Yếu tố dân gian dân tộc trong thơ thế sự

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Trang 57)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Yếu tố dân gian dân tộc trong thơ thế sự

Chúng ta đều biết thơ là tiếng lòng của con người. Một tiếng lòng cô đọng và hàm súc nhất về ngôn từ so với các biểu hiện văn học của các thể loại khác. Bổn phận từ bên trong của mỗi người sáng tác chân chính cũng được bộc lộ ở đây. Nhờ đó mà tác phẩm có được sự tiếp nối và phát triển trong một dòng chảy văn học đến những người đọc của một cộng đồng dân tộc:

Gượng sống đời lay lứt Mắt lòa lòng cũng lòa Dân đương rầu lụt lội Nước chửa hết binh qua Mưa lạnh rơi vi vút Trùng khuya gọi thiết tha Chừng như giời sắp sáng

Giã gạo tiếng lân la ( Đêm thu)

Và dân gian hơn nữa là cách diễn đạt mang tính “tuyên truyền” vốn thật phù hợp với tình hình dân trí và xã hội những thập niên đầu thế kỷ XX:

Xuân sang nước cũ tuổi thêm cao Hỡi quốc dân ta nghĩ thế nào

Mong được càng xuân càng tiến bộ Thua Âu, kém Mỹ mãi hay sao.

(“Mừng xuân mới” đăng trên báo Thương mại số Tết năm 1934)

Lòng dân tộc kiêu hãnh nhưng cũng rất thực tế biết mình cũng có sự thua Âu kém Mỹ, nhưng lẽ nào chịu thua mãi? Tự tôn là ở niềm tin trong thái độ khích lệ người người tiến bộ. Thơ bình dị nhưng lòng người làm thơ đầy khát khao vươn tới. Niềm tin mừng xuân là niềm tin kèm thách thức.

Trong một bài thơ khác, Trúc Khê có một cách nghĩ rất rộng cho mọi cảnh đời, đó cũng chính là yêu nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết hợp thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn” [51]. Trúc Khê không chỉ thấy nỗi buồn, cảnh khổ của riêng mình mà tấm lòng với đất nước, với dân tộc thể hiện rất đậm nét:

Sống tạm xem thêm tuồng sát máu Thuế thừa nuốt tạm miếng ngô khoai Muôn dân cùng sống trong treo ngược Há phải riêng đâu một tiểu tài”

(“Ốm dậy” -1944)

Chiến tranh kéo dài, đời sống người dân hết sức căng thẳng. Trúc Khê đã viết bài thơ có tính hiện thực. Gia cảnh của ông cũng đang rất khốn cùng, nhưng trên hết là sự khắc khoải tinh thần dân nước lao đao. Một bộ phận nhỏ trong thơ ông, nhất là ở đơn vị câu lại rất có hơi hướng thơ và cách mạng, kêu gọi đấu tranh, kêu gọi sự hy sinh và kiên nhẫn. Bài thơ đã in trên Phổ thông bán nguyệt san. Khuynh hướng đấu tranh thể hiện khá rõ:

Nếu muốn trốn chiến tranh Chỉ có tự gông trói

Toàn dân làm tù binh Chiến sự tất phải có Vũ công tất phải thành Còn phải trải ngày tháng Chịu gắng đại hy sinh

Là người làm văn chương nhưng Trúc Khê rất tiến bộ, ông không cho rằng chỉ dùng văn mà thay đổi thế cuộc. Ông đã nồng nhiệt đón chào cách mạng dân tộc. Ông chỉ tiếc nuối vì sự suy kém của sức lực khiến không thể tham gia thực hiện những điều ông mong muốn:

Chúng ta ở phía trước Có chí mà không thành Điều kiện chẳng đầy đủ Cam chịu bất tài danh Vận này cơn gió thuận Mừng rỡ khôn dung hình Chỉ tiếc tuổi suy kém Tùy lực góp đỉnh đinh Hậu phương đành lẽo đẽo Trông theo cuộc đấu tranh

