Ngƣời Hà La nở Đàng Trong thế kỷ XVII-XVIII 1 Những mối liên hệ Việt – Hà nửa đầu thế kỷ

Một phần của tài liệu Hoạt động thương mại của người phương Tây ở Đàng Trong thế kỷ XVI- XVIII (Trang 49)

2.2.1. Những mối liên hệ Việt – Hà nửa đầu thế kỷ XVII

Vào đầu thế kỷ XVII, Hà Lan là một trong những quốc gia hùng mạnh về hàng hải và hải thương ở khu vực Tây Âu. Năm 1602, Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) được thành lập với tiềm lực tài chính mạnh, lại được nhà nước Cộng hòa bảo trợ. Các đoàn thương thuyền của Hà Lan chiếm đến ¾ trong tổng số các thuyền buôn của châu Âu lúc đó. Amsterdam là thương cảng và trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu lúc bấy giờ. Đối với thị trường phương Đông, tuy đến chậm hơn người Bồ Đào Nha một thế kỷ, người Hà Lan đã nhanh chóng vươn lên chiếm ưu thế ở khu vực Đông Á trong thế kỷ XVII, đặt được những căn cứ thương mại vững chắc ở Batavia, Bantam, Malacca (sau năm 1641), Ayutthaya…[93; tr.23]. Từ những địa điểm này, người Hà Lan từng bước thiết lập quan hệ thương mại với Đàng Trong.

Nguyên nhân để các thương nhân Hà Lan tìm đến Đàng Trong là do phải duy trì nền thương mại nội Á, trong đó việc thu mua bạc Nhật là yếu tố quyết định để các thương điếm phương Đông duy trì hoạt động. Dù có nhiều cố gắng nhưng Công ty Đông Ấn Hà Lan có trụ sở chính đóng tại Batavia ở Indonesia vẫn không cung cấp đủ vốn cho thương mại châu Á nên đến đầu thế kỷ XVII, hoạt động trao đổi bạc lấy tơ lụa là trọng tâm trong hoạt động thương mại của các Công ty Đông Ấn châu Âu ở khu vực Viễn Đông. Trước khi người Hà Lan thâm nhập, buôn bán với Đàng Trong thì người Bồ Đào Nha đã triển khai lấy lụa Trung Quốc đổi bạc Nhật. Vì vậy, để có được bạc Nhật cho mạng lưới buôn bán nội Á, Công ty Đông Ấn Hà Lan cần tơ lụa Trung Quốc. Do không thâm nhập được vào thị trường Trung Quốc, Công ty Đông Ấn Hà Lan buộc

phải mua tơ lụa Trung Quốc tại các cảng thị trung chuyển như Hội An [25; tr.53].

Liên hệ đầu tiên của người Hà Lan với Đàng Trong diễn ra trong những năm trước khi thành lập Công ty. Năm 1601, Jacob Corneliz Van Neck đảm nhận sứ mệnh đặt quan hệ thông thương với chúa Nguyễn. Trên đường đi Trung Quốc, hạm đội 6 chiếc tàu đã đậu gần “một khu vịnh xinh xắn” ở bờ biển Đàng Trong để tìm kiếm nước ngọt [86; tr.23]. Cũng trong năm này, nhân viên Jeronimus Wonderaer và Albert Conrliszeoon Ruyll đã bỏ ra năm tháng trời để tạo các mối quan hệ buôn bán và mua hồ tiêu tại Đàng Trong. Họ được một thương gia địa phương đại diện cho Chúa giúp đỡ nơi ăn chốn ở tạm thời. Nhờ cách của những thông dịch viên nữ, Wonderaer đã vào diện kiến chúa Nguyễn Hoàng - người hứa sẽ trừng phạt bất cứ ai gây rối cho người Hà Lan và hứa sẽ tạo điều kiện tối đa cho những thương lượng thương mại. Chúa đón tiếp họ thân mật tại dinh thự ở Sinoa, phía bắc Hội An. Tuy

nhiên, chuyến viếng thăm không thu được kết quả gì cụ thể ngoại trừ những thỏa mãn tò mò về tín ngưỡng và phong tục tập quán, chẳng hạn như chuyện ăn bằng đũa. Suốt 5 tháng, họ đã cố gắng để có thể mua được lụa và hạt tiêu, song thành công quả là ít ỏi. Cuối đợt lưu trú, xung đột còn nổ ra giữa những người Hà Lan và người Đàng Trong [57; tr.20].

