Ngƣời Bồ Đào Nha ở Đàng Trong thế kỷ XVI-

Một phần của tài liệu Hoạt động thương mại của người phương Tây ở Đàng Trong thế kỷ XVI- XVIII (Trang 40)

Bồ Đào Nha là một trong những nước châu Âu có nền hàng hải phát triển sớm và mạnh. Sau các phát kiến địa lý, đến thế kỷ XVI, người Bồ Đào Nha đã giữ được quyền bá chủ trên thương trường ở Ấn Độ Dương và miền tây Thái Bình Dương. Năm 1536, người Bồ Đào Nha chiếm Ma Cao thành lập căn cứ buôn bán trên đất Trung Quốc. Từ trung tâm truyền giáo và căn cứ thương mại Ma Cao, các thương nhân đã tìm đến và buôn bán ở Hội An với tư cách những người phương Tây đầu tiên: “Người Bồ Đào Nha cậy có một nền hàng hải khỏe vào bậc nhất và hung hăng đến chiếm đất đai để buôn bán” [93, tr.70]. Họ là những lái buôn phương Tây đến Đàng Trong sớm nhất và rời khỏi Đàng Trong muộn nhất.

Mục tiêu của người Bồ Đào Nha khi tiến sang phương Đông trong đó có Đại Việt có thể được mô phỏng một cách hình tượng: “hạt tiêu và linh hồn”. Hai mục tiêu là thương mại và truyền giáo luôn song hành trong hoạt động của người Bồ Đào Nha ở phương Đông. Đây là cơ sở tạo nên thành công bước đầu của Bồ Đào Nha trong quá trình xâm nhập vào thị trường Đàng Trong. Trên thực tế, các thương nhân Bồ Đào Nha đã được sự trợ giúp có hiệu quả của các giáo sĩ Dòng Tên – những người đang nóng lòng muốn mang lời truyền của kinh Phúc âm đi giảng ở những vùng đất xa xôi, ngoài phạm vi châu Âu. Trên các thuyền buôn đầu tiên đến Đàng Trong đều có mặt giáo sĩ và nhờ các giáo sỹ làm mối lái, các thuyền đậu ở cảng Hội An mua các thứ hàng tơ lụa, đường, kỳ nam, trầm hương... [62; tr.3].

P.Y. Manguin cho rằng, năm 1516, Bồ Đào Nha đã đến cảng Champa và năm 1523 đã chính thức cử thuyền đến Chiêm cảng. Nhưng theo A. Lamb,

quan hệ này không được duy trì một cách thường xuyên. Người phương Tây đầu tiên đến vùng đất Thuận Quảng có lẽ là Duarte Coelho vào năm 1523. Trước khi rời Quảng Nam, ông đã tạc lên núi đá Cù Lao Chàm một hình thánh giá lớn, có ghi niên hiệu và danh tính của mình [38; tr.31]. Hơn 10 năm sau, Antonio de Faria đưa tàu Albuquerque đến vùng vịnh Đà Nẵng và bỏ neo tại đó. Ông đã quan sát phố xá và sự nhộn nhịp ghe thuyền của vùng cảng này [72; tr.201]. Từ đây, nhà hàng hải Bồ Đào Nha chú ý ngay tới Hội An, coi đó là một trung tâm mậu dịch mà người Bồ phải quan tâm tới giống như Goa hay Mallacca. Theo quan sát của người Bồ Đào Nha, Hội An “có đến hàng mấy trăm loại hàng được trưng bày ở chợ đến độ người ta không thể kể hết tên được” [27, tr.35]. Từ đó, một số thương thuyền Bồ Đào Nha đã đến Faifo và từ năm 1540 thì cập bến thường xuyên tại thương cảng này. Đến năm 1584, đã có một số người Bồ Đào Nha sinh sống ở Đàng Trong [62; tr.186].