Cái ý thức lo phận nước luôn canh cánh bên nỗi lo riêng. Khi nói về kiếp phận nghiên mực, Trúc Khê không ngại bộc lộ rằng chính vì hiểu biết mà đa lo, hiểu biết gặp thời khó mà lòng như trăm mối tớ vò. Sự khao khát bứt phá, góp công vào nước non luôn thôi thúc. Chính vì vậy mà khi chưa làm được điều gì đáng kể, nhà văn đã vô cùng trăn trở, thậm chí ước kiếp sau không làm người nữa:

Làm kiếp chim bằng ta tự do, Trời nam, bể bắc rộng khôn đo. Dặm khơi chín vạn bay tung cánh, Trút sạch trần gian trăm mối lo.”

(Kiếp học trò)

Bên cạnh kết cấu lặp vòng rất bác học thì các ngôn từ được sử dụng trong bài thơ này mang đậm tính dân gian. Đó là cách đặt vấn đề theo lối bắt đầu của dân gian “Trời bắt sinh ra”…, hay cách dùng quán ngữ dân gian “trăm mối rối như vò” , “trăm mối lo”.

Đọc một bài thơ làm vào thời gian gần cuối đời của Trúc Khê mới thấy rõ những nỗi niềm của ông. Đó là lúc ông chạy tản cư ở Trại Ro (Quốc Oai). Ông sống trong mong ngóng và khắc khoải:

Ngày ngày buồn ủ ê Cây xanh mờ kẻ chợ Mây trắng khuất non quê Canh mục chí chưa quyết Chiến tranh tin chẳng về

Vẫn những vần thơ ngũ ngôn với các cách đối từ, đối nghĩa tạo âm hưởng cổ điển nhưng ý thơ thì hiện đại và đầy khắc khoải. Văn nhân muốn dốc lòng vì dân, vì nước mà đành bó tay. Khi buộc phải dừng chân tại vùng quê tránh loạn, lòng ông bất an vô chừng. Phải hiểu tâm ý của người cầm bút ấy mới thấu rõ. Một người khảo cứu biết bao trang văn mang hùng khí từ các anh hùng dân tộc, người đắm hồn trong bao trang sử nước nhà, mà bỗng chốc bước vào “đời canh mục” khó có thể yên trí, toàn tâm. Cho dù phải lo vợ, lo con nhưng người cầm bút đâu dễ gì buông trí, yên lòng cầm cày cuốc. Thế nên nghe mà thấu cái đau của Trúc Khê: Canh mục chí chưa quyết/ Chiến tranh tin chẳng về. Ông hẳn rất mong thế thời biến chuyển để không phải bó tay, riêng miền trong ngơ ngác:

Tránh loạn vào Hòa Thạch Chiều chiều bước thẩn thơ Núi Voi chầu lổm ngổm Sông Cấn chảy lờ đờ Nương sắn đỏ từng bãi Lúa chiêm xanh ngập bờ

Trúc Khê khác nào cô lái đò trong thơ của ông: “Đò ngang đưa rước khách/ Cô lái cắm sào chờ.” Đúng là ông đã chờ một chuyến đò ra khỏi tình cảnh ở chốn tản cư để nhập cuộc cùng nhân dân, trong khát vọng lớn. Và hẳn ông đã không thể ngờ chốn tản cư ấy là nơi ông nằm lại giữa “Lúa chiêm xanh ngập bờ”. Và Trúc Khê không chỉ tiếc thời gian để sống mà là để cống hiến cho đời, cái thảng thốt giật mình dưới đây như thể lỡ vận lớn, chứ đâu phải một đôi năm xuân xanh:

Tiếc thay tuổi êm đẹp Qua đi như nước trôi Giật mình nay mới biết

Xuân quanh không đợi người

( Nhớ lại tuổi xanh –tặng chị Thi, người chị họ)

Thật khó tìm trong thơ Trúc Khê cái riêng không mang bóng thế thời. Đến một bài ngỡ rất riêng của gia đình nhà văn mà vẫn chung nỗi niềm đất nước, bài thơ “Cảm tác sinh con giai”:

Việc thế bàn thêm nát ruột người Con từng lận đận tự trong thai Đèo bòng theo mẹ vào sơn cốc Xộc xệch theo cha tới ngục đài Rồng nép bao phen còn đợi vận Hùm nằm mấy độ phải im hơi Vang vang tiếng thét nay vùng dậy Cặp mắt long lanh ngắm cuộc đời.

