Hoạt động của thƣơng nhân An hở Đàng Trong thế kỷ XVII X

Một phần của tài liệu Hoạt động thương mại của người phương Tây ở Đàng Trong thế kỷ XVI- XVIII (Trang 63)

Nhìn chung, thương nhân Hà Lan ở Đàng Trong cũng như ở các vùng khác rất có kinh nghiệm trong ứng xử kinh doanh. Theo C. Maybon “những người Hà Lan ở Đàng Trong cũng như ở những nơi khác chịu biết uốn mình theo hoàn cảnh” [63; tr.35]. Một mặt, họ tìm đủ mọi cách mua chuộc tầng lớp vua chúa và các quan khám tàu thu thuế bằng cách tặng quà biếu, không lấy lại tiền đặt trước. Họ cũng đã tích cực vận động những người môi giới như bà phi, người phiên dịch trong việc tiếp xúc với vua quan. Họ cũng không quản ngại hàng đêm xuống tận từng gia đình thợ dệt để mua tơ đặt hàng dệt. Việc buôn bán ở Đàng Trong gặp nhiều khó khăn nhưng người Hà Lan vẫn kiên trì, nhẫn nại theo đuổi việc buôn bán trong thời gian lâu dài, chịu đựng rất nhiều sự chèn ép của quan lại phong kiến.

2.3. Hoạt động của thƣơng nhân Anh ở Đàng Trong thế kỷ XVII- XVIII XVIII

Trong chiến lược mở rộng thị trường ở khu vực Đông Á, không lâu sau khi Công ty Đông Ấn Anh (EIC) được thành lập, người Anh đã cố gắng thiết lập quan hệ thương mại với Đại Việt mà đầu tiên là Đàng Trong. Năm 1613, Richard Cocks người đứng đầu đại lý của Công ty Đông Ấn Anh mới thiết lập ở Hirado (Nhật Bản) đã cử hai thương gia Tempest Peacock và Walter Carwarden tới Đàng Trong để đặt quan hệ thông thương. Hai thương gia này đến Hội An trên chiếc thuyền của người Nhật tên là Roquan. Họ mang theo một bức thư của vua James I và lễ vật trình lên chúa Nguyễn xin đặt quan hệ giao thương, kèm theo 720 bảng Anh và 1.000 pesos [60; tr.111].

Khi tới Hội An, Carwarden lên bờ mang thư của vua Anh và nhiều tặng phẩm. Ông được đón tiếp nồng hậu và thu xếp bán cho Chúa nhiều tấm dạ

Anh. Thấy sự giao thiệp bắt đầu tốt đẹp, người Anh quyết định tới gặp chúa Nguyễn để lĩnh số tiền bán hàng. Nhưng khi lên bờ, Peacock và người thông ngôn cùng mấy người tùy tùng bị một số người Việt hành hung… Theo các tài liệu đương thời của thương điếm Anh, Peacock bị giết chết và Cawarden biến mất bí ẩn [60; tr.112]. Các nhà sử học về sau như C. Maybon và D.G.E. Hall thì cho rằng chính Cawarden đã bị giết chết và số phận của Peacocks vẫn là một bí ẩn [30; tr.622]. Dù thế nào thì đây cũng là một khởi đầu tệ hại của người Anh ở Đàng Trong, khiến họ không dám đưa thuyền tới buôn bán ở Hội An trong thời gian tiếp theo.

Năm 1617, để tìm hiểu sâu hơn về tình hình thương mại Đàng Trong, đồng thời điều tra thêm về sự mất tích của Peacock và Cawarden, Richard Cocks đã phái Edmond Sayer và William Adam đến Đàng Trong nhưng chuyến đi này không thu được kết quả gì. Nhà nghiên cứu A. Lamb nói về cuộc hành trình này: xem ra họ không nhận được một đồng nào về số hàng hóa do Cawarden và Peacocks mang đi năm 1613 và cả về số hàng hóa do chính họ mang theo. Thực vậy, Adams nói là cuộc hành trình của ông tới Đàng Trong là một tổn thất, trị giá ít nhất là 800 taels [60; tr.112].

