7. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Yếu tố dân gian dân tộc trong thơ trữ tình
Chúng ta cùng thấu hiểu rằng thơ gắn với chiều sâu thế giới nội tâm. Dù có đấu tranh xã hội tích cực đến đâu một hồn thơ cũng có những khi khắc khoải niềm riêng và bên cạnh những bài thơ mang tính xã hội đấu tranh mạnh mẽ là những bài trữ tình. Thơ trữ tình của Trúc Khê có nét tài hoa theo lối cổ. Theo chúng tôi, đó là sự tự ảnh hưởng trong không gian Đường thi do nhà văn tự mình đắm vào trong quá trình dịch thơ Đường từ chữ Hán, rồi không thể tách ra được. Trúc Khê là người dịch rất nhiều thơ Đường. Dù thế nào thì một trí thức Tây học cũng thuận lợi hơn khi làm thơ phá cách. Trúc Khê một trí thức Nho gia dịch hàng trăm bài thơ Đường, đọc vô vàn Hán văn thì việc đổi ngôn ngữ theo thơ tự do, theo tư tưởng cái tôi cá nhân trong khát vọng yêu đương hiện đại là việc làm rất “trái tay”.
Trúc Khê sống trong thời của phong trào Thơ mới, nhưng thơ của ông chưa đủ mới để gọi ông là cây bút của phong trào thơ này. Một phần của sự “thiếu mới” có thể cũng do thế hệ chăng. Không chỉ vì Trúc Khê sinh năm 1901, hơn các nhà thơ của phong trào Thơ mới trên dưới 15 tuổi, mà vì các nhà thơ thuộc lứa lớn lên khi Hán học đã tàn hẳn sẽ khác. Trúc Khê từng theo Nho học để hướng đến khoa thi. Khi đã thấm đẫm đạo lý và kiến thức Nho gia thì dù muốn vẫn khó vượt qua những ranh giới trong nếp nghĩ, nếp sống thời trước. Năm 1915, chính quyền thực dân bỏ khoa cử, các nhà thơ hầu hết cất tiếng chào đời sau thời điểm này. Cụ thể như Xuân Diệu sinh năm 1916, Thâm Tâm sinh năm 1917, Nguyễn Bính sinh năm 1918, Huy Cận sinh năm 1919, Chế Lan Viên sinh năm 1920. Nếu sớm hẳn thì Hàn Mặc Tử cũng sinh năm 1912.
Vậy nên, Trúc Khê không phải là một tác giả làm bừng lên những cảm xúc yêu đương và thể hiện sự trỗi dậy của cái tôi mãnh liệt, và đặc biệt ngôn từ của Trúc Khê cứ âm vang, phảng phất thơ Đường. Mà yếu tố này làm thơ ông như không mới. Tuy nhiên, những tình cảm với non sông thì lại rất sâu sắc và rõ ràng. Không có sự mơ hồ khi nói về lòng yêu nước, tinh thần dân tộc như hầu hết các bài của Thơ mới. Những câu thơ của Trúc Khê đều ít nhiều ấm áp tình dân tộc. Mà đã là liên quan đến dân tộc thì đều đáng tìm hiểu và quý trọng. Hiểu một cách đầy đủ thì các trào lưu, phong trào Thơ mới hay văn học lãng mạn, văn học hiện thực và cả hình thành tiểu thuyết cũng không phải một bước, lẻ đường mà nên. Ngoài những đóng góp trên lĩnh vực thi ca Tản Đà còn là người có công trong một thí nghiệm lớn của các nhà văn hồi đầu thế kỷ là thử viết văn xuôi theo lối mới. Năm 1915, ông xuất hiện trên Đông Dương tạp chí với mục Một lối văn nôm. Trước sau 1920, ông cho in mấy cuốn sách mỏng như Giấc mộng con, Thề non nước cuốn nào cũng đề là tiểu thuyết. Đáng chú ý, là năm 1922, ông có một cuốn mang tên Tản Đà Tùng Văn. Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, tùng ở đây có nghĩa là rỗng, xốp; không chắc, không chặt chẽ, và tùng văn không gì khác, là một thứ văn xuôi ở dạng sơ khởi. Đấy có lẽ là một lời thú nhận chân thành về những bước tập tành mà người trong cuộc chưa hẳn đã bằng lòng, nhưng hậu thế càng về sau, càng thấy kính phục. Trúc Khê cũng vậy, ông đã xếp những viên gạch tuy chưa bằng đơn vị bài, nhưng những câu thơ hay của ông, theo cách của riêng mình đã nối xưa với sau và mang hồn phách của gốc nho nhã vươn cành hướng về tiến bộ. Thơ Trúc Khê trong chữ nghĩa, trong cách lập ý, gần với thơ cổ, thường sáng rõ, chừng mực, tỉnh táo. Nhưng đôi khi, hơi hướng của thời đại tràn vào đó những nét lãng mạn:
Cây mờ như giải non xa
Hồ mờ như tấm gương nhòa không lau Lơ mơ mình đứng trên cầu
Đêm qua một lá ngô đồng…
Ta thấy đó những “non xa”, “trời sầu mênh mông” rất thơ mới nhưng lại
có cả hình ảnh “ngô đồng” rất dân gian.
Thời của Trúc Khê, nhiều người đọc tìm đến cái mới nhưng người luyến lưu cái xưa cũng không ít và dường như Trúc Khê hướng tới nhóm bạn đọc này. Ông không đổi mới kiểu tạo sóng trên thi đàn như cách của nhà thơ Xuân Diệu:
Hãy sát đôi đầu kề đôi ngực
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài Những cánh tay hãy quấn riết đôi vai Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt Hãy khăng khít những cặp môi gắn chặt Cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng Trong say sưa anh sẽ bảo em rằng "Gần thêm nữa, thế vẫn còn xa lắm
( Thế vẫn còn xa lắm- Xuân Diệu)
hoặc như Vũ Hoàng Chương:
Say đi em say đi em Say cho lơi lả ánh đèn
Cho cung bậc ngả nghiêng, điên rồ xác thịt. (Say- Vũ Hoàng Chương)
Trong bài thơ “tình” nhất của mình Trúc Khê chỉ viết:
Canh tà ngồi đối ngọn đèn xanh Vương vấn vì ai một mối tình Lỡ bước khá thương người thục nữ Hèn tay quá ngán phận thư sinh
Đến với bài thơ “Vợ chồng Ngâu” thì ta lại thấy dân gian tràn vào thơ Trúc Khê nguyên khối, với cả một câu chuyện kể dân gian làm thi liệu cho cảm hứng:
Dải nước sông Ngân trắng một mầu, Thương cho duyên kiếp vợ chồng Ngâu. Một năm được một kỳ chung họp,
Đôi ngả chia đôi gánh biệt sầu. Gác tía bơ thờ cô dệt gấm,
Bờ xanh ngao ngán chú chăn trâu. Vì ai ta rắp khiêng non Thái,
Lấp chặn ngang sông bắc nhịp cầu.
Trong thơ văn Trúc Khê có một bóng hồng mà khi biết, ai cũng thấy cảm thông và yêu mến. Cảm thông vì duyên muộn, mến yêu vì tình cảm ấy thật đẹp, thật nhã. Đó chỉ là hoa mà không là trái, vì thực tế hoa thơm nồng mà trái lắm khi chua cay. Trúc Khê có bài “Thần hoa” gói cả một câu chuyện yêu thương ngọt lành. Đó là một lần lỡ phút tương phùng. Nữ thi sĩ Ngân Giang đến thăm nhưng Trúc Khê đang ngủ trưa, Nữ sĩ để lại bài thơ rồi về. Tỉnh dậy, Trúc Khê làm bài này (năm 1940). Bài thơ đã đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy năm 1949:
Thần hoa nhẹ lướt đến trong mơ. Dấu vết còn in trước án thơ. Rồi biến hình đi trên cánh gió Phòng văn rắc lại chút hương thừa. Tỉnh dậy bâng khuâng mất lạng vàng Đẩy hờn bình nước, giận lò ngang, Trưa hè một giấc vô tình lắm, Giây phút thiêng liêng để lỡ làng.