Có thể đặt vấn đề: Vì vấn vương với thơ cổ trong phong cách thi ca trung đại mà thơ ông có hơi hướng “vô ngã” chăng? Chúng tôi tự trả lời là có lẽ nhưng không chỉ thế. Cái cách hòa riêng vào chung, hòa cũ vào mới vốn là phong cách Trúc Khê rồi.

Trong cả văn nghiệp của Trúc Khê Ngô Văn Triện, có lẽ thơ không phải là mảng đề tài mạnh nhất của ông, nhất là khi cần nếu xét theo đơn vị bài. Tuy nhiên nếu tìm những câu thơ hay thì không hiếm. Và nhất là những câu thơ được coi là hay đó lại rất đậm yếu tố dân gian – dân tộc. Cụ thể như nét mềm mại của dân gian đan xen cũng nét cái nho nhã, thâm sâu theo phong cách trí thức dân tộc:

Cuộc thế ta còn vương lắm nợ Nợ nhà nợ nước nặng hai vai

Cảm hứng tự hào nguồn cội cũng trở đi trở lại trong thơ Trúc Khê. Đây là phần khá thú vị vì có nhiều bài thơ ngời sáng tinh thần với nước, với dân.

Tổ tiên gây dựng biết bao công… Nghiệp cả nối noi nên kinh úy Sao cho khỏi hổ giống Tiên Rồng

Chơi “Sài Sơn” trước cảnh non xanh hương tỏa, Trúc Khê vẫn tâm niệm:

“Nam mô phật vốn từ bi nhỉ Bể khổ xin thương lấy mọi loài”

Trong tập Hồn quê in năm 1928, và trong tập thơ Chợ chiều in năm 1942 ông đã có những bài đầy xao xuyến và nặng gửi gắm:

Xa cách năm hàu nửa, Vườn xưa lại dạo qua Cây không vì vắng chủ Lần lượt vẫn khai hoa

Đó là những câu trích từ bài Thăm vườn cũ. Người ta tỏ lòng cảm khái cho rằng: Cảnh vật thất trí vô tình đến nỗi người chủ yêu hoa rất mực đã đi rồi mà hoa vẫn nở. Trúc Khê làm bài thơ này thanh minh cho hoa rằng cảnh vật hữu tình, không vì người chủ vắng mặt mà quên việc làm hoa thì phải nở.

Đình thụ bất tri nhân khứ tận, Xuân lai hoàn phát cựu thời hoa

Nghĩa là:

Cây sân chẳng biết người đi hết. Xuân đến hoa xưa vẫn nở đều.

Cũng như đóa hoa phải nở, người cầm bút phải say viết, người chồng, người cha phải nuôi vợ con, người nghệ sĩ phải đắm hồn vào vạn vật. Và Trúc Khê bôn ba trong những trách nhiệm mà vẫn nguyên phần tài hoa, thâm sâu. Con người vừa cũ vừa mới là vậy. Không quẳng đi được mối lo nào mà lại thêm bao ràng buộc, thử thách. Làm thơ ca ngợi yêu thương khi lòng khát khao có bạn lòng phải vùi nén, tâm đầu ý hợp chuyện văn chương phải âm

thầm giấu những thương yêu, viết văn ca ngợi trang sử người xưa trong nỗi đau đương thời “muôn dân sống trong treo ngược”. Một con người của hai miền cũ mới, một bậc tài hoa trong giai đoạn lắm anh tài. Trúc Khê là như thế, thơ ông cũng vậy.

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)