Yếu tố dân gian dân tộc trong tiểu thuyết tâm lý

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Trang 82)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Yếu tố dân gian dân tộc trong tiểu thuyết tâm lý

Nhiều ý kiến cho rằng tiểu thuyết lịch sử của Trúc Khê đã thành công nổi trội hơn hẳn tiểu thuyết tâm lý. Đặc biệt với đề tài về yếu tố dân gian – dân tộc thì kết quả sẽ càng nghiêng về các tiểu thuyết lịch sử. Mà theo đó thì vai trò của tiểu thuyết tâm lý với đề tài này hẳn mờ phai. Nhưng không phải vậy. Nhất là với tiểu thuyết Đò chiều, yếu tố cần khai thác lại rất rõ nét. Bởi lẽ không phải là tự truyện nhưng tiểu thuyết này chính là khi chiều sâu tâm lý, tâm hồn nhà văn được bộc lộ rõ nhất. Hư cấu đến đâu rồi cũng quy về một tấm chân tình, một con người giữ lễ và tu thân trong chính tác giả mà thôi. Vắt lòng mình mà viết như thế thì hẳn phải có biết bao nhiêu gửi gắm. Những ý thức về bổn phận trong đời sống xã hội và gia đình đã khơi mở cho nội dung tâm thức dân gian tan vào lối sống của con người đương thời, vốn rất cần khắc sâu trong bản luận văn này.

Hành trình “trưởng thành” của một số thể loại đặc biệt là tiểu thuyết thể hiện qua thị trường sách báo thời đầu thế kỷ XX. Ban đầu, người ta thấy xuất hiện nhiều áng văn xuôi mơi mới. Nó có thể là các thứ du ký như Mạn hạn du , Mười ngày ở Huế, Một tháng ởNam Kỳ… Hoặc là các bài văn xuôi tả tình

như Giọt lệ thu, Linh phương ký… Và đáng kể hơn cả, là các đoản thiên của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn. Cộng với những ảnh hưởng từ dịch thuật những bước tập tành này là cần thiết và sẽ dẫn đến, từ sau Tố Tâm, sự bùng nổ của tiểu thuyết những năm 30, bao gồm các tiểu thuyết Tự lực văn đoàn (Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Tiêu sơn tráng sĩ, Gánh hàng hoa, Bướm trắng), tới tiểu thuyết của các tác giả độc lập khác: Lầm than, Gíông tố, Sốđỏ, Bước đường cùng, Sống nhờ, Những ngày thơ ấu v.v… Thực tế, cũng không phải công việc tập dượt và tiếp nhận ảnh hưởng chỉ bắt đầu là xong ngay, mà nó sẽ kéo dài khá lâu. Nhất là mỗi khi thể tài cần có những bước chuyển, nó lại bắt tay thể nghiệm qua những thể tài kế cận, cũng như lại học theo tiểu thuyết từ nước ngoài để thêm đà và lấy tìm gợi ý. Là người ham đọc, Trúc Khê cũng hòa trong hành trình rộng mở kiến thức của mình để đi vào địa hạt tiểu thuyết tâm lý hiện đại vốn không dễ dàng với nếp Nho phong.

Sau 5 năm bị quản thúc và một thời gian viết sách, báo tại quê nhà (ngoại thành Hà Nội), Trúc Khê lại ra Hà Nội tiếp tục hành trình làm báo - viết văn. Những tiểu thuyết Âu Tây mà ông đọc trong thời gian này tạo nên những thay đổi lớn trong nghệ thuật tiểu thuyết của ông. Năm 1939, tiểu thuyết Nát ngọc được đăng tải trên Phổ thông bán nguyệt san với bút danh mới Cấm Khê để khởi đầu cho một cách viết mới. Nhà văn tâm sự: “Đặt tên mới này vì nay ta bắt đầu viết truyện theo lối văn mới mẻ khác xưa, muốn có cái tên mới để độc giả coi như một nhà văn mới”. Và các tiểu thuyết Hồn về, Tình sử Việt Nam…và thành công nhất là Đò chiều đã ra đời.