Thị trường Đàng Trong lôi cuốn thương nhân Anh bởi mặt hàng tơ lụa. Richard Cocks viết: “hàng năm số tơ được đưa đến Đàng Trong từ Trung Hoa chắc chắn gấp hai lần số tơ ở cả ba nơi cộng lại là Bantam, Pattania, Xiêm và không muốn thứ vải nào khác” [60; tr.111]. Hơn 100 năm sau, năm 1764, viên chỉ huy tàu Pecock là Bolofin đến mua hàng ở Hội An cũng có nhận xét cho rằng dân ở đây đa số mặc đồ tơ lụa “do đó có thể luận ra rằng trong xứ

sản xuất ra nhiều tơ lụa” [93; tr.115]. Nếu như người Bồ Đào Nha, Hà Lan,

Trung Quốc mua tơ là chính sau đó bán sang Nhật Bản thì người Anh mua vải lụa nhiều nhất. Họ không những mua hàng dệt bằng tơ mà còn có ý định muốn đặt thợ dệt Đàng Trong dệt theo mẫu của họ. Tuy nhiên, những thợ dệt

người Việt không chịu dệt lụa theo mẫu gửi từ nước Anh sang. Các hàng dệt bằng tơ của Đàng Trong được mua đem ra ngoài gồm: lụa vàng, lụa hoa, lĩnh, sa the, lượt là… [93; tr.116].

Một mặt hàng khác cũng được thương nhân Anh và thương nhân nước ngoài khác rất ưa chuộng là vàng. Theo lệ họ Nguyễn, những vùng có nhiều vàng trong các tỉnh Thuận Hóa và Quảng Nam phải tập hợp lại thành hộ gọi là hộ vàng. Mỗi người trong hộ vàng mỗi năm phải nộp 3 đồng hay 2 đồng vàng sống. Trong ký sự của Bênin Vase (1671) nói tới Đàng Trong có rất nhiều vàng cát, có cả những vàng cục to bằng những hạt dẻ và rất tinh khiết [93; tr.118]. Chapman cũng công nhận là vàng lấy ở mỏ Đàng Trong là một thứ vàng gần như nguyên chất. Vàng có thể mua được nhiều như thế và cũng bán được lãi rất nhiều. Vàng đó được chở đi trên những chuyến tàu đến thu mua vào khoảng tháng năm và bán ngay ở Quảng Đông đem lại 100% lãi. Đó là nguyên nhân mà người Anh rất chú ý đến mua vàng đem đi. “Những thổ dân miền núi mang rất nhiều vàng cát để đổi lấy gạo, vải và sắt. Cũng chính họ đã kiếm ra hương kỳ nam và trầm hương cùng một số sáp ong, mật ong và ngà voi” [93; tr.162].

Ngoài ra, ở Đàng Trong còn có nhiều mặt hàng của Trung Quốc và Ấn Độ mà người Anh rất ưa thích như vải bông Ấn Độ, gỗ đàn hương, bạc đúc, bạc nén… Trong số những hàng hóa mang đến Đàng Trong, người Anh cũng muốn đáp ứng nhu cầu của các chúa Nguyễn. Edward Saris, người cùng đi với William Adams trong thập niên 1610 khẳng định rằng: “nhà vua rất muốn có súng lớn bằng đồng thau và nếu chúng ta có thể đem đến cho người một khẩu demi couluren (khẩu pháo có nòng khoảng 4,5 inches) hoặc một khẩu sacker (nhỏ hơn khẩu demi couluren) được sử dụng trên tàu) chúng ta không phải trả thuế nữa” [60; tr.127]. Điều này cho thấy rằng, người Anh khá nhanh nhẹn trong việc buôn bán với Đàng Trong, đồng thời phản ánh thực tế ngoại

thương lúc bấy giờ là người ngoại quốc đến buôn bán ở Đàng Trong phải trả một số thuế trong khi những khách viếng thăm có mang quà đặc biệt thì được miễn.