Trên cơ sở của quan hệ bước đầu, năm 1613, thương nhân người Bồ Đào Nha Ferdinand da Costa đến yết kiến Nguyễn Phúc Nguyên ở Dinh Cát. Trong dịp này, chúa Sãi muốn mời Bồ Đào Nha đến Đàng Trong buôn bán. Khi trở về Ma Cao, ông đã đến gặp các cha bề trên, trình bày những hy vọng đầy phấn khởi của một cuộc truyền giáo ở xứ Đàng Trong. Ông không quên nhấn mạnh về tính dễ dãi của người dân xứ Nam “họ xử đãi tử tế, nhã nhặn với tất cả các ngoại kiều đến buôn bán ở đó, để ai nấy đều được tự do theo lối sống riêng của nước mình”. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã ủy nhiệm cho ông khi về Ma Cao tìm cách dẫn dụ các thừa sai đến ở xứ Đàng Trong. Ferdinand Costa yêu cầu các cha đừng từ chối đề nghị chính đáng đó và tận dụng thời cơ thuận tiện để làm ích cho giáo hội [56, tr.32].

Đầu thế kỷ XVII, người Bồ Đào Nha và người Nhật là hai cộng đồng thương gia nước ngoài chủ yếu ở Đàng Trong: “cho đến nay người Bồ chỉ buôn bán với xứ này, các cha dòng chúng tôi cũng chỉ hoạt động ở xứ này để

thiết lập đạo Kitô” [5, tr.12]. Ngay từ đầu, hoạt động thương mại của các thương nhân đã có sự gắn kết chặt chẽ với các hoạt động của các giáo sĩ Dòng Tên. Hàng năm thuyền của Bồ Đào Nha từ Ma Cao đến đầu kỳ mậu dịch mang theo các hàng đồ sành, đồ sứ, bạc thoi, diêm sinh, lưu huỳnh, chì, kẽm, vải… Trong số các hàng thu được lãi cao nhất là các hợp kim. Người Bồ mua tơ, gỗ quý, quế đường… chở về Ma Cao hay Malacca.

Việc buôn bán giữa người Bồ và Đàng Trong phụ thuộc khá nhiều vào quan hệ buôn bán giữa Ma Cao và Nhật Bản đầu thế kỷ XVII. Về phía người Bồ, việc buôn bán với Đàng Trong trở nên đặc biệt quan trọng từ năm 1640, khi họ không còn được buôn bán với Nhật và do đó hướng về Đông Nam Á. Về phía họ Nguyễn, việc buôn bán với người Bồ chỉ có ý nghĩa thực sự khi xảy ra cuộc chiến tranh với họ Trịnh bởi vì chúa Nguyễn muốn nhờ người Tây phương giúp đỡ quân sự chống lại miền Bắc [60; tr.106]. Nhu cầu về súng đạn của chúa Nguyễn lớn đến nỗi - dẫn lời của Boxer - “mặc dù, tự thâm tâm, thù ghét việc truyền bá đức tin Kitô giáo trong lãnh thổ của mình, họ Nguyễn cũng ít nhiều nhắm mắt làm ngơ trước sự có mặt của thừa sai công giáo Roma với mục đích là có được súng và đại pháo từ Macao” [98, tr.167]. Xưởng đúc súng ở Macao đã được thiết lập vào chính năm xảy ra cuộc chiến tranh giữa chúa Nguyễn ở Đàng Trong với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và thời gian hoạt động mạnh mẽ nhất gần trùng với thời gian xảy ra cuộc chiến tranh hai bên (1627- 1672). Bởi vì đại bác bằng đồng và thép được đúc tại Macao đã có sẵn tại thị trường ở khắp phía Đông, họ Nguyễn và họ Trịnh rất có thể đã là hai khách hàng lớn, nếu không nói là lớn nhất của xưởng đúc súng này.