Trúc Khê nắm vững yêu cầu của người đọc thời mình là cần nhận thức và hòa cảm vào các cung bậc của tác phẩm, nên ông đã tận dụng thể hiện trong tác phẩm của mình khuôn thước của đạo đức xã hội. Giữa thời mà Vũ Trọng Phụng nhìn ra bao cảnh lố lăng, ngang trái thì Trúc Khê bền bỉ âm thầm tôn vinh đạo lý. Dù cho muốn giữ được đạo lý ấy thì trả giá đắt bởi những đắng cay, chia lìa tình yêu. Nhân vật Lục Hà và Quân đã gặp những thử thách của đạo lý, và Trúc Khê chọn đường cho họ cũng là chỉ lối cho không ít tình

cảnh trái ngang trong đời. Vì thực tế thời đó, đến với tác phẩm văn học, con người muốn được qua cách nhìn cao đẹp trong tâm hồn của nhà văn, giúp mở rộng và nâng cao tâm hồn của mình, hướng về những cái cao đẹp hoàn thiện, biết rung động trước chân lý của thời đại, được bồi dưỡng về tư tưởng, đạo đức, lý tưởng. Cái cách dùng văn để tuyên truyền đạo lý dân tộc của Nho gia được Trúc Khê tiếp nhận. Nhưng nó không phải thuần “Văn dĩ tải đạo” nữa mà tác phẩm đã chứa đựng nhiều day dứt hơn. Bên tình yêu, bên đạo lý được đặt ra nhưng cái quyết định chọn đạo lý không mấy “hiên ngang” lý tính mà đắng đót, khổ đau và quằn quại tâm hồn đã được khắc tả.

Nếu Trăm lạng vàng mang câu chuyện về âm mưu và sự tranh giành quyền lực là bài học còn có ý nghĩa đến hôm nay thì “Đò chiều” cũng là một câu chuyện hay nhắc nhớ về bổn phận và đạo lý trong đời. “Đò chiều” mang tinh thần dân tộc trong cư xử văn hóa, thương yêu lãng mạn và tao nhã. Việc trọng giữ đạo lý, đạo đức trong thời đang trong “gió to sóng lớn” của Âu hóa khiến tác phẩm này rất đáng quý.

Tiểu thuyết là một thể loại thuộc phương thức tự sự, chính vì thế tiểu thuyết khi sơ khởi cũng mang tính chất truyện kể rất nhiều. Ở Việt Nam tiểu thuyết xuất hiện muộn, mặc dù đã có bước đi, đường đi từ thời trung đại, nhưng phải chờ đến những năm 30 của thế kỷ XX, văn học Việt Nam mới xuất hiện những tác phẩm tiểu thuyết với đúng nghĩa thể loại của nó. Khởi đầu vào khoảng những năm hai mươi là những sáng tác văn xuôi bằng truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá học, tiếp đến là những tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách (Tố Tâm -1925), Nguyễn Trọng Thuật (Quả dưa đỏ) và Hồ Biểu Chánh (bao gồm cả tiểu thuyết sáng tác lẫn phóng tác)…, tiểu thuyết Việt Nam đã hình thành và báo hiệu một thời phát triển mới. Cùng phong trào thơ mới, tiểu thuyết 1930-1945 đánh dấu một thời kỳ rực rỡ huy hoàng trong văn học dân tộc. Các nhà tiểu thuyết lãng mạn của nhóm Tự lực văn đoàn như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam đã góp phần đắc lực vào sự hình thành thể loại. Chính họ đã có công lao to lớn trong việc mở đầu tiến