Mặc cho sự khởi đầu khó khăn tại Đàng Trong, người Anh vẫn không nản chí. Tháng 4 năm 1621, ngay trước khi EIC quyết định từ bỏ thương điếm Hirado, Richard Cocks vẫn cố gắng liên lạc với Hội An. Sau đó, từ Hirado, công ty Anh nhiều lần phái tàu sang Đài Loan, đảo Bành Hồ và Đàng Ngoài để toan tính việc buôn bán nhưng đều thất bại vì bị người Hà Lan tìm cách để quấy phá. Tuy nhiên, kể từ khi hoạt động của EIC xung quanh khu vực bờ biển Trung Quốc bị thu hẹp những năm 1622 - 1623, người Anh đã không dành thêm một nỗ lực nào nhằm giúp cho quan hệ thương mại với Đàng Trong được khai thông.

Năm 1672, Công ty sai William Gyfford và 5 nhân viên đi tàu Zant đến

Đàng Ngoài, dâng thư và phẩm vật của Công ty lên triều đình Lê-Trịnh để xin buôn bán. Gyfford được phép lập thương điếm ở Phố Hiến. Tuy nhiên, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, phần lớn vì bấy giờ ở châu Âu, chiến tranh giữa người Anh và người Hà Lan tái diễn; cuộc xung đột Anh – Hà Lan ở phương Đông ngăn trở sự đi lại và sự tiếp vận hàng hóa của tàu Anh [87; tr.53]. Năm 1683, người Anh được dời thương quán lên Kẻ Chợ (Thăng Long) nhưng ở đây việc buôn bán cũng không phát triển được vì nhiều lý do: sự quản lý yếu kém, sự bất hòa giữa các nhân viên, những âm mưu gây thiệt hại của người Bồ Đào Nha, người Hà Lan, kèm theo đó là sự nhũng nhiễu của quan lại Đàng Ngoài. Do tình trạng kinh doanh yếu kém ở Đàng Ngoài, năm 1697 người Anh đóng cửa thương điếm Kẻ Chợ.

Mặc dù vậy, người Anh tỏ ra rất kiên nhẫn trong việc tìm ra một thị trường cung cấp tơ lụa tại miền Đông Ấn. Khi thương mại Đàng Ngoài tỏ rõ sự sút kém trong những năm 1680, việc buôn bán trực tiếp giữa các nước

châu Âu nói chung, EIC nói riêng với Trung Quốc cũng bị gián đoạn. Triều đình Mãn Thanh thi hành chính sách đóng cửa tương đối nghiêm ngặt vì sợ người Trung Quốc liên kết với phương Tây chống lại tân triều và quân Trịnh Thành Công từ Đài Loan kéo về tấn công đại lục. Trong bối cảnh đó, Hội đồng Anh ở Madras cử Thomas Bowyear tới Đàng Trong vào năm 1695 với hy vọng tìm kiếm thị trường cung cấp tơ lụa thay thế.

Ngày 18 tháng 8 năm 1695, con tàu Delphin thả neo ngoài khơi Cù Lao

Chàm, trên tàu có viên thương nhân Thomas Bowyear, mang theo một bức thư của Nathaniel Higginson – Toàn quyền của nước Anh tại miền duyên hải Coromandel, vịnh Bengale, Sumatra và vùng Nam Hải - gửi tới “Ngài vương công xứ Đàng Trong đại lừng danh và hùng cường”. Bức thư này nhân danh Công ty xin họ Nguyễn cho phép bán những hàng hóa do tàu Delphin chở tới

và mua những sản phẩm trong nước. Thư kết thúc bằng một lời cam đoan: “Tại khắp mọi nơi trên miền đất Ấn Độ mà người Anh đã từng đặt mối quan hệ buôn bán, ai nấy đều biết rằng họ cư xử công bằng và sinh sống yên bình, không tìm cách chiếm cứ đất đai mà chỉ nhằm điều hành công việc của họ, làm sao đem lại lợi ích lớn nhất cho xứ sở họ tới buôn bán” [63; tr.46]. Công ty hứa hẹn sẽ cử thêm một chuyến tàu tới vào năm sau.