Trên thực tế, người Bồ Đào Nha đã giúp chúa Nguyễn nhiều về phương diện vũ khí. Một người Bồ Đào Nha, Jean de La Croix, đã giúp chúa Nguyễn xây dựng một xưởng đúc súng đại bác bằng đồng ở gần Phú Xuân (Phường Đúc). Đây là cơ sở đầu tiên để người Bồ có được một vị trí quan trọng trong

việc thiết lập một nền thương mại vững chắc với vương quốc Đàng Trong, sau đó mở rộng ra toàn lãnh thổ Đại Việt [33; tr.53]. Do đó, ngay từ đầu, để có được súng đạn, chúa Nguyễn đã có thái độ khá rộng rãi với người Bồ Đào Nha. Theo C. Borri: “chúa Đàng Trong vẫn tỏ ra yêu thích để cho người Bồ đến buôn bán ở nước ngài một cách lạ lùng” [11, tr.92]. Sự “lạ lùng” này

mặc dù C. Borri không cho biết lý do cũng không giải thích trong ghi chép của mình vẫn cho thấy sự chủ động của chúa Nguyễn cũng như đầu óc thực tế của chúa Nguyễn đối với thương nhân Iberria.

Chúa Nguyễn đã dành cho người Bồ nhiều ưu đãi trong quá trình buôn bán ở Đàng Trong. Chính quyền chúa Nguyễn đã nắm độc quyền việc buôn bán kỳ nam nhưng những người Bồ Đào Nha đã được chúa Nguyễn ban cho một phần thưởng tốt nhất là được phép buôn bán kỳ nam. Trong đó, kỳ nam hương là một thứ dầu quý chỉ có ở một số nơi ở Đông Nam Á và được các thương nhân Bồ Đào Nha ưa chuộng: “Kỳ nam hương màu đen, có dầu và giá 50 cruzados một catty nơi người Bồ Đào Nha trong khi tại chính nơi sản xuất, nó trị giá ngang với bạc, bao nhiêu kỳ nam hương là bấy nhiêu bạc” [60, tr.119]. Sự ưu đãi của chúa Nguyễn đối với người Bồ còn được đẩy lên cao khi giống như với người Hoa và người Nhật, chúa Nguyễn Phúc Nguyên cấp đất cho người Bồ xây dựng khu buôn bán: “Đã mấy lần Ngài cho họ ba hay bốn địa điểm phì nhiêu nhất, phong phú nhất trong vùng hải cảng Đà Nẵng để họ xây cất một thành phố với tất cả những gì cần thiết, cũng như người Tàu và người Nhật đã làm” [11, tr.93]. Mặc cho Borri có thuyết phục, có so sánh với tình hình Trung Quốc nhưng người Bồ không nhận hảo ý của chúa Sãi: “Nếu tôi được phép bày tỏ ý kiến với đức Hoàng đế Kitô giáo về điều này tôi sẽ nói rằng bằng mọi cách nên chỉ thị cho người Bồ Đào Nha chấp nhận niềm ân huệ đó, nên cho xây dựng ở đây một thị trấn càng sớm càng tốt, đó sẽ là một nơi trú ẩn và một nơi phòng thủ kiên cố. Ở đây, một hạm đội có thể được

duy trì để sẵn sàng chống lại người Hà Lan vì tất cả mọi tàu thuyền đi qua về hướng Trung Quốc và Nhật Bản đều nhất thiết phải đi qua vùng vịnh, nằm giữa vùng bờ biển của vương quốc này trong các tỉnh Ranran (Phan Rang) và Pulu Cambi (Quy Nhơn) và bãi đá ngầm Polo Sissis” [46, tr.474]. Việc không thành lập công ty, không đặt thương điếm là một trong những đặc trưng riêng có trong việc buôn bán của người Bồ Đào Nha ở Đại Việt.

Thương nhân Bồ Đào Nha cũng tỏ ra khôn ngoan và khéo léo trong quan hệ với Đàng Trong. Theo các lái buôn nước khác, họ tự nguyện chấp nhận mọi quy định của chúa Nguyễn, “quá phục tùng các tục lệ nước Nam, có lúc tìm cách thuyết phục các chúa ghét bỏ, ruồng rẫy thương nhân Hà Lan”. Ông Poivre kết tội người Bồ Đào Nha là buôn bán theo kiểu Hoa kiều, “chịu cúi mình theo những lề thói trong xứ, biến thành những nô tỳ của những ông lớn…Việc kinh doanh của họ thường bị gián đoạn bởi những sự bất ưng buộc họ phải làm những việc chạy chọt ti tiện và mất thể diện” [63; tr.35].