trình hiện đại hóa văn xuôi Việt Nam. Các nhà tiểu thuyết hiện thực với những tên tuổi lớn như Ngô Tất Tố, Nam cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng tiếp tục duy trì sức sáng tạo và đẩy tiểu thuyết phát triển đến đỉnh cao với nhiều tác phẩm hiện thực xuất sắc. Trong hợp lưu ấy Trúc Khê – Ngô Văn Triện ở đâu? Ông là nhà văn lãng mạn hay hiện thực. Tính dân tộc đậm đà, nhiều lưu luyến Hán học có níu ông chảy chậm hơn trong dòng chảy văn chương đang cuốn đổ về phía hiện đại? Xin thưa là có. Những cách tân ở ông là khúc lãng mạn trang nhã trong “Đò chiều”. Chuyến đò duyên chấp chới mãi mới đến bến mộng nhưng đầy lưu luyến nếp cũ. Không phạm quy, không bứt phá nhưng lại đầy day dứt, vấn vít đạo xưa. Góa phụ mãn tang chồng, vẫn không thể theo duyên mới, mà còn nuôi mẹ chồng, bà mẹ qua đời, giữ tiết hạnh trọn cả thời gian để tang. Đến khi ngỡ “đường quang” thì Lục Hà lại còn chờ ý đứa con nhỏ ưng thuận thì mới dám đón nhận tình chung. Nhân vật nữ của Trúc Khê vẫn mang bóng dáng “tam tòng” một cách kín đáo. Nếu so sánh với trước đó hơn một chục năm, thời của Tố Tâm

(năm 1925) thì xem ra Đò chiều cũng chưa tiến hơn được bao xa. Bởi Lục Hà cũng giống “con người trong Tố Tâm, một mặt bị thúc đẩy bởi ý thức nghĩa vụ. Và cuối cùng họ phục tùng ý thức nghĩa vụ đó. Tuy nhiên, bằng nghệ thuật phân tích tâm lý tài tình, nhà văn đã thể hiện được tình huống éo le của một kiểu con người cá nhân trong gia đoạn này. [36; 417]

“Tạng” của Trúc Khê là thế, nhưng ông cũng có được cho mình lượng độc giả nhất định. Với những người còn ngần ngại trước cái mới, không thích sự “Âu hóa” và muốn tránh xô bồ thì văn Trúc Khê là điểm đỗ an toàn cho tư tưởng, tình cảm. Với những người chỉ muốn giữ nếp cũ, dấu xưa thì văn Trúc Khê cũng đã là đổi mới, cách tân. Trong đổi mới nghệ thuật và phá cách về tư tưởng “cởi trói”, Trúc Khê chỉ đứng ở vị trí “vừa vừa” nên ông có một thế không nổi bật nhưng ổn định. Và cũng chưa đành là lặng lẽ. Đắm vào trang tiểu thuyết của ông vẫn thấy rõ “dòng sông lặng là dòng sông sâu”.

Trúc Khê viết tiểu thuyết vào thời kỳ hình thành nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. Trong một vài tác phẩm của ông thấy dấu vết tiến triển từ truyện kể lên tiểu thuyết. Qua cuốn Đò chiều, phẩm chất của tiểu thuyết đã rõ. Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch đã nhận định: “Một yếu tố đáng ghi nhận trong các sáng tác tự sự văn xuôi của giai đoạn giao thời, đã xuất hiện những tiểu thuyết thay đổi toàn bộ cấu hình kết cấu thời gian.” [36; 404]. Theo đó, ở