Nỗ lực thông thương đầu tiên của Hà Lan với Đàng Trong thất bại nhưng Công ty Đông Ấn Hà Lan về sau vẫn tìm cách thiết lập quan hệ buôn bán với vương quốc họ Nguyễn. Sau khi thương điếm Hirado (Nhật Bản) được thành lập năm 1609, VOC quan tâm nhiều hơn đến lụa Trung Quốc và Đại Việt [86; tr.24]. Tuy nhiên, việc thu mua tơ lụa Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn do những bất ổn ở Trung Quốc cũng như chính sách ngày càng thiếu cởi mở ở cuối triều Minh. Do đó, thương nhân ngoại quốc và người Hà Lan nhắm tới

Hội An, nơi có nhiều tàu thuyền Trung Quốc đến giao dịch, nơi bán tơ lụa và các đặc sản khác của Đàng Trong thời kỳ đó.

Năm 1613, người phụ trách thương điếm Hirado, Hendrik Brouwer cử hai đồng hương Cornelis Claesz Van Toorenburch và Adriaen Conrnelis tới bờ biển Đàng Trong để đặt quan hệ ngoại giao với chúa Nguyễn. Khi vừa đặt chân tới Hội An, họ đã bị lực lượng của người Đàng Trong tấn công. Tài sản của Công ty cũng bị cướp, Van Toorenburch thoát khỏi cuộc tàn sát và được phép trở lại Nhật Bản [57; tr.20]. Do đó, những chiến lược thương mại tiếp theo hướng tới Đàng Trong tiếp tục bị trì hoãn bởi những nguyên nhân khách quan. Bên cạnh đó người Hà Lan ở Đàng Trong còn gặp phải sự thù địch và chống đối của người Bồ Đào Nha như phần trên chúng ta đã đề cập. Nhưng các chúa Nguyễn đã khá khéo léo xử lý mối xung đột này giữa hai cộng đồng thương nhân. Chúa đã sai viết thư cho đại diện VOC ở Ayutthaya, Patani, và Ligor mời họ sang Đàng Trong buôn bán. Trong các năm 1617, 1618, 1624, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã gửi thư cùng quà tặng cho Toàn quyền Hà Lan tại Batavia để mời thương nhân Hà Lan đến giao thương tại Hội An và Đà Nẵng. Tuy nhiên, cân nhắc đến những thất bại trước đó, người Hà Lan tỏ ra lo ngại và trì hoãn việc đến buôn bán với Đàng Trong [63; tr.35].

Đến năm 1632, người Hà Lan mới thực hiện những mối liên hệ thương mại trở lại với Đàng Trong. Trong năm đó một chiếc tàu Bồ Đào Nha chuyên chạy dọc bờ biển bị đắm ở vùng biển Đàng Trong. Tàu này bị tàu Warmond

của Hà Lan đang trên đường đi Đài Loan bắt giữ nhưng trong một cơn bão, hai tàu lạc nhau và chiếc tàu Bồ Đào Nha bị đắm. Lúc đầu, người Hà Lan được đối xử thân thiện nhưng sau đó họ lại bị bắt cùng số hàng hóa bị tịch thu và giải đến Phủ chúa. Họ sẽ bị dẫn sang Campuchia nếu một thương nhân Trung Quốc không đề xuất để họ đến Batavia trên thuyền buồm của ông cùng lời mời viên toàn quyền đến buôn bán với Đàng Trong. Ngày 3/5/1633, tàu cập cảng

Batavia, Toàn quyền và Hội đồng Đông Ấn tỏ ra quan tâm tới việc buôn bán với Đàng Trong vì những sản phẩm cho thương mại Nhật Bản như gỗ đàn hương, hành tỏi các loại hạt, chì, vàng… đều có thể được nhập từ đó [57; tr.21].