Thời điểm mở ra các cuộc trao đổi, giao dịch của người Bồ Đào Nha tại Hội An gần trùng với dịp tết Nguyên Đán, khi đó gió mùa Đông Bắc đưa họ từ Ma Cao tới một cách dễ dàng và họ ở lại đây buôn bán, thu gom hàng hóa cho đến mùa gió mùa năm sau. Hàng hóa đem đến bán gồm có: diêm sinh, cánh kiến, đồ sành sứ, hợp kim đồng, kẽm chì… Những hàng hóa thường dùng hàng ngày trong các gia đình cũng được mua nhiều [63; tr.33]. Theo ghi chép của Borri, hàng hóa còn có kim khâu, lược, đồ dùng khác cho phụ nữ: “Một lái buôn Bồ Đào Nha mang từ Macao vào Đàng Trong một hộp kim đầy giá không quá ba chục ducat mà lãi được hơn một ngàn” [60; tr.124]. Những loại hàng này không phải chỉ dành riêng cho giai cấp thống trị mà còn được dùng khá phổ biến trong dân gian. Dân bản xứ có thói quen mang đến những sản phẩm trong xứ như sợi tơ sống và tơ đã chuốt, gỗ tốt đóng đồ đạc, gỗ trầm hương, đường, xạ hương, quế, hồ tiêu, gạo. Theo viên trưởng ký sự Antonio

Bocarro thì “tơ vàng rất tốt và rẻ, một số trầm hương, kỳ nam mặc dù rất hiếm, một số ít benzoin… Tất cả đều là sản phẩm của địa phương và một lượng lớn đồng người Nhật mang đến đây” [60; tr.107]. Công việc giao dịch kéo dài từ tháng 2 đến tháng 9 dương lịch, tức là khoảng sáu hay bảy tháng; khi xong việc các thương nhân ngoại quốc ra đi, mang theo hàng hóa của lượt về thường là yến sào, tơ sống, gỗ quý, quế, đường...

Thương nhân Bồ Đào Nha phải chịu một khoản thuế thương chính cao nhất trong số thương thuyền đến Hội An. Lệ thuế thuyền buôn Ma Cao ở Đàng Trong là đến nộp 4.000 quan, đi nộp 400 quan. Mức thuế này ngang với thuế của thuyền Nhật Bản. Nhưng ở đây chúng ta cần hiểu, thật ra chúa Nguyễn đánh thuế cao không phải muốn hạn chế tàu Bồ Đào Nha và Nhật Bản đến Hội An mà trọng tải hàng hóa các loại thuyền cao hơn các nơi khác đến [26; tr.210]. Theo Manguin, vào những năm 1650- 1651, mỗi năm có khoảng 4-5 tàu Bồ Đào Nha từ Macao đến Đàng Trong. Các thuyền có thể chở tới 300 tấn hàng trị giá 100.000 lạng bạc. So sánh với lệ thuế của chúa Nguyễn đánh vào các tàu buôn khác sẽ thấy chính sách ưu đãi của chính quyền Đàng Trong với người Bồ Đào Nha [98; tr.201].

Hoạt động thương mại mở rộng đến tất cả mọi người: từ vua chúa, quan lại đến thường dân. Phủ chúa thường mua các sản vật của dân gian để trao đổi với thương nhân ngoại quốc lấy hàng hóa. Phủ chúa kiếm được lời rất lớn trong giao dịch, không những chỉ vì các vị đó nhận được những tặng phẩm thật đẹp, lấy cho mình phần quý báu nhất trong số hàng hóa được các tàu chở đến mà còn vì các tàu vào ra cảng đều bị đánh thuế khá nặng. Sau này, theo gương Trung Quốc, một hệ thống đánh thuế buôn bán khác đã được lập ra; nhưng vào thế kỷ XVII, các ghe, thuyền lớn nhỏ, những tàu của châu Âu khi vào các cảng An Nam và rời đi đều phải trả những món thuế khác nhau tùy địa điểm khởi hành và nguồn gốc của những tàu thuyền đó. Theo C. Maybon