Đò chiều không chỉ có thời gian truyện kể đơn giản một chiều, tác giả đã để nhân vật nhớ xưa, gợi sau. Tâm lý phản ánh đủ các dòng suy tư, so sánh, trăn trở căng đủ các chiều phán đoán. Nhân vật Quân và Lục Hà đều có bộc lộ suy nghĩ bên trong và biểu hiện bên ngoài phức tạp như chính cuộc đời. Tính cách nhân vật được khắc họa. tình huống, sự kiện đã chặt chẽ hợp lý. Đây là chuyện tình yêu của đôi trai gái Hà Nội khoảng năm 1940-1941, là lúc Hà Nội đã qua thời Âu hóa. Tác giả là người tinh thông Hán học. Y phục thường là áo the, khăn xếp nhưng đã tỏ ra sắc sảo, tinh vi trong việc khám phá nhân vật tân thời. Câu chuyện cảm động, giàu chất thơ và vẫn giữ một chừng mực vốn có của Trúc Khê. Ông không phải là người cổ vũ cho một trường phái cách tân lối sống, cách tân hôn nhân nhưng ông cũng không bảo thủ lý trí. Ông muốn cuộc đời trôi theo thế thuận của tình cảm. Muốn dung hòa tình cảm cá nhân với đạo lý truyền thống. Truyện của ông không nói những mâu thuẫn hiện thực xã hội, ông chỉ nói những mâu thuẫn của lòng người trong địa hạt tình cảm. Sức hấp dẫn trong văn xuôi của Trúc Khê là những khám phá tình cảm. Đọc Trúc Khê cũng giống như đọc Hoàng Ngọc Phách (với Tố Tâm) để thấy lại tâm tình của những lớp tình nhân và cái thời mà người đọc Việt Nam đã lãng đãng lãng mạn… Đò chiều cũng cho thấy cảnh sắc, cung cách sinh hoạt của Hà Nội đầu thế kỷ XX. Trong Đò chiều có những trang miêu tả khá đầy đủ. Mà “miêu tả là một hành vi đối lập với tự sự. Nó là một khoảng dừng của việc kể chuyện và tạo nên một tiết đoạn tương đối tự trị. Nếu như tự sự là tái hiện lại các hành động và biến cố thì miêu tả là tái hiện lại những sự vật, nơi chốn và con người. Miêu tả được tổ chức quanh một hệ quy chiếu phi thời

tính.” [36; 397]. Trong Đò chiều có nhiều đoạn miêu tả như sau đây: “Một lần Lục Hà đến chơi, ngồi mạng chiếc bít tất thủng cho Quân, Quân bắc ghế ngồi một bên ngắm thấy nhan sắc của nàng đẹp quá. Mặt đầy đặn hồng hào, không võ vàng xanh xao như hồi Huyền còn đương ốm và mới chết. Mái tóc đen nhánh búi xễ xuống ở đằng sau gáy. Trên tóc chít vòng dây một chiếc khăn trắng nhỏ nếp. Bàn tay xinh xắn với những ngón nhỏ trắng muốt, tý láy trên chiếc tất lụa màu mỡ gà” [19; 443]. Như vậy, có thể thấy sự đổi mới nhất định của Trúc Khê trong sáng tạo tiểu thuyết. Ông đã để lại dấu ấn tiến bộ của mình trong Đò chiều. Cho dù cũng như với thơ, Trúc Khê không đi sâu vào tiểu thuyết tâm lý.

Theo những nhân chứng là bạn bè và tìm hiểu về đời tư của Trúc Khê thì ông là một con người sống mẫu mực. Vậy nên, những “thăng hoa” tình cảm giả định là để ước mơ đẹp về tình yêu lý tưởng, luyến ái tự do. Ông và nữ sĩ Ngân Giang có mối thiện cảm và tâm tình khó định danh nhưng cả hai đã gìn vàng giữ ngọc theo cách giai nhân tài tử giữ lễ thời xưa. Nguyên mẫu bóng dáng nhân vật nữ sĩ Lục Hà Đò chiều là Ngân Giang và văn sĩ Quân là chính bóng hình và tư tưởng của nhà văn Trúc Khê. Ông để nhân vật Quân chưa vướng bận gia đình cũng là “tự thả mình” trên trang giấy để có thể chủ động ước muốn, hẹn hò trong thương yêu với người bạn gái khả ái đến thế. Đó cũng là lãng mạn nhưng chưa thỏa lòng bạn đọc đang muốn phá khuôn mở cũi tư tưởng cũ. Vậy nên đọc tiểu thuyết tình cảm của Trúc Khê ngỡ đâu như chưa thật “thoát ra”, chưa có mẫu người nổi loạn, bứt phá. Nhưng như đã nói ở trên cái tạng người dễ gì đổi thay. Mỗi cá thể sáng tạo có cách và con đường đi của riêng mình. Từ những bước “trung chuyển” ấy mà văn chương trong khúc hòa đồng chung sẽ được thúc đẩy, mạnh mẽ hơn, bứt phá hơn chăng. Điều thú vị là trong sáng tạo của mình, nhà văn Trúc Khê tuy còn xa lạ với lý thuyết sáng tác tiểu thuyết đã tìm đến sự hư cấu một cách nhuần nhuyễn, mạch lạc. Nó đâu phải chốn núp bóng tình yêu ngoài hôn nhân mà ngược lại, đó là sự chắp cánh hồn yêu sáng tươi để bảo toàn hôn nhân. Điều