Năm 1633, sau khi nhận thấy sự thông thương với Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, VOC theo lời mời trước kia của chúa Nguyễn, cho trang bị hai chiếc tàu sang Hội An, đem một ít chè và tạp hóa sang bán nhưng chủ yếu đem tiền (bạc) sang để mua vàng và tơ. Chúa Nguyễn giao cho viên đầu mục Nhật kiều ở Hội An là Domingos giúp đỡ họ. Tuy nhiên, người Hà Lan lúc bấy giờ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của người Bồ Đào Nha và nhất là của người Nhật Bản. Về tơ lụa thì người Nhật quen giao thiệp với người bản xứ để mua vét hết cả số tơ cũ và tơ mới trước khi tàu buôn ngoại quốc đến. Người Nhật ở Hội An thường cho người đi tìm những nhà trồng dâu nuôi tằm, đặt tiền trước 10 hay 12 lạng bạc để đến mùa bao mua hết sản phẩm. Do không mua được hàng, tàu Hà Lan phải đem một số lớn tiền trở về [3; tr.595]. Sau đó, Paulus Traudenius và viên chức cao cấp Francois Caron- người nói được tiếng Nhật nhận lệnh mang theo số vốn 278.000 guilders tới Đàng Trong để mua vàng và tơ, đồng thời yêu cầu chúa Nguyễn bồi thường những thiệt hại xảy ra trong khoảng thời gian từ 1613 đến 1632. Tiếp đó, Caron sẽ tham gia nhóm 6 chiếc tàu đi Trung Quốc dưới sự chỉ huy của thống đốc Putmans. Sau khi đến vịnh Đà Nẵng (người Hà Lan gọi là Touron), họ được đón bởi người đứng đầu nhóm kiều dân Nhật Bản và một số quan lại, có một thông dịch viên Trung Quốc theo cùng. Caron, phát hiện ra rằng hầu hết lụa và vàng đã bị người Nhật mua hết. Viên trưởng cảng đã đề xuất sẽ giúp đưa quà và những lá thư tới chúa Nguyễn. Mười ngày sau, chúa cho người Hà Lan biết rằng, chúa rất vui vì họ đã đến. Nhà vua cho phép họ kinh doanh và thậm chí có thể xây dựng một thương điếm. Jan Gomersbach, người nói được tiếng Bồ

Đào Nha, và viên trợ lý Daniel Reiniersen ở lại Hội An để tiếp tục việc buôn bán [86; tr.25].

Việc trao đổi hàng hóa thuận lợi nên Batavia quyết định nối lại quan hệ thương mại với Đàng Trong thông qua vai trò của thương điếm Đài Loan. Tháng 10/1633, thương điếm Đài Loan quyết định cử hai tàu tới Hội An. Trên đường đi, tàu đã rơi vào những đợt bão lớn. Tàu Zeeburg thoát nạn, chiếc còn lại bị vỡ khi dạt vào bờ biển phía nam Đà Nẵng mà không thủy thủ nào bị thương. Năm ngày sau, một chiếc tàu Hà Lan khác cũng bị dạt vào bờ và bị chính quyền Đàng Trong tịch thu. Một chiếc tàu không còn khả năng hoạt động và bị bọn cướp biển săn lùng rồi đưa tới Hội An. Vào tháng 1 năm 1634, chiếc thuyền thứ tư của Hà Lan cập cảng Đà Nẵng với một lượng hàng hóa Nhật Bản gồm 172 két tiền sense và 4kg bạc nén trị giá 1.500 guilder [57; tr.21]. Đến

đây, quan hệ thương mại của người Hà Lan với Đàng Trong dường như thuận lợi.