Định mệnh than ôi tàn nhẫn sao Bên bờ suối quạnh đứng nao nao Buồn tênh khách đứng ngùi than thở, Bởi vụng đường tu tự kiếp nào.
Bởi trong có bài thơ Suối ngọc nữ sĩ Ngân Giang gửi Trúc Khê, có câu: Chẳng qua là định mệnh/ Thiếp nào phụ cố nhân.(1940). Trong Nguyễn Đình Chú tuyển tập của NXB Giáo dục Việt Nam năm 2012, GS. Nguyễn Đình Chú có bài viết về Ngân Giang - một người tài sắc và đa đoan. Trúc Khê chỉ là một bạn thơ yêu mến của một thời trẻ, hẳn sau này nếu vong linh ông biết được những gian truân của Ngân Giang thì ông sẽ tiếc ngọc thương hoa biết nhường nào. Ấy là khi nữ sĩ viết: Mẹ theo chồng mới cười như mếu/ Con nhớ cha xưa khóc ngỡ đùa. Cho dù phần nào chứng kiến và hiểu người trong mộng của mình sớm khổ: Con lên hai mẹ hai mươi/ Ngơ ngác buồn tênh giữa cuộc đời (Đường về) hay Nổi chìm đã biết tự thơ ngây (Phong trần) nhưng Trúc Khê đã không còn để thấu: Ngày lại ngày qua sầu cộng sầu/ Mẹ con ngơ ngac lặng nhìn nhau (Cùng đường). Và nhất là sau này, xế bóng nữ sĩ vẫn còn thổn thức tái tê: Hơn bảy mươi rồi vẫn khổ đau/ Một kiếp là thôi một kiếp sầu
(Cảm thán). Người nữ tài hoa từng là nguyên mẫu, là cảm hứng cho bao tác phẩm thơ văn của Trúc Khê ấy, ngay cả khi viết về bà Trưng Trắc trong ngày chiến thắng vẫn bơ vơ, không gì bù đắp cho nổi sự chênh vênh khi mất đấng phu quân:
Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa, Giáp vàng, khăn trở lạnh đầu voi Chàng ơi! Điện ngọc bơ vơ quá! Trăng chếnh. Ngôi trời bóng lẻ soi…
(Trưng Nữ Vương)
Ngân Giang có sức thu hút đồng cảm rất lớn với người quen, người yêu quý và người mê thơ bà. Thế nên khi giảng bốn câu thơ của bài Trưng Nữ Vương, vì cao hứng quá độ, nhà thơ- nhà giáo Đông Hồ (từng là bạn văn của
nữ thi sĩ) như thấu cảm đến tim mỗi lời thơ, ông đã ngã gục và đột quỵ ngay trên giảng đường đại học Văn khoa Sài gòn ngày 25-3-1969. Tìm hiểu về những điều trên, chúng tôi càng hiểu được vì sao Trúc Khê đã có những vần thơ khắc khoải những niềm riêng cảm hoài. Chúng tôi bàn về việc này cũng chính là muốn khẳng định rằng cho dù đối tượng rất cuốn hút và tuyệt vời đến thế, con người nếp Nho giáo và tôn trọng đạo lý vẫn rất mực giữ gìn. Điều này thể hiện từ con người trong đời cho đến thơ văn, không hề khác.