đáng nói thêm là ta gặp ở Trúc Khê một nỗi khát khao đến cháy lòng một “hồng nhan tri kỷ” nhưng tuyệt đối không đánh đổi hồng nhan ấy thay vào quan niệm rất “dân tộc” của mình. Cái cách thủy chung ấy là cách thủy chung của giữ nếp, vững đức giữa thời mưa gió văn hóa phương Tây, nhiều phóng túng, tháo bỏ những cũ xưa.

Đặc biệt, trong tiểu thuyết Đò chiều của Trúc Khê [19], nhiều lời nói và tư tưởng mang phong cách của đời sống hiện đại đã được thể hiện. Không còn những câu văn dài và biền ngẫu, đối xứng nữa. Quan điểm của nhân vật về cuộc sống, về văn chương cũng mạch lạc. Đó là chi tiết nhân vật Quân đã bộc lộ thẳng suy nghĩ của mình khi Xuyến bày tỏ muốn thân hơn để có thể giúp đỡ anh về tiền bạc, Quân nói: “Thiết tưởng dù thân đến đâu nếu có thể tránh, ta cũng nên tránh sự phiền nhau về đường tiền bạc”. Tuyến thời gian trong truyện kể ở đây cũng không còn đơn giản, xuôi chiều mà có sự hồi nhớ. Ấy là khi Quân gặp lại người nữ khả ái đến mê lòng thì được biết đã từng gặp trước đây. Nhớ lại, Quân tự giận vì năm xưa “không biết mắt mình để đâu. Bây giờ thì còn nói năng gì? Người phụ nữ thông minh và xinh đẹp quá mà đã có chồng”.

Những diễn biến tâm lý đắp đổi đa chiều cũng đã xuất hiện nhiều trong tác phẩm này. Qua cách suy nghĩ sống vì tình cảm, tôn vinh tình yêu được nhân vật trăn trở rồi quả quyết rằng nếu không có được người mình yêu, chàng nghĩ: “Cứ sống quạnh vắng như lâu nay thế mà lại tốt, đọc được nhiều và viết được nhiều. Thỉnh thoảng có buồn thì về quê chơi, thăm vườn ao, cây cối”.

Như đã nói ở trên, nhà văn Trúc Khê để nhân vật Quân chưa có gia đình và được tự do trong lựa chọn tình yêu. Nhưng khi những dòng văn đang trào ra ngọn bút thì vẫn còn nguyên đó trong ông nỗi nhớ gia đình, lòng thương vợ, yêu con không thể bớt giảm, không thể giấu giếm. Nhân vật Quân trong lúc buồn nản tình ngang trái thì lại nhớ đến “cô em Bội Lan của mình sinh được mấy đứa cháu thật kháu”. Cô em gái đó chính là bà Trúc Khê (bà Đỗ Thị Lộc) mà nhà văn thường gọi trìu mến là Lan Khanh. Nhà văn kể ra tên những

đứa con của mình cho đỡ nhớ, vì dù chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đầy mười

Một phần của tài liệu Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)