Tuy nhiên, người Hà Lan vẫn vấp phải sự phản đối rất lớn từ người Nhật Bản vốn có ảnh hưởng mạnh mẽ tại triều đình Đàng Trong. Việc làm ăn không thuận lợi và người Hà Lan phải đem về lại Batavia hơn một nửa số vốn mà họ mang đến Đàng Trong. Theo thương nhân trưởng Abraham Duijcker và Adriaan Van Liesvelt, Công ty nên bỏ mục tiêu thương mại với Đàng Trong, nhất là trong bối cảnh nền mậu dịch với người Trung Quốc ở đảo Đài Loan đang hồi sinh trở lại.

Những chuyến tàu sang Hội An dù thất bại song nhờ đó mà VOC đã điều tra được tình hình buôn bán ở Đàng Trong một cách cụ thể hơn. Họ nhận thấy rằng những sản vật bản quốc quan trọng có thể mua được là vàng, sắt và tơ. Thứ vàng tốt 23 hay 24 carrat giá đến 12 lạng bạc, thường là 10 lạng bạc. Sự phân tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài dường như không phải là một mối trở ngại cho việc buôn bán. Nếu Công ty cho tàu ở lại chừng 50, 60 ngày

thì có thể mua nhiều vàng vì tiếng đồn có tàu ngoại quốc ăn vàng sẽ khiến những người ở xa trong nội địa cũng đem vàng đến bán. Sắt thì giá trung bình 8 lạng bạc một tạ. Tơ thì giá từ 100 đến 110 lạng bạc một tạ, khi có tàu Nhật đến thì giá có thể lên đến 200 lạng [3; tr.596].

Đầu năm 1634, Công ty Đông Ấn Hà Lan cử Abraham Duijcker phụ trách một đoàn tàu sang Quảng Nam với nhiệm vụ yêu cầu chúa Nguyễn bồi thường về những hàng hóa và đại bác của hai chiếc tàu Hà Lan bị nạn năm trước và bị chúa Nguyễn chiếm lấy. Duijcker được các viên quan tiếp đãi tử tế, được đến Thuận Hóa yết kiến chúa Thượng. Chúa Thượng tiếp rất niềm nở và chấp nhận cho người Hà Lan mở một thương điếm tại Hội An. Duijcker trình bày việc chiếc tàu Hà Lan Grootenbrook bị đắm ở quần đảo Hoàng Sa

(Paracels), đoàn thủy thủ được người Đàng Trong cứu thoát nhưng số tiền 25.580 real thì bị tịch thu, vậy xin giao hoàn lại số ấy. Chúa trả lời rằng việc ấy xảy ra đời chúa trước, không nên nói đến nữa. Đổi lại, từ nay người Hà Lan được tự do vào buôn bán, khỏi phải nộp thuế. Duijcker buộc phải bằng lòng với những lời lẽ của chúa và hoạt động trao đổi bắt đầu [63; tr.37]. Những hàng hóa mỗi năm có thể bán được là 200 tạ chì, từ 400 đến 500 tấm vải hoa Ấn Độ, ngọc trai lớn; từ 400 đến 500 tạ hồ tiêu bán cho tàu Trung Quốc nếu chở đến được vào đầu mùa gió nồm; tàu Nhật thì mua nhiều long não và vải len, vải xéc của châu Âu [3; tr.598].

VOC cũng đem tiền kim loại đến Đàng Trong vì biết rằng ở đây rất cần các đồng tiền kim loại này. Chúa Nguyễn yêu cầu người Hà Lan mua tất cả các kim loại cũ ở Nhật Bản và chở đến Đàng Trong để chúa đúc súng. Năm 1634, VOC không chở gì khác đến Đàng Trong ngoài tiền kim loại [60; tr.137]. Nhưng vào những ngày đầu, VOC xem ra không mấy hứng thú trong việc buôn bán tiền kim loại ở Đàng Trong vì mức lời rất thấp. Năm 1634, 15.000 đồng tiền kim loại chỉ được lời từ 14 đến 14,5 lạng bạc, vì người Nhật

đã đem đến đây một số lượng bạc lớn. Tuy nhiên, sau năm 1635, người Hà Lan trở nên hăng hái hơn vì tiền kim loại của Nhật được bán tại Đàng Trong với giá 100 - 115 lạng, thậm chí 120 lạng cho một picul. Giá mua ở Nhật

không quá 1 lạng 1 xâu (quan) và người Hà Lan bán tại Đàng Trong với giá 10,56 lạng 1 xâu. Do đó, chẳng lạ gì khi người Hà Lan coi tiền kim loại là “món hàng có lời nhất tại Đàng Trong” [60; tr.138].

