qua những bản dịch thơ Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát. Các bản dịch đã có giá trị góp phần phổ cập hai tài năng kiệt xuất tới công chúng hiện đại. Hồi đầu thế kỷ XX, các công trình của Trúc Khê về hai tác giả trên như một sự khai phá. Nếu có bạn đọc trẻ tuổi nào có băn khoăn: Trúc Khê dịch thơ Đường khá nhiều, qua đó tinh thần dân tộc thể hiện thế nào? Thì câu trả lời khá dễ dàng với bất cứ ai yêu văn học, rằng tính dân tộc trong văn học không chỉ bộc lộ qua nội dung trực tiếp mà còn thể hiện chính ở việc mang đặc sắc ngôn ngữ của nhân loại về cho dân tộc mình, làm giàu vốn kiến thức, nâng cao dân trí và thẩm mĩ văn chương cho nhân dân. Khi chuyển dịch để người Việt dễ tiếp nhận và yêu thích, Trúc Khê đã Việt hóa thơ Đường của Trung Quốc, vì thế có thể quy đồng việc chuyển ngữ để làm giàu văn hóa của đất nước về tinh thần dân tộc. Đó là khi Trúc Khê cũng như nhiều dịch giả thiết tha với việc phổ cập cái hay cái đẹp của những áng Đường thi trong dân. Trong tác phẩm “Đến hiện đại từ truyền thống”, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu đã khẳng định tinh thần chung của văn hóa Việt truyền thống là: “Thiết thực, linh hoạt và dung hòa”. Sự dung hòa được hiểu là kết hợp hài hòa cái đặc sắc vốn có cùng với sàng lọc yếu tố phù hợp từ tinh hoa các nền văn hóa khác, tạo thành văn hóa Việt Nam. Dung hòa đòi hỏi bản lĩnh văn hóa nên nhà dịch thuật cũng chính là một nhà văn hóa vậy.

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)