“Chúa thấy có lợi trong việc duy trì quan hệ tốt đẹp với người ngoại quốc này, họ có thể giúp ông chống chọi với kẻ địch, “những tặng phẩm của họ tâng bốc lòng hiếu kỳ và tính tham lợi của ngài và việc kinh doanh với họ làm giàu cho nước ngài và nhất là cho kho tàng của ngài” [63, tr.23].

Điều cần nhận thấy ở đây là để thiết lập quan hệ với các nước phương Đông, Bồ Đào Nha đã xây dựng một hệ thống thương điếm nhằm tạo ra một mạng lưới thương mại liên hoàn trong thế kỷ XVI- XVIII. Tuy nhiên, đối với Đại Việt, Bồ Đào Nha không thiết lập hệ thống thương điếm cho nên mọi quan hệ giao lưu buôn bán đều thông qua môi giới trung gian để thu gom hàng hóa hoặc giao dịch. Họ nhờ những người mãi biện - thường là Hoa kiều hay Nhật kiều am hiểu phong tục và biết tiếng Đàng Trong - mua sẵn hàng hóa trước mùa mậu dịch như tơ, đường, hồ tiêu, trầm hương… và trong mùa mậu dịch thì những người mại biện ấy lại đóng vai trò thông ngôn giúp họ giao thiệp với quan lại và nhân dân Đàng Trong.

Các thương nhân Bồ Đào Nha không để lại người thường trực ở Hội An nhưng lại muốn độc quyền buôn bán với Đàng Trong. Theo Maybon, điều này có thể là do người Bồ Đào Nha đã tiến hành buôn bán với tư cách là những thương nhân tự do, không lệ thuộc vào luật lệ hành chính do công ty thương mại áp đặt. Một tư nhân ở Ma Cao hoặc một nhóm người liên quan trực tiếp đến công việc của chính quyền hoặc đến lợi ích của các giáo sĩ, thuê một thuyền buồm lớn chở những hàng hóa thích hợp tới Đại Việt vào đầu mùa đông. Trong thời gian giao dịch, những người được họ ủy quyền có thể ở lại trong những ngôi nhà do các nhà chức trách bản xứ chỉ định hoặc ở nhà những người thông ngôn hoặc có thể sau khi lập ra đoàn truyền giáo (1627) ở với các giáo sĩ Dòng Tên người Bồ Đào Nha. Người Bồ Đào Nha cho rằng những đồng bào làm nghề thông ngôn hay thầy truyền giáo có mặt ở đây sẵn sàng giúp đỡ họ; nếu không phải những nhân viên thực thụ thì ít ra cũng là người môi giới.

Trong một số trường hợp, người thông ngôn đã mang lại cho họ nhiều thuận lợi nhất và không phải tốn chi phí để duy trì một thương điếm [25; tr.51]. Những biện pháp kinh doanh mà người Bồ Đào Nha áp dụng ở Đàng Trong đã đem lại cho họ nguồn lợi nhuận đáng kể. Theo lời cha A. de Rhodes viết vào khoảng năm 1650: “nền thương mại ở Ma Cao từng phồn thịnh và ở đây người Bồ Đào Nha trở nên rất giàu có chỉ sau một thời gian ngắn” [74, tr.59].

Tuy nhiên, việc buôn bán của người Bồ Đào Nha ở Đàng Trong gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của người Hà Lan. Người Hà Lan đã áp đảo ưu thế của người Bồ Đào Nha ở phương Đông và chỉ để họ giữ một căn cứ thương

Một phần của tài liệu Hoạt động thương mại của người phương Tây ở Đàng Trong thế kỷ XVI- XVIII (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)