Tuy không “năng suất” trong sáng tạo thơ nhưng những câu mang tinh thần dân tộc và những câu thơ mang phong vị ca dao cũng mượt mà đâu đó trong thi phẩm của Trúc Khê:
Bóng in dài dưới nắng tà Cây xanh mây biếc ngàn xa mơ hồ
Đồng quê gậy trúc lò dò
Xanh xanh muôn mẫu con cò trắng bay
(Buổi chiều đi chơi ngoại thành)
Trong nền thơ Việt Nam từ thế kỷ XIX trở về trước, người ta dễ dàng đọc ra những ảnh hưởng của thơ Trung Hoa. Thơ ca trung đại Việt Nam đã chịu ảnh hưởng thi pháp và một số yếu tố về nội dung của Trung Hoa, để rồi kết hợp với những yếu tố thuần Việt được ngày thêm đầy đủ, mà làm nên một bản sắc dân tộc độc đáo. Mặc dù cuộc cải cách về thơ những năm ba mươi diễn ra khá quyết liệt song nó cũng nhanh chóng tìm ra tiếng nói chung với truyền thống. Người đọc sẽ lấy làm thú vị vì những câu thơ mang bản sắc thơ việt như trên là có bản chữ Hán. Đôi khi người yêu thơ còn ngờ rằng không biết thi sĩ đã làm bản nào trước rồi từ đó mà dịch ra bản kia. Xét theo chất Nho gia thì ngỡ Trúc Khê viết bản chữ Hán trước, nhưng nếu nghĩ về văn hóa làng thôn yêu cây quý quả thấm đẫm trong tác giả này thì cũng không loại trừ là những vần thơ lục bát ra đời trước. Tuy nhiên bắt đầu từ đâu cũng quy tụ về một tấm lòng thơ sâu sắc với nước và hòa điệu cùng hồn dân. Đến đây, chúng ta lại nhớ đến cụ Tam Nguyên Yên Đổ, cụ cũng để lại cho đời những vần thơ
song ngữ khiến nhiều người phân vân về bản nào được viết trước. Vì Nguyễn Khuyến không chỉ vừa sáng tác bằng chữ Hán vừa sáng tác bằng chữ Nôm, mà còn “kép” - “liên văn bản” Hán - Nôm, nghĩa là sáng tác bằng chữ Hán xong rồi lại tự dịch ra Nôm (Việt) hoặc ngược lại. Được biết, có đến hơn 20 trường hợp (tác phẩm) như vậy. Cũng không loại trừ rằng con người văn nhân mang chất dân gian- dân tộc hòa quyện như Trúc Khê lại không noi gương người xưa khi sáng tác vừa muốn có thơ sang quý để thể hiện thái độ trọng chữ thánh hiền lại vừa có thơ “đãi” người những người bình dân.
Trúc Khê có những bài song ngữ rất đáng quý. Cho dù chính hiện tượng làm thơ song ngữ cũng thấy cái việc dòng sông sáng tạo của ông luôn chảy giữa “đôi bờ” phong cách văn hóa, cổ - kim, cao - gần, xưa - sau. Bài thơ Vãn hành quách ngoại ký kiến (Buổi chiều đi chơi bên ngoài thành ghi những sự nhìn thấy) là một ví dụ.