Tại Đàng Trong, Bowyear được trao trách nhiệm tìm hiểu khả năng mở ra mối quan hệ với xứ này. Những chỉ thị nói rằng, Toàn quyền Higginson muốn ông xin nhà vua cấp cho một danh mục các loại hàng, số lượng cùng giá cả các hàng hóa đã mua và bán. Nếu việc buôn bán thuận lợi thì họ sẽ thành lập một thương điếm, miễn là nhà vua thuận ý ban cho những đặc quyền như Công ty đã được hưởng ở các các nước khác bao gồm:

2. Trưởng thương điếm được quyền xét xử mọi trường hợp liên quan tới người Anh và những trường hợp liên quan tới những mắc mớ giữa người Anh và người bản xứ.

3. Trưởng thương điếm được quyền xử phạt những người làm tạp dịch và hầu hạ (trả theo mức lương thông thường trong nước) khi họ mắc lỗi.

4. Được quyền tự do nhập, xuất khẩu hàng hóa mà không phải chịu thuế hải quan.

5. Nhượng cho một khoảng đất trên bờ một con sông hoặc một hòn đảo, có thể xây dựng một bến cảng nơi có thể đóng tàu hay chữa tàu.

6. Những tàu bè bị dạt vào bờ biển sẽ không bị tịch thu; đoàn thủy thủ cùng hàng hóa phải được người bản xứ tham gia cứu hộ và sẽ được trao cho thương điếm.

7. Quyền được chuyển vận miễn thuế những hàng hóa đem vào thương điếm hoặc từ thương điếm mang ra và đối với nhân viên thương điếm, họ được quyền đi lại mà không bị bạo hành [63; tr.47].

Những chỉ thị riêng của Hội đồng Madras gửi cho Bowyear chứa đựng những lời căn dặn khác: ông phải điều tra về các tên và tước vị của nhà vua, hoàng gia và những quan chức chính, những người được vua sùng ái (nữ hay nam), về cách thức cai trị và nhất là những điều có liên quan đến việc buôn bán với người nước ngoài như các quy định về thuế hải quan, tình hình quan hệ (chiến hoặc hòa) của Đàng Trong với Đàng Ngoài, Xiêm và Cao Miên; về khả năng đặt liên hệ buôn bán với Nhật Bản; về tầm quan trọng của số vốn đầu tư vào thương mại; con số tàu bè qua lại hàng năm, các loại hàng hóa; khả năng nhập dạ của nước Anh vào Nhật Bản bằng thuyền mành của người Đàng Trong; giá cả các loại hàng hóa sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu; về nền thương mại của người Hà Lan đã có hoặc đang có ở Đàng Trong và thái độ của nhà vua đối với họ. Bản chỉ thị kết thúc bằng lời căn dặn: “Ông có

nhiệm vụ hoàn tất một hiệp định với nhà vua mà chỉ được đề xuất và nhận những lời đề nghị” [63; tr.47-48]. Những nội dung mà Bowyear đề nghị cho chúng ta thấy sự thận trọng của người Anh. Có lẽ người Anh đã phải trải qua những hoạt động kinh doanh không may mắn ở Đàng Ngoài nên họ muốn được đảm bảo sẽ không bị thua thiệt và gặp phải những điều không ưng ý ở Đàng Trong.

Ngay từ ngày 20 tháng 8, nhận thấy có nhiều ngư dân không dám tiến đến gần tàu Delphin, Bowyear cử người được ủy nhiệm lên bộ. Ngày 22, một viên thương nhân Anh đích thân khởi hành đi Hội An. Ông liên hệ với các nhà chức trách bản xứ, trao cho họ bức thư gửi lên nhà vua. Tàu được dẫn vào cảng và bỏ neo ở trước trạm quan thuế. Các quan tàu vụ xuất hiện, tiến hành mọi thủ tục; khám xét hàng chở trên tàu, thu thập các mẫu để đệ trình lên triều đình. Ngày 4 tháng 10, phái viên của Higginson rời Hội An và đi Huế theo đường bộ, tới đó vào ngày 9 tháng 10.