Tuy nhiên, việc mua hàng để mang đi gặp nhiều khó khăn. Năm đó tình hình sản xuất tơ lụa ở Đàng Trong rất kém, một là vì chiến sự với Đàng Ngoài vào đúng vụ tơ tằm, hai là vì ở Chân Lạp mất mùa, lúa gạo Chân Lạp không chở đến được, nhân dân Đàng Trong mắc nạn đói, phải bỏ việc nuôi tằm để lo trồng lúa. Đường cũng không mua nhiều; vàng năm ấy cũng hiếm vì có chiến sự, lại bị thương nhân Đàng Ngoài mua gom [3; tr.598].

Thán 7.1636, hai chiếc tàu Hà Lan từ Batavia đến Hội An mang theo bạc nén, chì định đổi lấy vàng tơ những không đạt được kết quả. Đổi lại, người Hà Lan chính thức có thương điếm tại Hội An do Abraham Duijker làm giám đốc. Thương điếm này tạo nhiều thuận lợi trong buôn bán cho người Hà Lan, khiến việc tiêu thụ hàng hóa trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Có thương điếm, người Hà Lan mới có thể đặt hàng, cất hàng thuận lợi, hiểu biết sâu về phong tục, tập quán, tính nết, thị hiếu của khách hàng. Thương điếm cũng là nơi thương nhân trú ngụ khi gặp bão hoặc gió mùa. Thương điếm Hà Lan có một số lao công và một số lính đủ để phục vụ việc buôn bán như khuân vác, vận chuyển hàng hóa đi. Như vậy, người Hà Lan đã không nhờ đến người Việt vì sợ nguy hiểm cho bản thân và không đảm bảo được bí mật kinh doanh. Sáu binh lính có nhiệm vụ trông coi và bảo vệ thương điếm. Chúa cho phép giám đốc thương điếm mỗi khi đi đâu được mang hai tên lính đi hộ vệ, đeo súng chứ không được cầm giáo [93; tr.169]. Những chính sách ưu đãi với VOC

chứng tỏ chúa Nguyễn rất thiện chí muốn thắt chặt hơn nữa quan hệ thương mại với người Hà Lan.

Đúng lúc đó, ở Nhật Bản, Mạc Phủ đã hạ lệnh cấm người Nhật buôn bán với Đông Kinh (tức Đàng Ngoài) nên người Hà Lan chủ trương sang Đàng Ngoài buôn bán để thay thế địa vị của người Nhật ở đó. Tháng 3 năm 1637, tàu Grol do Karel Hartsinck phụ trách từ Nhật Bản đến Đà Nẵng rồi đi ngược ra Đàng Ngoài. Đoàn đã dâng vua Lê hai khẩu đại bác nên được tiếp đãi tử tế và cho phép mở thương điếm ở Hiến Nam. Nhân đó, chúa Trịnh có yêu cầu người Hà Lan giúp Đàng Ngoài trong cuộc chiến tranh với họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Khi tàu ghé vào Đà Nẵng, Duijcker được chúa Thượng trao một bức thư và tặng phẩm là nửa cân trầm hương gửi cho toàn quyền Batavia, trong thư chúa ngỏ ý mong muốn người Hà Lan đến buôn bán ở nước mình. Thư viết: “Thư này của vua nước Quảng Nam gửi vua xứ Jakartre (Batavia). Ta nghĩ rằng khi thông thương với xứ xa lạ, việc ấy phải được vua hai bên thương nghị. Vả lại, khi có thương nhân đến một nước để buôn bán, dân nước ấy ắt lấy làm vui thích. Ta biết rằng trong các nước đến buôn bán ở nước ta, chỉ

Một phần của tài liệu Hoạt động thương mại của người phương Tây ở Đàng Trong thế kỷ XVI- XVIII (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)