Sự trang trọng, tao nhã trong bài thơ Hán văn:
Nhân ảnh thiêm trường đới tịch huy Viễn thôn vân thụ lưỡng y vi
Huề cùng xuyên quá đường gian kính Vạn mẫu thanh thanh nhất lộ phi
Và tha thiết hồn dân tộc là bài thơ quốc văn theo thể lục bát tha thiết giọng ca dao dân gian:
Bóng dài in dưới nắng tà Cây xanh mây biếc ngàn xa mơ hồ
Đồng quê gậy trúc lò dò
Xanh xanh muôn mẫu con cò trắng bay
Trong các giai thoại văn chương thường được kể thì Trúc Khê có liên quan đến hai giai thoại được nhiều người biết. Đó là cuộc làm thơ liên ngâm với tác phẩm “đồng tác giả” mang tên Ngô Sơn vọng Nguyệt. Và hai là theo nhà văn Ngọc Giao ông là người có công nhặt bài thơ “Hai sắc hoa ti gôn” của tác giả T.T.KH từ sọt giấy rác ở thư phòng của tòa soạn và đưa ra đăng báo. Bài thơ liên ngâm Ngô Sơn vọng Nguyệt đã diễn ra vào ngày 18-8-1940 tại
nhà Trúc Khê ở Xuân Phương, Từ Liêm. Người tham dự có Trúc Khê, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính, Ngọc Giao và họa sĩ Nguyệt Hồ. Câu chuyện thơ liên ngâm đêm Trung thu là của một nhóm văn nghệ sĩ với các bút hiệu Thâm Tâm, Trúc Khê, Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính. Khi ấy các thi sĩ đều rất trẻ, họ đang làm cùng ở một tờ tuần báo Bắc Hà, đóng vai trò chính trong tuần báo này là Trần Huyền Trân... Bài thơ ra đời khi bốn thi sĩ cùng nhau uống rượu tại gia trang của Trúc Khê, bên hòn núi giả mà Trúc Khê gọi là "Ngô sơn". Trúc Khê đã khởi xướng:
Non Ngô dưới bóng trăng rằm duyên may gặp bạn tri âm bữa này
Trần Huyền Trân tiếp lời:
Rượu vào chưa rót men say
riêng lòng đã thấy rót đầy tình nhau
Nguyễn Bính gửi niềm băn khoăn:
Biết rằng gặp mãi nhau đâu duyên bèo nước có bền lâu bao giờ
Thâm Tâm cũng nao nao:
Rượu say còn lắng trăng mờ ngày sau e bóng người thơ lạc loài
Riêng Trúc Khê lạc quan hơn, tỉnh hơn trong vai trò chủ nhà muốn vui trọn đêm trăng. Hơn nữa tạng thơ của ông không mấy sầu bi như những bạn tri âm đang cùng thưởng rượu dưới trăng:
Bàn chi những chuyện ngày mai hứng vui thu lại nghìn đời: một đêm
Trần Huyền Trân thật khéo giải thích và nắn dòng cảm xúc: Nghìn năm trăng sáng còn lên
đời ly biệt mới biết duyên tương phùng
Uống cho say não say nùng
nghìn năm ai thoát khỏi vòng biệt ly
Thâm Tâm, tác giả của “Tống biệt hành” đã bày tỏ sự tri ân với gia chủ:
Ngày mai mãi mãi dù đi
gió thu còn giục hồn về Ngô Sơn
Trúc Khê khiêm tốn và ngợi ca những bạn tài danh đã cùng bên nhau để non Ngô có thể sẽ lưu danh:
Chênh vênh núi nhỏ một hòn lưu danh hoặc sẽ nhờ ơn thi hào
Trần Huyền Trân tài hoa và cao hứng:
Lững lờ trăng đã lên cao
ha... ha... hãy uống trăng vào lòng ta
Nguyễn Bính đằm thắm về chất ca dao:
Trăng lên trăng mãi không tà
trăng lên trăng mãi không già, trăng non
Thâm Tâm lưu luyến:
Tiệc tàn đến chén con con
mai sau vẫn nhớ trăng tròn đêm nay.
Với mục đích tìm hiểu về yếu tố dân gian, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng giá trị của bài thơ liên ngâm này không chỉ ở chỗ thể hiện tình cảm gắn bó, son sắt và tài năng ứng khẩu văn chương của bốn nhà thơ, mà trong mỗi cặp lục bát của từng người đã mang hồn ca dao rõ nét. Nhà thơ Lê Anh Xuân từng viết:
Điệu lục bát, khúc dân ca Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam (Nguyễn Văn Trỗi)
Như vậy, ngay cả trong ngẫu hứng thơ nhanh nhất thì Trúc Khê cùng những người bạn thơ của mình đã tìm về nhịp cầu lục bát để nối thơ và kết tình cùng nhau. Người nghệ sĩ thời đó thật nồng nàn thắm đượm chất dân
gian. Dễ gì mà sự giản dị cùng với chất tài hoa lại đầy ắp, ngọt lành và sâu xa