Lúc đó, Minh Vương đang đi du ngoạn và đã ban lệnh cấm không được đưa lên ngài một tấu trình nào nên Bowyear không gặp được nhà vua mà dùng thời gian vào việc thu xếp với các quan tàu vụ. Ông cho dịch những lời đề nghị của mình sang tiếng Bồ Đào Nha, rồi từ tiếng Bồ Đào Nha sang tiếng An Nam. Bowyear lấy làm vui mừng khi được biết rằng trong đó không có khoản nào nhà vua không thể chấp nhận cả.

Cuối cùng, vào ngày 2 tháng 11, Bowyear được viên quan tàu vụ thứ hai dẫn tới cung điện và được vào chầu vua. Tặng phẩm được dâng lên, nhà chúa ngỏ ý cảm ơn và cuộc tiếp kiến kết thúc tốt đẹp. Trở về cư xá của mình, Bowyear nhận được của Minh vương gửi biếu 10 nghìn đồng tiền kẽm, một con lợn, hai bao gạo, hai chum cá muối và hai vò rượu. Chúa Nguyễn đã rất chậm trễ trong việc giải quyết công việc liên quan tới người Anh. Phải đợi đến bảy tuần sau buổi vào chầu đầu tiên, ngày 27 tháng 12, Bowyear mới

được trình bày trước Minh Vương những thỉnh cầu của công ty Anh. Chúa trả lời rằng, khi nào công ty lập các thương điếm thì những lời thỉnh cầu ấy sẽ được xem xét. Nhà vua cho Bowyear lựa chọn một khu đất ưng ý để lập thương quán ngay lập tức. Sau đó, chúa ra lệnh dẫn viên mại biện đi xem các cỗ thần công đặt bên trong khu cung điện để xem công ty liệu có thể cung cấp những súng như vậy không. Đó là những cỗ thần công bắn đạn nặng từ 7 đến 8 livre [63; tr.49]. Minh Vương truyền lệnh rằng các hàng hóa lựa chọn cho ngài dùng sẽ trả bằng vàng như Bowyear mong muốn. Nhưng việc thanh toán theo một tỷ giá quá chênh lệch làm cho viên mại biện phải có lời khiếu nại và nhà chúa yêu cầu đưa thêm hai thỏi vàng. Nhà vua cho người đánh chiêng lên và bố cáo cho những người mua hàng hóa của Anh biết rằng nếu ai không trả xong nợ thì sẽ bị mất mối buôn bán.

Ngày 17 tháng 2 năm 1696, Bowyear đi Hội An mang theo một bức thư và tặng phẩm (một cân trầm hương, vàng, 300 tấm lụa và gỗ quý) của chúa gửi cho Higginson. Lời lẽ trong thư cho thấy hảo tâm của chúa Nguyễn và hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho việc giao thương giữa hai bên. Nhưng Bowyear ngạc nhiên và khó chịu khi thấy công việc của mình bị rối tung. Người ta đã gạt bỏ một số hàng hóa, một số mặt hàng khác phải mang đi bán hạ giá. Người Nhật hài lòng về việc làm cho thanh toán bị rắc rối, đã thông đồng với quan tào vụ đem ra chia nhau những hàng hóa bị triều đình trả lại. Bowyear cố gắng hết sức mình để chấn chỉnh lại tình trạng này, thu mua lại những hàng hóa ế nhưng kết quả đạt được chẳng là bao [45; tr.435].

Ngày 24 tháng 3 năm 1696, sau khi đã chuyển lên tàu tất cả những gì thu

Một phần của tài liệu Hoạt động thương mại của người phương Tây ở Đàng Trong thế kỷ XVI- XVIII (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)